Thánh Tổ Phụ I-Nhã
Bị bệnh gan nặng nhưng tâm hồn đầy thanh thản, bình yên, cha thánh I Nhã lìa đời ngày 31 tháng 7 năm 1556 trong căn phòng tĩnh lặng chỉ có chính cha với Thiên Chúa.
Lúc sinh thời, cha I Nhã Loyola tha thiết ước mong đem đến cho mọi người tin mừng về Thiên Chúa và để mọi người nhận biết rằng Thiên Chúa thương con người, đã sai Con Một yêu dấu của Ngài làm người. Tin Mừng về Chúa Kitô bị đóng đinh chết và sống lại để giải thoát, kêu gọi loài người trở về sự thánh thiện nguyên thủy và mời gọi con người sống mãi với Thiên Chúa. Giáo Hội cũng chỉ loan báo tin mừng này, nhưng cha I Nhã, dựa vào kinh nghiệm bản thân, có một phương thế đặc biệt để giúp nhiều người nhận thấy Tin Mừng như một kinh nghiệm bản thân.
Chính cha I Nhã có kinh nghiệm nhận thấy Thiên Chúa một cách sống động, thân tình, không thể nghi ngờ được. Kinh nghiệm của cha I Nhã không phải là hình ảnh Chúa hiện ra, hoặc nước mắt sốt sắng hay là một cảm giác lạ lùng khác mà là kinh nghiệm nhận thấy Thiên Chúa hiện diện một cách yên lặng và thật gần gũi. Một kinh nghiệm khác hẳn với lối suy tư và lý thuyết sâu xa về Thiên Chúa. Cũng khác với lòng hăng hái dấn thân làm việc tông đồ, kinh nghiệm của cha là một sự gặp gỡ giữa chính mình và Thiên Chúa, trong sâu xa thanh tịnh của cõi lòng, nơi chúng ta cảm thấy bình an, vui sướng, tràn đầy sức sống và tình yêu, là kinh nghiệm gặp Thiên Chúa và bắt đầu từ bỏ chính mình để nhường chỗ cho Thánh Ý và Tình Yêu của Ngài.
Trong số các thầy cùng học tại đại học Ba-Lê, có một nhóm nhỏ dấn thân theo cha I Nhã. Năm năm sau, nhóm này thành lập dòng Tên (dòng Chúa Giêsu). Người thanh niên hiệp sĩ, tự ái cao ngạo I Nhã xưa, nay bắt đầu theo chân Thầy, nghèo và khiêm nhường. Dòng của cha I Nhã cũng theo nếp sống nghèo, khiêm nhường, xa quyền thế ngoài đời và quyền thế trong Giáo Hội. Sinh ra trong một gia đình giàu có, qúy phái, quen biết với nhiều người có địa vị cao sang, cha I Nhã có thể được phong chức cao trong Giáo Hội, nhưng ngài không bị ảnh hưởng của quyền thế cao trọng, chức bậc giàu sang lôi cuốn. Cha luôn luôn theo Chúa Giêsu: nghèo và khiêm nhường. Ðây là một nét của dòng Tên, hiện tại xem ra hơi thiếu. Có rất nhiều hình thức quyền thế: tiền bạc, bằng cấp cao, thế lực chính trị, ảnh hưởng. .. Chúng ta dễ bị tham quyền và lấy cớ cần một chút phương tiện và quyền thế mới để có thể rao giảng Tin Mừng. Trong khi Chúa Giêsu chỉ xử dụng quyền của sự thật và tình thương, và đã cứu chuộc chúng at nhờ sự yếu đuối của thập gía.
Cha I Nhã có tinh thần uyển chuyển, đầy óc sáng tạo để đáp ứng với nhu cầu mới, đồng thời ngài có một tinh thần sâu xa, vững chắc: nuôi dưỡng phát triển đời sống nội tâm; xét mình, nguyện ngắm Kinh Thánh, sùng kính Ðức Mẹ, vâng phục Ðức Giáo Hoàng, có tinh thần khó nghèo, lòng khiêm nhường. Trên hết, ngài muốn là bạn đồng hành của Chúa Giêsu, phục vụ Chúa và đáp lại các nhu cầu tinh thần của tha nhân. (Trích ĐH 7-8/ 1984)
bài liên quan mới nhất
- Cộng đoàn Bác ái Cao Thái: Lịch cấm phòng năm 2022
-
Phát quà Giáng sinh cho trẻ em và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt -
Giáo Xứ Chợ Đũi phát học bổng Mẹ Têrêsa Calcutta -
Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Phường 6 quận Gò Vấp đến thăm và tặng quà Mái Ấm Hà Đông -
Doanh nhân Công Giáo: Tĩnh tâm Mùa Vọng năm 2021 -
Doanh nhân Công giáo: Thư mời Tĩnh tâm mùa Vọng ngày 19-12-2021 -
Cùng thắp lên ngọn lửa Hòa bình Niềm tin và Tình yêu -
Caritas Việt Nam: Thánh lễ cầu nguyện nhân dịp phát động chiến dịch ‘Together we – Chúng ta cùng nhau’ -
Giới Y tế Công giáo TGP.SG: Tĩnh tâm Mùa Vọng 5-12-2021 -
Nội san Lửa Mến tháng 12.2021
bài liên quan đọc nhiều
- Giáo dân trong mùa dịch: Những điều Nên và Không Nên
-
Bổ nhiệm cha Tân Giám đốc Caritas Việt Nam và tri ân cha nguyên giám đốc -
Chuyên đề 185: Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội -
Caritas TGP Sài Gòn: chung tay lan tỏa yêu thương giữa đại dịch covid-19 -
Chuyên đề 150: “Xác định sứ mệnh mục tiêu cuộc đời” -
Thư ngỏ v/v kế hoạch “Mục vụ Chăm sóc các em mồ côi” -
Dòng Đa Minh Việt Nam -
Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn: Hưởng ứng lời kêu gọi cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền Trung -
Chương trình Lan Tỏa Yêu Thương đợt 4 -
Họp mặt Di dân Phát Diệm tại miền Nam lần thứ 12