Sự hợp tác giữa Vatican - Mỹ đấu tranh chống AIDS

Sự hợp tác giữa Vatican - Mỹ đấu tranh chống AIDS

Hội nghị các nhà tài trợ về việc cứu giúp trẻ em Châu Phi

Bởi Edward Pentin

WGPSG / ZENIT -- Rôma, ngày 15.10.2009, một hội nghị diễn ra tại Rôma đã quy tụ những nhà lãnh đạo thế giới về lĩnh vực HIV/AIDS lại với nhau hội ngghi5 chú trọng đến nhu cầu cấp thiết để cải tiến việc ngăn chặn con đường truyền bệnh từ mẹ sang con.

Hội nghị tìm cách để hợp nhất Giáo Hội và chính phủ Obama thành một liên hiệp hứa hẹn thành công và hiệu quả cao trong việc cứu tính mạng hàng triệu trẻ em.

Hội nghị kéo dài ba ngày do Caritas Quốc tế—một tổ chức gồm 162 tổ chức thành viên (tổ chức nhân đạo của Giáo hội)—và Đại sứ quán Mỹ ở Tòa Thánh cùng đăng cai tổ chức. Cuộc họp sẽ kết thúc vào thứ sáu và nhằm vào việc cải tiến tiến trình xét nghiệm và chữa trị cho trẻ em sống với căn bệnh HIV và đồng nhiễm bệnh lao/HIV.

Hội nghị đã quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, gồm các nhà truyền giáo, các nhân viên chăm sóc sức khỏe, và giám đốc điều hành của UNAIDS (United National AIDS). Cùng tham dự là các đại diện của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức Kế Hoạch Cứu Trợ Khẩn Cấp Các Bệnh Nhân AIDS Của Tổng thống (viết tắt là PEPFAR), tổ chức Y Tế Thế giới WHO và các công ty dược.

Hằng năm, khoảng 370 ngàn trẻ em dưới 15 tuổi bị nhiễm HIV, phần lớn truyền từ mẹ sang con. Khoảng 90% trong số trường hợp lây nhiễm này xảy ra tại Chấu Phi, nơi có 800 trẻ em chết mỗi ngày do căn bệnh này. Đứa trẻ bị nhiễm trong quá trình mẹ mang thai, sinh con hay cho con bú.

 

Bà Lesley-Anne Knight, Tổng Thư ký của Caritas Quốc tế đã phát biểu trong lời mở đầu của bà: “Thế giới lơ là với những đứa trẻ này vì có những biện pháp không đắt tiền và có hiệu quả để ngăn chặn sự lây nhiễm HIV cho trẻ chưa sinh và sơ sinh, nhưng hầu hết những phụ nữ bị dương tính với HIV không biết đến những phương pháp đó, hoặc không thể tiếp cận chúng. Đây là một bi kịch tồi tệ, nhưng cũng là một vụ tai tiếng, vì chúng ta có thể làm điều gì đó về nó.”

Bà Knight nói thêm rằng Việc chẩn đoán tình trạng bệnh nhân và đưa ra những cách chữa trị phù hợp cho trẻ em nhiễm HIV cũng chưa được nỗ lực đủ, 50% trong số này đã chết dưới 2 tuổi.

Vì lý do này, CaritasQuốc tế đã giới thiệu chiến dịch HAART cho trẻ em vào đầu năm nay. Sáng kiến này kêu gọi các nhà sản xuất dược phẩm và dụng cụ chẩn đoán, các chính phủ và các viện nghiên cứu hãy phát triển và cung cấp dược phẩm và các xét nghiệm tốt hơn cho trẻ em,và có thể được dùng ở những khu vực có thu nhập thấp và vùng nông thôn.

Thông tin còn cho biết thêm rằng trọng tâm của nhiều sự ngăn trở chính là việc phổ biến chiến dịch trên. Bác sĩ Giuseppe Profiti, chủ tịch Bệnh viện nhi đồng, liên kết giữaVatican và Bambino Gesu nói: “Vấn đề nhiễm HIV tất nhiên không chỉ là một vấn đề khoa học, nhưng nó là một vấn đề kinh tế-xã hội phức tạp hơn rất nhiều. Đó là vấn đề tái phân phối kiến thức, phương tiện, kết quả, tài nguyên và khoa học nhìn chung […] để bao trùm tất cả mọi người nếu có thể.

