Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo "tiêu chí chắc chắn" cho Thần học
Làm thể nào để làm thần học gia trong một thế giới thực chứng?
XBVN – Đức Thánh Cha đương kim nhắc nhớ rằng đức Gioan Phaolô II đã cho Giáo Hội một "tiêu chí chắc chắn" cho các thần học gia trong sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Trả lời cho một linh mục người Châu Phi, Đức Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh rằng có lúc người ta đã đối lập thần học và linh đạo, thậm chí là đức tin của Giáo Hội. Ngài trả lời và cám ơn các thần học gia đã "sống Lời Chúa và được nuôi dưỡng bởi đức tin của Giáo Hội".
Ngài mời gọi các thần học gia "đừng sợ bóng ma của một khía cạnh khoa học". Ngài cho biết ngài đã làm thần học từ năm 1946 và đã thấy trải qua "ba thế hệ" thần học gia. Thế nhưng, những người xem ra "khoa học" nhất thời xưa thì lại tỏ ra là "lỗi thời" hôm nay, thậm chí đôi khi "hầu như nực cười". Đức Thánh Cha khẳng định rằng cần phải "có can đảm bỏ đi dáng vẻ bề ngoài của khoa học" nhưng nghĩ rằng «đức tin lớn lao của Giáo Hội hiện diện trong mọi thời mở ra cho chúng ta lối tiếp cận chân lý».
Đức Thánh Cha cũng đề phòng chống lại cái quan niệm thực chứng về lý trí mà «không phải là lý trí đích thực, nhưng là một lý trí yếu kém, bị giảm thiểu thành chỉ là những sự vật được thực nghiệm, một lý trí thiếu sót». Trái lại, ngài đã khích lệ «dám có một lý trí rộng mở cho sự cao cả của Thiên Chúa», «vượt qua chủ nghĩa thực chứng», để chọn lựa «lý trí rộng lớn và đầy đủ», đừng «chạy theo mọi giả thuyết chốc lát ». Theo Đức Thánh Cha, chính «các thánh» mời là những người phải «định hướng» cho các thần học gia.
Nhất là Đức Thánh Cha một lần nữa đã mời gọi tin tưởng vào Thánh Kinh: «Hãy nghĩ rằng Kinh Thánh là sống động trong cộng đoàn sống động và bảo đảm sự hiện diện của Lời Chúa». Ngài cũng mời gọi tin tưởng vào «quyền giáo huấn của các giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng», «tin tương vào Giáo Hội».
Ngài nhận mạnh rằng một nền đào tạo thần học tốt là cần thiết, chẳng hạn, để đương đầu với nguy hiểm của các giáo phái và cũng cần phải «biết các trào lưu của thời đại chúng ta», để có thể «chứng minh cho đức tin của chúng ta».
Ngài cũng khuyến cáo các linh mục là «những con người phê bình», với tiêu chí của đức tin. Một nền thần học phê bình là cần thiết để «chống lại những khuynh hướng theo ‘mốt’». Trái lại, người ta cần đến một nền thần học «mở ra cho những điều mới mẻ đích thực của Lời Chúa được mạc khải qua mọi thời bao gồm cả trong thời đại của chúng ta». Ngài cũng cho thấy rằng đức Gioan Phaolô II đã mang lại cho Giáo Hội một « tiêu chí chắc chắn » trong sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Theo Anita S. Bourdin, ZENIT
bài liên quan mới nhất
- Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
-
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -
Ngày 21/02: Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ (1007-1072) -
Ngày 17/02: Bảy anh em lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ -
Ngày 14/02: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục -
Ngày 11/02: Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức -
Ngày 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ -
Ngày 08/02: Thánh Giêrônimô Êmilianô -
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo -
Ngày 05/02: Thánh Agata, đồng trinh, tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo -
Bảy sự đau đớn và vui mừng Thánh Giuse -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Ngày 04/08: Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục, bổn mạng các cha sở -
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, tông đồ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 27/08: Thánh nữ Monica -
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh