Thứ Hai tuần 2 Thường niên (+video)
Mc 2,18-22
“Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ,
Nhưng rượu mới, bầu cũng phải mới!”
(Mc 2,22)
Ăn chay cầu nguyện
1. Vâng! Đọc lại Kinh Thánh, chúng ta thấy ăn chay có một tầm quan trọng đối với người xưa. Ăn chay sám hối có thể làm xiêu lòng Thiên Chúa. Trường hợp của vua Đavid là một ví dụ: Sau khi phạm tội, nhờ ông biết hối lỗi, ăn chay sám hối mà Chúa đã tha cho ông; nhờ ăn chay đền tội mà Ninivê được Chúa tha thứ.
Trong Kinh Thánh Do Thái, chúng ta thấy người xứ Palestine ngày xưa ăn chay bằng cách nhịn ăn từ sáng cho đến chiều (Ge 3,7-8; 1Sm 14,24 ).
Trong cộng đồng Hồi Giáo, ngày nay người ta vẫn giữ chay bằng cách nhịn ăn, nhịn uống suốt từ rạng đông cho đến khi mặt trời lặn, cứ như thế trong suốt tháng Ramadan.
Còn người Phật Giáo thì ăn chay vào các ngày mùng một và rằm, bằng cách vẫn ăn no như thường, nhưng tuyệt đối không ăn thịt bất cứ con vật nào, chỉ ăn rau cỏ trái cây.
Với người Công giáo, trước thập niên 50, chúng ta vẫn còn giữ chay bằng cách không ăn gì từ nửa đêm hôm trước cho tới khi rước lễ. Hiện nay, chúng ta chỉ còn buộc ăn chay cùng với việc kiêng thịt mỗi năm có 2 lần theo quy định chung: thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh. Còn các ngày Thứ Sáu luật vẫn buộc kiêng thịt, nhưng nếu có nhu cầu chính đáng thì không buộc nhưng phải làm một việc đạo đức nào đó để thay thế. Như vậy, mỗi tôn giáo đều có một cách thức để ăn chay riêng.
Ngày nay, các nhà khoa học cũng kêu gọi ăn chay! Thật thế, mỗi khi bác sĩ muốn xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe, họ buộc bệnh nhân phải nhịn ăn kiêng uống ít nhất là 4 giờ đồng hồ trước khi lấy một ít máu đem thử. Và người bệnh thì chấp nhận ngay, không một chút cật vấn phàn nàn.
“Ăn chay nhà đạo” của chúng ta cũng thế, cũng có mục đích chữa trị và chăm lo sức khỏe phần hồn của mỗi Kitô hữu, nhưng nhất là để kéo chúng ta ra khỏi bản thân chúng ta, mà sẵn sàng chia sẻ cuộc sống của mình với người khác.
2. Nhưng vấn đề ở đây là ăn chay lúc nào, với tinh thần nào ? Rượu mới phải đổ vào bầu da mới. Trong bữa tiệc cưới, chẳng ai lại bắt người dự tiệc ăn chay.
Kinh sĩ Feuillet, nhà giảng thuyết thời vua Louis XIV nổi tiếng là người khá cộc cằn và không để ý lắm đến sự tế nhị.
Ngày kia, ngài nhìn hoàng thân, anh của vua ăn lót dạ. Vị hoàng thân này cảm thấy chột dạ, mới hỏi ngài:
- Thưa Cha, ăn một miếng bánh qui bơ (biscuit) có phá chay không ?
- Ngài cứ ăn hết một con bò, nếu ngài muốn, và hãy là một Kitô hữu tốt ?
Một hôm có 4 anh em đến thăm cha Pambô, họ khen nhau, ca tụng nhân đức của nhau:
- Thưa cha, anh này ăn chay dữ lắm, anh kia không dính bén của cải, người này có lòng bác ái, săn sóc giúp đỡ mọi người; còn người thứ 4 này trong 22 năm trời, lúc nào cũng sốt sắng vâng lời.
Cha Pambô bảo:
- Cha thực tình nói với các con: nhân đức của người thứ 4 trọn lành hơn, quí báu hơn, vì chúng con đều đã làm những việc đáng khen và nhân đức, nhưng vẫn còn đôi chút ý riêng trong đó; còn anh thứ tư đã hoàn toàn sống cho Chúa, không sống gì cho mình nữa, cũng vì thế mà sự nghịệp của anh lớn lao hơn.
Khi nằm trên giường chết, thánh Phanxicô nói câu này: sau khi người ta đã qua đời được 15 phút, tính theo ý riêng mới mất.
Ta nghiệm xét thì cũng thấy rằng: trong một gia đình, cũng như trong một xứ, địa phận, một nước; nếu có sự gì đáng tiếc xảy ra, phần nhiều là do thiếu vâng lời, tùng phục.
Đang hoạt động truyền giáo rất kết quả ở Á châu, từng tỉnh, từng nước trở lại và tương lai rất hứa hẹn; nhưng thánh Phanxicô đã nói câu này: nếu thánh Ignatiô, bề trên cha dạy phải bỏ tất cả để trở về Âu châu, thì cha sẽ xuống tàu về ngay.
Hai người biệt phái và thu thuế lên Đền thờ cầu nguyện. Người biệt phái “khoe” với Chúa là ông ăn chay mỗi tuần tới hai lần. Còn người thu thuế chỉ cúi đầu xuống thành khẩn xin Chúa tha thứ. Chúa khen ai thì hẳn mỗi người chúng ta đều nhớ.
Như vậy, ăn chay đâu phải chỉ là mặc áo nhặm, đánh tội, đeo xiềng xích, ăn cơm với tro, nằm đất, nhịn ăn nhịn uống mà còn phải là biết dấn thân chia sẻ với người nghèo, biết sống tha thứ nhịn nhục, sống khoan dung với những người không làm vừa ý mình, sống can đảm, sống xứng đáng với ơn gọi của một người theo Chúa dù có phải trải qua những thử thách hay gian nan khốn khó.
Hơn nữa sống tha thứ, sống từ bỏ ý riêng, sống khoan dung, cách sống như trên nhiều khi còn khó hơn là nhịn ăn một vài bữa; thông cảm và chia sẻ với người nghèo, người yếu đuối nhiều khi còn khó hơn cả đánh tội. Chúa Giêsu cũng như Hội Thánh mời gọi chúng ta đi vào con đường ăn chay đó.
Lạy Chúa, xin tha thứ tội lỗi cho chúng con. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm A (+video)
-
Ngày 26/12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi (+video) -
Thứ Bảy tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Sáu tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Ba tuần 21 Thường niên (+video) -
Thứ Năm tuần 16 Thường niên (+video) -
Chúa nhật Lễ Lá năm C (+video) -
Chúa nhật 5 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 4 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 3 mùa Chay năm C (+video)
bài liên quan đọc nhiều
- Thứ Năm tuần Thánh: Thánh lễ Tiệc Ly (+video)
-
Thứ Tư Lễ Tro (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa Nhật 5 Mùa Chay - Năm A (Lm.ĐTQ) -
Thứ Ba tuần 15 Thường niên (+video) -
Thứ Bảy tuần Thánh (+video) -
Thánh lễ Giao thừa Kỷ Hợi (2020) (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa nhật XII Thường Niên năm A -
Thứ Năm sau Lễ Tro (+video) -
Thứ Sáu tuần Thánh (+video) -
Thứ Năm tuần 23 Thường niên (+video)