Liều thuốc công bình xã hội

Michel Sidibe, giám đốc điều hành tổ chức UNAIDS, cho rằng, trên nguyên tắc, quyền sử dụng y học và tài nguyên thuộc về công bình xã hội. “Nó cũng là việc liên quan đến những nguyên nhân cơ bản của sự bất bình đẳng, xây dựng một hệ thống phân phối ít tốn kém hơn nhưng đến được với đa số những người bất hạnh, thấp cổ bé miệng. Bằng cách trích dẫn lời của Luther King, ông Sidibe lưu ý rằng “khi thế giới thật sự đủ, các nguồn tài nguyên sẽ luôn được tìm thấy.”

Những phương pháp hữu hiệu để đẩy lùi sự lan truyền từ cơ thể mẹ sang con bao gồm việc xét nghiệm HIV và giáo dục các bậc cha mẹ; tư vấn cho những người phụ nữ bị dương tính với HIV để tránh việc mang thai ngoài ý muốn; và ngăn chặn sự truyền virút qua việc sử dụng các thuốc kháng khuẩn và các biện pháp an toàn hơn cho trẻ sơ sinh.

Các diễn giả đều tán thành, nhờ sự ưu việt, Giáo hội đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến rộng rãi việc phòng ngừa này. Tiến sĩ Carl Stecker, là cố vấn kỹ thuật cao cấp về HIV/AIDS với cơ quan/Ban Cứu trợ của tổ chức Công giáo, phát biểu, Giáo Hội thực hiện việc này trên một phạm vi rộng lớn với một lực lượng chuyên biệt các tình nguyện viên nhiệt tâm các làm việc trong lĩnh vực này, và chịu trách nhiệm cho 30% -70% việc chăm sóc sức khỏe trong những nước đang phát triển khác nhau. Ông nói “Đây là những điều chúng ta có thể làm, có thể soi sáng, và thật sự không gây tranh cãi.”

Phần nào khía cạnh không gây tranh cãi này hứa hẹn một sự cộng tác tốt hơn giữa Giáo hội và thành phần công chúng, ngay cả khi một số chính phủ có thể ủng hộ việc phân phối bao cao su như một phần trong chương trình phòng chống HIV/AIDS của họ. Ông Monsignor Robert Vitillo, người đứng đầu những nỗ lực ủng hộ liên quan đến HIV/AIDS trong phái đoàn của Caritas tại Geneva, đã nói: “Có nhiều điểm tương đồng ở đây, nhưng điều đó không hề có nghĩa là bằng cách nào đó, chúng tôi đi lùi/tách khỏi việc quyết tâm ngăn ngừa với
thái độ có trách nhiệm trong hôn nhân. Chúng tôi thực hiện cả hai điều đó.”

Đại sứ Mỹ ở Tòa thánh, Miguel H. Diaz, đón nhận những gì ông thấy là tiềm năng thật sự cho sự cộng tác giữa chính phủ Obama và Giáo hội trong vấn đề này, một phần là do sự thiếu lĩnh vực nơi hai bên mâu thuẫn nhau. Ông nói với ZENIT: “Đây là một ví dụ cụ thể của việc cùng cộng tác với nhau, để chú trọng vào việc chăm sóc trẻ em, và bằng cách làm như vậy chúng ta chú trọng vào việc ngăn ngừa và chữa trị cho trẻ em và những bà mẹ vì những động cơ chung.”

“Tôi đã tranh luận từ ban đầu rằng tôi sẽ trở thành người xây cầu và tôi sẽ cố gắng hết sức có thể để gắn kết các chiều kích tích cực và những phạm vi mà chúng ta có thể cộng tác.” Ông nói rằng đây là một ví dụ, và mặc dù có những bất đồng ý kiến, “chắc chắn có nhiều điều chúng ta có thể làm để cứu giúp trẻ em.”

