Thứ Năm tuần 11 Thường niên (+video)
Mt 6,1-6.16-18
“Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy.
Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng”.
(Mt 6,1)
1. Trong số các việc đạo đức, người Do Thái rất coi trọng 3 việc này: bố thí, cầu nguyện và ăn chay.
Nhiều người làm việc đó chỉ nhằm mục đích để được tiếng là đạo đức, cho nên họ làm cho người ta thấy mà khen họ. Chúa Giêsu gọi đó là giả hình.
Ngài dạy các môn đệ khi làm việc đạo đức, chỉ nên nhắm vào việc làm vui lòng Cha trên trời mà thôi, cho nên hãy làm cách kín đáo.
Người ta kể một câu chuyện vui như sau:
Anh Guton Boris có thói quen ghi lại tất cả những việc làm tốt của mình vào sổ tay, đến ngày kết thúc cuộc đời ở trần gian, anh xuất hiện trước toà Chúa và trình lên Ngài một cuốn sổ tay dày cộm, trong đó anh ghi được tổng cộng tất cả là 50.000 việc làm tốt. Chúa Giêsu nhìn và tỏ vẻ rất nghiêm trang nhưng Ngài không phản ứng gì. Đoạn Ngài từ từ mở sổ riêng của Ngài ra nhìn vào đó hồi lâu rồi nói với anh.
- Con nói là đã làm được 50.000 việc tốt nhưng theo sổ riêng của Ta thì chỉ có một việc duy nhất mà thôi, vì thế con chưa được ở lại đây với Ta mà phải trở lại trần gian để được thanh luyện thêm rồi mới trở lại đây để ta xét.
Anh Guton Boris vội vã thanh minh.
- Thưa Chúa, con đâu ghi láo, mỗi lần làm xong việc tốt là con ghi ngay vào sổ. Quả thật tất cả là con đã làm 50 ngàn việc lành trong suốt đời sống con ở trần gian. Tại sao Chúa lại chỉ nhận có một việc, còn 49.999 việc kia thì sao.
Bấy giờ, Chúa Giêsu chậm rãi giải thích:
- Này con, con đã làm 50 ngàn việc tốt nhưng với ý khoe khoang chứ không phải vì ý ngay lành hay vì tình yêu đối với Ta. Chỉ có một lần duy nhất con làm vì ý ngay lành mà thôi, đó là lúc con mới được rước Ta vào lòng lần đầu tiên. Ý ngay lành rất quan trọng vì nếu không có nó, những việc tốt con làm không có giá trị gì đối với Ta cả. Con đã muốn khoe khoang, muốn được mọi người khen ngợi, vì thế 49.999 việc tốt kia là những việc khoe khoang vô ích mà thôi.
Vâng, con người có thể che mắt được thiên hạ chứ làm sao giấu được Chúa.
2. “Cha của anh Đấng thấu suốt những gì kín đáo sẽ trả công cho anh” (Mt 6,6b).
Trong một bài tạp bút của báo Tuổi trẻ số ra chủ nhật đầu tháng 10/1998, tác giả Uông Thế Biển có ghi lại một kinh nghiệm như sau:
Chuyện xảy ra cách đây đã hơn mười năm. Ngày ấy, tôi làm lục lâm vượt sông Nghệ An đi buôn bè gỗ đường dài. Lần đầu và lần sau, người đưa đường cho tôi là Văn Suối, người dân tộc. Trong cuộc luồn rừng với tôi, Suối là cuốn tự điển sống về rừng. Anh thuộc tên từng loại côn trùng, thảo mộc, và với anh, rừng là cuộc sống, là máu thịt của anh.
Trời ngả sang chiều, chúng tôi dừng chân trong căn lều từ lâu đã bị bỏ hoang. Căn lều đã siêu vẹo, lưng lửng trên bếp có một ống đứa đựng muối còn sạch sẽ, trong đó vẫn còn một dúm muối khô như ai đó vừa bốc bỏ vào. Tôi và Suối mở cơm nắm ra ăn. Vì mệt, nên chúng tôi chỉ ăn hết phần nửa mo cơm. Theo thói quen, tôi định hất phần cơm còn lại đi nhưng Suối giằng lấy. Tôi nhìn anh gói ghém lại phần cơm và trèo lên bên dưới mái lều, anh không quên bốc một nắm muối mang theo cho vào ống đứa, và bỏ lại bên hòn đá năm bảy que diêm.
Thấy tôi ngạc nhiên, Văn Suối giải thích “Lần đầu tiên đi rừng, cậu không hiểu là phải. Đây là tập quán của những người quanh năm sống gắn bó với rừng: nắm cơm thừa, vài ba hạt muối, đôi lúc đã cứu được cả mạng sống người đi lạc đường, một viên ký ninh cắt tạm cơn sốt, một que diêm có thể đốt lên ngọn lửa sưởi ấm một người lạc trong rừng đang bị cô đơn và sợ hãi đe dọa. Những túp lều hoang trơ trọi giữa rừng núi trùng điệp này là nơi trú chân cho những người lỡ đường giữa mênh mông đại ngàn. Là người đi rừng, ai cũng có thể lâm vào hoàn cảnh như thế”.
Bao năm đã qua, tôi vẫn không quên được lời của Văn Suối, người bạn chỉ chung một chuyến đi, và ấn tượng về mục đích đẹp dành cho những người bạn rừng vẫn mãi theo tôi...
Nét đẹp của người bạn rừng trên đây hẳn phải là sự quan tâm đến người khác. Cử chỉ anh còn đẹp hơn nữa vì được thực thi trong một nơi ẩn khuất, không chờ đợi một đáp trả nào. Cử chỉ ấy gợi lại tinh thần vô vị lợi mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi các Kitô hữu:
Lạy Chúa, trong mọi sự, xin cho chúng con biết làm sáng lên hình ảnh của Chúa bằng lòng quảng đại và hy sinh vô vị lợi của chúng con.
Xin đừng để chúng con sa vào cạm bẫy của lợi danh, nhưng dạy chúng con biết phục vụ trong khiêm hạ và yêu thương. (Hosanna).
bài liên quan mới nhất
- Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm A (+video)
-
Ngày 26/12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi (+video) -
Thứ Bảy tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Sáu tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Ba tuần 21 Thường niên (+video) -
Thứ Năm tuần 16 Thường niên (+video) -
Chúa nhật Lễ Lá năm C (+video) -
Chúa nhật 5 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 4 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 3 mùa Chay năm C (+video)
bài liên quan đọc nhiều
- Thứ Năm tuần Thánh: Thánh lễ Tiệc Ly (+video)
-
Thứ Tư Lễ Tro (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa Nhật 5 Mùa Chay - Năm A (Lm.ĐTQ) -
Thứ Ba tuần 15 Thường niên (+video) -
Thứ Bảy tuần Thánh (+video) -
Thánh lễ Giao thừa Kỷ Hợi (2020) (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa nhật XII Thường Niên năm A -
Thứ Sáu tuần Thánh (+video) -
Thứ Năm sau Lễ Tro (+video) -
Thứ Năm tuần 23 Thường niên (+video)