Thứ Bảy tuần 29 Thường niên (+video)
Lc 13, 1-9
“Tôi nói cho các ông biết:
nếu các ông không chịu sám hối,
thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy”.
(Lc 13,5)
1. Ý chính của đoạn Tin Mừng này là kêu gọi sám hối:
Sám hối là một chủ đề rất quan trọng trong Kinh Thánh. Khi đọc lại Kinh Thánh, chúng ta thấy từ đầu tổ tông loài người đã phạm tội. Suốt thời gian Cựu Ước, các tiên tri thường xuyên mời gọi ăn năn sám hối. Lịch sử cứu độ là một bi kịch giữa sự phản bội của dân và sự tha thứ liên tục của Thiên Chúa. Đọc Tân Ước, chúng ta thấy thánh Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu đã rao giảng, mời gọi mọi người sám hối. Chúa sai các môn đệ đi rao giảng sự ăn năn, kêu gọi mọi người sám hối. Vì thế, ta thấy được việc sám hối là quan trọng biết chừng nào, bởi lẽ Chúa và Giáo Hội hằng quan tâm đến như vậy.
Qua đoạn Tin Mừng hôm nay chúng ta thấy, Chúa Giêsu mời gọi mọi người ăn năn thống hối tội lỗi mình. Nhưng tại sao lại phải ăn năn thống hối ? Có nhiều người bỏ xưng tội lâu năm; khi có ai đó khuyên họ đi xưng tội, họ thường trả lời rằng: tôi chẳng có tội gì cả: không trộm cướp, không giết người, không tà dâm..., có tội gì đâu mà phải xưng tội ? Họ đâu có nghĩ rằng, sống bất hòa bất thuận trong gia đình là có tội, sống ích kỷ là có tội, không chia sẻ giúp đỡ là có tội, sống không có ích như cây vả không trái là có tội…
Người Do Thái xưa thường quan niệm rằng, mọi tai họa là hậu quả của tội lỗi. Những người được kể lại trong bài Tin Mừng hôm nay bị chết như thế là do tội lỗi của họ.
Chúa Giêsu đã không nghĩ như vậy. Ngài giải thích kiểu khác: những tai họa, thảm nạn không phải là hình phạt của Thiên Chúa mà là dấu chỉ cho một lời mời gọi để kêu gọi mọi người hoán cải. Như vậy, việc những người bị giết chết do bàn tay của Philatô hay bị tháp Siloe đổ xuống đè chết không được coi là cớ để ta xét đoán và kết án người khác, mà phải được coi là dịp để “duyệt xét lại đời sống” của chính mình bằng tâm tình sám hối, để trở về với đường ngay nẻo chính. Chỉ có cách đó con người mới xứng đáng với diễm phúc làm con của Chúa.
2. Gương thống hối.
Khi thánh Phanxicô Assisi cư ngụ tại Rivo-Torto, thì có một con chó sói to lớn hung dữ xuất hiện, quấy nhiễu và gieo rắc sợ hãi cho mọi người. Mỗi lần đi ra ngoài, ai cũng phải trang bị khí giới để sẵn sàng giao chiến với con thú dữ, có người sợ đến nỗi không dám ra khỏi nhà.
Ngày nọ, thánh Phanxicô quyết định đến chạm trán với con chó sói. Ngài làm dấu Thánh Giá, đặt tất cả tin tưởng vào Chúa, rồi tiến đến trước mặt con thú. Vừa thấy thánh nhân, con vật nhe răng và chuẩn bị tấn công, nhưng thánh nhân vẫn không lùi bước, ngài lại gần, làm dấu Thánh Giá và gọi nó lại. Ngài nói với nó:
- Này anh sói, lại đây, nhân danh Chúa Kitô, tôi truyền cho anh đừng hãm hại ai nữa.
Như một phép lạ, con sói hung dữ ngoan ngoãn khép miệng lại và đến quấn quít bên chân thánh nhân. Thánh nhân tiếp tục bài thuyết giảng:
“Này anh sói, anh đã gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại cho vùng này, anh đã giết hại những tạo vật của Chúa mà không có phép của Ngài, không những anh đã sát hại súc vật, mà còn giết cả con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Anh đáng bị trừng phạt vì tội giết người. Ai cũng ca thán rên la về anh, nhưng tôi, tôi muốn giảng hòa giữa anh và họ để anh không còn hãm hại ai nữa”.
Thánh nhân vừa nói xong những lời đó, con chó sói vặn mình vẫy đuôi ra chiều sám hối và chấp nhận đề nghị của ngài. Thánh nhân nói tiếp:
- Này anh sói, hẳn anh thích làm hòa với mọi người, tôi hứa rằng, bao lâu anh còn sống, anh sẽ không còn phải đói khát nữa. Anh có hứa với tôi là sẽ không hãm hại bất cứ người và vật nào nữa không ?
Con vật cúi đầu như đoan hứa. Thánh nhân đặt tay lên nó và long trọng cam kết điều ngài vừa hứa với nó.
Truyện kể tiếp rằng, con chó sói đã sống hai năm tại Rivo-Torto, ngày ngày ra vào bất cứ nhà nào như chính nhà của nó, nó không còn hãm hại ai và cũng chẳng ai làm hại nó.
Lạy Chúa Giêsu,
sám hối không phải là điều dễ dàng,
bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn
để nhận mình lầm lỗi.
Chúng con ngỡ ngàng
khi thấy Chúa là Ðấng vô tội
mà lại đứng chung với các tội nhân,
chờ Gioan ban phép Rửa.
Chúa đã muốn nên bạn đồng hành
với phận người mỏng dòn yếu đuối chúng con.
Xin cho chúng con biết thường xuyên điều chỉnh
lối nghĩ và lối sống của mình,
tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo tưởng,
thành thật để khỏi tự dối mình.
Ước gì Chúa ban cho chúng con ơn hoán cải,
dám đi đến những hành động cụ thể,
và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau.
Và đừng quên ban cho chúng con niềm vui của Giakêu,
hạnh phúc vì được tự do và được yêu mến. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm A (+video)
-
Ngày 26/12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi (+video) -
Thứ Bảy tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Sáu tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Ba tuần 21 Thường niên (+video) -
Thứ Năm tuần 16 Thường niên (+video) -
Chúa nhật Lễ Lá năm C (+video) -
Chúa nhật 5 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 4 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 3 mùa Chay năm C (+video)
bài liên quan đọc nhiều
- Thứ Năm tuần Thánh: Thánh lễ Tiệc Ly (+video)
-
Thứ Tư Lễ Tro (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa Nhật 5 Mùa Chay - Năm A (Lm.ĐTQ) -
Thứ Ba tuần 15 Thường niên (+video) -
Thứ Bảy tuần Thánh (+video) -
Thánh lễ Giao thừa Kỷ Hợi (2020) (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa nhật XII Thường Niên năm A -
Thứ Sáu tuần Thánh (+video) -
Thứ Năm sau Lễ Tro (+video) -
Thứ Năm tuần 23 Thường niên (+video)