Sứ điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới

Sứ điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới

Sứ điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới

Những điểm chính trong sứ điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới

Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội được cử hành hàng năm vào ngày 20/5. Tuy nhiên, theo truyền thống các sứ điệp ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội được công bố vào ngày 24/1 lễ kính Thánh Phanxicô đệ Salê, bổn mạng của giới ký giả. Việc công bố trước là để toàn thể Giáo Hội có thời gian suy tư về lĩnh vực quan trọng này.

 Ghi nhận sự gia tăng ảnh hưởng của truyền thông trong một xã hội giờ đây lệ thuộc nặng nề vào việc di chuyển tự do của thông tin, Đức Thánh Cha nhận định: “Thực tại, đối với nhiều người, là những gì mà truyền thông cho là thật”.

 Khả năng đáng kể của truyền thông trong việc hình thành cảm nhận và niềm tin của công chúng đòi hỏi những người Kitô hữu phải đưa ra ảnh hưởng của mình bằng hai cách: giúp con người ngày nay dùng các phương tiện truyền thông cách thông minh, với một ý thức phê bình mạnh mẽ; và thúc đẩy giới truyền thông chịu trách nhiệm thích đáng trước những vấn đề của thế giới.

 Tại các gia đình, trường học và giáo xứ, Đức Thánh Cha nói tiếp: “huấn luyện việc sử dụng thích hợp các phương tiện truyền thông là điều thiết yếu cho sự phát triển văn hoá, đạo đức và tinh thần của trẻ em”. Các bậc làm cha mẹ có trách nhiệm chủ yếu trong vấn đề này và “cần phải được khích lệ và trợ giúp của trường học và giáo xứ để bảo đảm rằng khía cạnh khó khăn nhưng phải được thực hiện đến nơi đến chốn của công việc phụ đạo này được sự nâng đỡ của cộng đoàn rộng lớn hơn”.

 Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nhận định rằng việc sử dụng có trách nhiệm các phương tiện truyền thông là một “thực thi quyền tự do”. Tuy nhiên, quá thường khi, thế giới đương đại hiểu tự do không gì khác hơn là sự phóng túng không kiềm chế “trong sự tìm kiếm không mệt mỏi lạc thú hay những kinh nghiệm mới. Nhưng điều này là một bản án không phải là tự do!”. Tự do thật sự liên quan đến sự chọn lựa cố ý “những gì là thiện hảo, chân thực và đẹp đẽ”.

 Trong khi các bậc cha mẹ giúp con cái họ đạt được sự tự do này, nỗ lực của họ sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu các phương tiện truyền thông tự nó đề cao phẩm giá con người. Thành ra, hoạt động để ảnh hưởng truyền thông theo các đường hướng tích cực có “một ích lợi đặc biệt và ngay cả một tính chất cấp bách” trong thời buổi này. Trong thế giới truyền thông, các nhà truyền thông phải đối diện với “những áp lực tâm lý đặc biệt và những mâu thuẫn về luân lý” nảy sinh từ những áp lực cạnh tranh, cám dỗ thêm mắm dặm muối vào các tường thuật, và đòi hỏi cho sự ly kỳ và giải trí hời hợt. Tính chất “giải trí” cung cấp bởi nhiều phương tiện truyền thông xoay quanh việc đề cao bạo lực, và sự tầm thường hóa tính dục. Những khuynh hướng này tối hậu sẽ dẫn tới “bạo lực, bóc lột, và lạm dụng”.

 Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo truyền thông “bảo vệ thiện ích chung, đề cao sự thật, để bảo vệ phẩm giá cá nhân con người và đề cao sự tôn trọng các nhu cầu của gia đình”.

Nguồn:  VietCatholicNews

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top