Phúc Âm hóa đời sống là gì?
WGPSG -- Dưới đây là bài nói chuyện của Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn giải thích Phúc Âm hoá đời sống là gì cho gần 300 đại diện 40.000 thành viên Gia Đình Phạt Tạ, trong 20 giáo phận (Xem: Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu: Kỷ niệm 15 năm thành lập).
PHÚC ÂM HOÁ ĐỜI SỐNG LÀ GÌ?
1. Giáo Hội, cụ thể là Hội Đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM.VN), kêu gọi mọi tín hữu hãy Phúc Âm hoá đời sống. Vậy Phúc Âm hoá đời sống là gì?
Trong thánh lễ lúc nãy, cha sở chia sẻ Lời Chúa: cha sở đưa ánh sáng Lời Chúa - là ánh sáng chân lý, ánh sáng tình yêu, ánh sáng bình an, ánh sáng của Tin Mừng Chúa Giêsu - vào trong suy nghĩ, trong thực hành, trong việc làm của anh chị em. Khi chia sẻ Lời Chúa như thế là cha sở đang thực hiện việc Phúc Âm hoá đời sống của anh chị em. Cha sở có thể và có nhiệm vụ Phúc Âm hoá đời sống người tín hữu bằng giảng dạy, bằng chia sẻ Tin Mừng và dạy giáo lý.
2. Các tổ chức tín hữu, các đoàn thể trong giáo xứ, trong giáo phận có khả năng và trách nhiệm lo việc Phúc Âm hoá đời sống của mình. Cụ thể, có thể thực hiện hai cách Phúc Âm hoá đời sống của mình:
- Cách thứ nhất: Suy niệm Lời Chúa theo quyển “Gia Đình Sống Lời Chúa” do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm biên tập. Sau giờ kinh tối, gia đình có thể dùng quyển sách này, đọc đoạn Phúc Âm và bài suy niệm Lời Chúa ngắn gọn, đưa vào thực hành trong đời thường.
- Cách thứ hai: Suy gẫm 20 Mầu Nhiệm Mân Côi theo chỉ dẫn của Đức Gioan Phaolô II: Cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm Chúa Giêsu và xin ơn bước đi trên con đường tình yêu của Ngài: Tình Yêu Hoà Nhập (Năm Sự Vui); Tình Yêu Dấn Thân Phục Vụ (Năm Sự Sáng); Tình Yêu Hy Sinh (Năm Sự Thương); Tình Yêu Đổi Mới (Năm Sự Mừng).
3. Các tổ chức tín hữu, đoàn thể, hội đoàn, không những có khả năng Phúc Âm hoá đời sống của mình mà còn có thể đưa ánh sáng Lời Chúa, ánh sáng tình yêu vào trong đời sống người khác trong Giáo hội và xã hội.
Thí dụ: Một giáo xứ có Gia Đình Phạt Tạ trên 20 thành viên. Trong số 20 người đó, có thể có 5, 7 thành viên có khả năng, có điều kiện rộng rãi hơn, liên kết cùng nhau, lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc sức khoẻ cho những ông già, bà già neo đơn, bệnh tật trong giáo xứ. Cũng có thể vận động người ngoài Gia Đình Phạt Tạ liên kết và cùng phục vụ các ông già, bà già đó. Làm như thế chính là đưa ánh sáng tình yêu của Lời Chúa vào trong đời sống người khác trong Giáo hội và xã hội. Đó chính là Phúc Âm hóa đời sống xã hội.
bài liên quan mới nhất
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 26-12-2021 đến 1-1-2022
-
Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Giáng sinh 2021 -
Phái đoàn chính quyền thành phố chúc mừng Giáng Sinh 2021 và năm mới 2022 đến đồng bào Công Giáo -
Thánh lễ Tạ ơn của Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài-Gòn ngày 19.12.2021 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 20-12-2021 đến 25-12-2021 -
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng vụ mừng 50 năm hiện diện (1971-2021) -
70 Tình nguyện viên tu sĩ đến phục vụ tại 4 bệnh viện điều trị covid 19 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C (2021) -
Hội nghị ‘tri ân’ các tôn giáo tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống Covid -
Phái đoàn Nhà Nước chúc mừng Giáng Sinh đồng bào Công giáo Thành phố
bài liên quan đọc nhiều
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giờ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến -
Hướng dẫn xướng tên Giám mục trong Kinh nguyện Thánh Thể -
Tĩnh tâm linh mục liên hạt Gia Định - Thủ Đức - Thủ Thiêm 2019 -
Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn đón Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến từ ngày 20.4.2020 đến 26.4.2020 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 01-8-2020 đến 08-8-2020 -
Khóa Thường huấn Linh mục Sài Gòn 2019 -
Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn: Chương trình Lễ đêm Giáng sinh 2020