Việc hợp tác

Theo ông Deborah Birx, giám đốc Chương trình AIDS Toàn cầu của chính phủ liên bang, từ khi Tổng thống Mỹ George W. Bush thành lập tổ chức PEPFAR năm 2003, những phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa lây nhiễm từ mẹ sang con đã phát triển đáng kể trên toàn thế giới. Tổng thống Obama đã dành hơn 65 tỷ đôla cho việc chống AIDS, bệnh lao và bệnh sốt rét trong hơn 6 năm.

Tiến sĩ Antonio Gerbase, của Ban HIV của Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO, tiết lộ rằng ưu tiên của WHO cho năm 2010 và 2011 sẽ là việc chữa trị cho phụ nữ và trẻ em, và ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con. Ông nói: “Cùng với Giáo hội Công giáo và những hợp tác viên khác, chúng tôi muốn thúc đẩy việc này, vì họ tiếp cận những dân cư mà thường khó tiếp cận. Đối với chúng tôi, đây là một sự liên đới có kết quả.”

Nhưng vẫn còn có một con đường dài phải đi, và những phát ngôn viên làm việc trong lĩnh vực này đã đưa ra những ví dụ cơ bản và cụ thể về việc làm thế nào để cải tiến việc hợp tác. Nữ tu Maria Têrêsa Hornemann, là một y tá Dòng Tôi Tớ Truyền giáo của Chúa Thánh Thần, đã chỉ ra rằng việc chữa trị bằng kháng khuẩn quá đắt đối với bệnh nhân. Sơ nói rằng: “Trên nguyên tắc, đó là trách nhiện của chính phủ. Nhưng thường hơn là không như thế, những gì chúng ta nhận được từ chính phủ là sự thờ ơ và từ chối thẳng thừng ngay cả việc nhìn nhận vấn đề.”

Sơ Isabelle Smyth, Hội Truyền giáo Y học của Mẹ Maria nói rằng nguồn lực cũng cần được phân phối cho việc giáo dục những bà mẹ và trẻ em biết cách sử dụng thuốc kháng khuẩn, và cho việc cung cấp thức ăn dinh dưỡng cho những người mắc bệnh HIV/AIDS một khi họ được chữa trị. Sơ nói “Đây là nơi tổ chức PEPFAR, Bill Gates, và những người khác đang đóng góp tiền cần nhận ra rằng bạn cần phải đóng góp một cách toàn diện.”

Để tập trung vào việc phòng ngừa trước khi lây nhiễm, một thành viên khác kêu gọi phải chú trọng hơn nữa vào giáo dục, gieo rắc những giá trị Kitô giáo, và cần phải chú trọng đến nạn buôn người và mối quan hệ tình dục là một “nguyên do to lớn” dẫn đến sự lây lan của bệnh HIV.

Các đại diện của các công ty dược như GlaxoSmithKline, Abbott Laboratories và Eli Lilly và Company đã trình bày về tiến trình mà họ thực hiện các xét nghiệm và sản xuất thuốc tốt hơn, và cách mà họ tiến hành những điều đó hoàn toàn miễn phí hoặc phi lợi nhuận cho những nước nghèo trên thế giới. Nhưng các thành viên của hội nghị cũng nhấn mạnh rằng quá thường xuyên có những loại thuốc không phù hợp cho trẻ em, cũng như không có những thành phần và liều lượng thích hợp.

Trong việc tìm kiếm các giải pháp về các lĩnh vựcvà thông số kỹ thuật,các thành tham dự viên cũng thận trọng để không làm mất đi tầm quan trọng con người trong những cuộc thảo luận. Bà Lesley-Anne Knight nói rằng: “Trong các phân tích sau cùng, chúng ta không xử lý những số liệu thống kê toàn cầu, nhưng với những mạng sống quý báu của từng con người.”

Đại sứ Diaz nói rằng ngay cả khi chỉ một mạng sống được cứu nhờ vào kết quả của cuộc họp này, thì sự hợp tác giữa chính phủ Mỹ và Giáo hội về vấn đề này “đã tạo ra một sự quan trọng.”

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top