Thế giới sau ngày 11 tháng Chín cần có tôn giáo làm khí cụ hòa bình
WHĐ (10.09.2011) – Trên đài phát thanh Vatican ngày 6 tháng Chín vừa qua, giới thiệu cuốn sách mới xuất bản viết về hậu quả của thảm kịch ngày 11 tháng Chín, người phát ngôn của Tòa thánh, cha Federico Lombardi Dòng Tên, đã phát biểu: “Nếu nhân loại muốn xây dựng hòa bình sau đống tro tàn ngày 11 tháng 9 năm 2001, tôn giáo phải đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc đối thoại”.
Cha nhận định: “Ngày của những cuộc tấn công, cách nay 10 năm, thật là “một ngày khủng khiếp. Do đó, đối thoại là chìa khóa để giải quyết sự đố kỵ và nguy cơ của chủ nghĩa tôn giáo quá khích. Nếu chúng ta muốn xây dựng hòa bình cho nhân loại, chúng ta phải có khả năng mở rộng công cuộc đối thoại trong đó chiều kích tôn giáo phải là một lực lượng năng động cổ vũ hòa bình.”
“11 tháng Chín: Câu chuyện còn tiếp diễn (11 Settembre: Una Storia che continua)” do ký giả Alessandro Gisotti viết, là một loạt câu chuyện tìm hiểu thảm họa dựa trên quan điểm của những người mà cuộc sống của họ đã bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa ấy: đó là một ký giả truyền hình ở New York, một lính cứu hỏa, một nhân viên Tòa Bạch Ốc, gia đình của một sinh viên trẻ bị chết trong chiếc máy bay nổ tung gần Shanksville, Pennsylvania, một linh mục công giáo coi sóc ngôi thánh đường ở tầng trệt và những người khác nữa.
Ông Miguel Diaz, đại sứ Mỹ ở Vatican, tuyên bố rằng mặc dầu những đau khổ và mất mát vẫn còn kéo dài từ ngày 11 tháng Chín ấy, nhưng “tinh thần nhân loại đã chiến thắng nỗi sợ hãi, bạo lực và thảm họa: các quốc gia trên thế giới đã đoàn kết lại - gồm hơn 90 quốc gia có người tử nạn trong ngày ấy - để cùng đứng chung một chiến tuyến đối đầu với nhóm người muốn gieo rắc và làm lan rộng sự sợ hãi. Các quốc gia và dân chúng đã đồng thanh tuyên bố: “Không bao giờ để xảy ra như vậy nữa.”
Cuốn sách dày 90 trang này chỉ được xuất bản bằng tiếng Ý. Lời mở đầu do Đức Hồng y Francis E. George, Tổng giám mục Chicago, viết :
“Ký giả Gisotti đã làm một việc hữu ích để tưởng niệm những người đã tử nạn trong cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín năm 2001, nhưng còn đáng quý hơn nữa đối với những người sống sót”.
Qua những câu chuyện về những người bị ảnh hưởng do thảm họa trên, tác giả “đã giúp chúng ta ghi khắc trong tâm trí những điều không thể nào quên và để lại cho chúng ta một niềm hy vọng, bởi vì, cuối cùng thì lịch sử chính là điều Thiên Chúa ghi nhớ.”
(Theo CNS, 07-09-2011)
bài liên quan mới nhất
- Thoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicô
-
Sứ điệp và Phép lành Urbi et Orbi Giáng Sinh 2021 -
ĐTC Phanxicô giảng lễ đêm Giáng Sinh: Tìm thiên đàng nơi người nghèo -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà bình năm 2022 -
12 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021 -
Đức tin cụ thể: những cử chỉ nhỏ theo lời kêu gọi của ĐTC trong dịp lễ Giáng Sinh -
Cuộc phỏng vấn ĐTC trên chuyến bay từ Hy Lạp về Roma -
ĐTC gặp giới trẻ ở Hy Lạp -
Thánh lễ tại Thính phòng Megaron -
ĐTC gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên của Hy Lạp
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Linh mục trên tàu du lịch nâng đỡ tinh thần hành khách trong nỗi lo sợ virus corona -
Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết -
Coronavirus: Tiếng khóc từ Italia -
Truyền hình trực tiếp Phép Lành “Urbi et Orbi” vào thứ Sáu 27.3.2020 -
Truyền hình các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh 2020 -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp người phụ nữ đã nắm chặt tay ngài vào đêm giao thừa dương lịch -
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân nhiễm virus Corona -
Tìm hiểu Ơn Toàn Xá trong mùa đại dịch Covid -19