Thứ Năm tuần 6 Thường niên (+video)
Mc 8,27-33
Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Đấng Kitô."
(Mc 8,29)
(Mc 8,29)
Đoạn Tin Mừng hôm nay thường được mệnh danh là cuộc tuyên tín tại địa hạt Cêsarê thuộc quyền Philipphê.
1. Chúa Giêsu đã làm rất nhiều phép lạ và rao giảng nhiều điều mới mẻ so với các Rabbit Do Thái. Dân chúng đã bắt đầu bàn tán về con người và sứ mệnh của Ngài. Riêng Chúa Giêsu vẫn tiếp tục giữ thinh lặng.
Nhưng rồi đến lúc Chúa Giêsu muốn phá vỡ sự thinh lặng ấy. Ngài đặt câu hỏi một cách rõ ràng với các môn đệ. Câu trả lời của các ông vừa là phản ánh dư luận của đám đông, vừa là trắc nghiệm về chính lòng tin của họ. Lời đáp của Phêrô quả là một lời tuyên xưng: "Thầy là Đức Kitô" (Mc 8,29), nghĩa là Đấng Thiên Chúa sai đến để giải phóng dân tộc. Dĩ nhiên, trong cái nhìn của Phêrô và theo giấc mơ của các ông, thì Đức Kitô mà các ông mong đợi là Đấng sẽ dùng quyền năng của mình để đánh đuổi ngoại xâm và biến đất nước thành một vương quốc cường thịnh. Chính vì thế, khi Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn Ngài phải trải qua, Phêrô đã cản ngăn Ngài. Tuyên xưng một Đức Kitô Cứu Thế, nhưng không chấp nhận con đường Thập Giá của Ngài, Chúa Giêsu gọi đó là thái độ của Satan. Ba cám dỗ của Satan đối với Chúa Giêsu đều qui về một mối là hãy khước từ con đường Thập Giá; vì thế khi Phêrô vừa cản ngăn Ngài từ bỏ ý định cứu rỗi bằng con đường Thập Giá, Chúa đã gọi Phêrô là Satan.
2. Phêrô và các môn đệ chỉ hiểu được sứ mệnh của Chúa, khi Ngài từ trong cõi chết sống lại. Đấng Kitô là một danh hiệu gắn liền với Thập Giá. Mang danh hiệu Kitô, tuyên xưng Chúa Kitô, cũng có nghĩa là chấp nhận đi theo con đường của Ngài.
Chúa Giêsu đã nói: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập Giá mỗi ngày mà theo Ta" (Mt 16,24). Cuộc sống hàng ngày, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại, hơn bao giờ hết là một lời mời gọi tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa. Chúa không bảo chúng ta đi tìm Thập Giá, nếu không, đạo Kitô chỉ là một thứ tôn giáo bệnh hoạn, trong đó con người tự đày ải mình; nhưng Ngài bảo chúng ta vác lấy Thập Giá mình. Mỗi người một Thập Giá, mỗi ngày một Thập Giá, Thiên Chúa không bao giờ đặt một Thập Giá nặng hơn đôi vai của chúng ta.
Truyền thuyết thuật lại rằng, một trong ba nhà đạo sĩ gặp được Chúa ở Bêlem lúc Chúa sinh ra khi về già lại tìm đến Nước Do Thái xem cậu bé năm nào bây giờ ra sao.
Tại Jêrusalem, những vị kỳ lão vẫn còn nhớ đến ngôi sao lạ, nhưng hỏi ra thì không ai còn biết gì đến em bé được sinh hạ dưới ánh sao đó là ai. Ông lại tìm đến Bêlem. Khi hỏi về tông tích của cậu bé thì mọi người đều lắc đầu, ngoại trừ có một cụ già. Cụ bảo ông:
- Làm gì có ông Giêsu Bêlem, chỉ có ông Giêsu Nazareth, một người nói phạm thượng khi xưng mình là Con Thiên Chúa, nên cách đây mấy tuần đã bị xử án thập hình rồi.
Với tâm hồn đầy thất vọng, vị đạo sĩ già nhập đoàn với những khách hành hương trở lại Jêrusalem vào đúng ngày lễ Ngũ Tuần. Chen lẫn vào đoàn người đang tạ ơn sau mùa gặt, vị đạo sĩ chú ý đến những người đang vây quanh một nhóm người. Tò mò, ông tiến gần và nghe có kẻ nói:
- Tưởng gì chứ lại gặp mấy tên say rượu nói tầm phào
Nhưng rồi ông lại nghe thấy một người trong nhóm nói về ông Giêsu Nazareth đã bị đóng đinh trên Thập Giá và đã được Thiên Chúa Phục Sinh từ cõi chết.
Như bị thúc đẩy bởi sức mạnh vô hình, vị đạo sĩ già lên tiếng hỏi:
- Vậy bây giờ ông Giêsu ấy ở đâu?
Đại diện nhóm người là Simon Phêrô trả lời:
- Ngài đang ở giữa chúng tôi, ở trong chúng tôi, chúng tôi là tai mắt, môi miệng của Ngài.
Trong lúc Phêrô đang nói, bỗng có một luồng gió mạnh, và hình lưỡi lửa một lần nữa đổ tràn xuống mọi người. Vị đạo sĩ bỗng thấy lại ánh sao Bêlem, nhưng lần này ánh sao ấy chia thành nhiều ánh sao khác rơi xuống từng người. Trong tâm hồn, nhà vua chợt hiểu: mỗi người phải trở thành hang Bêlem, mỗi người phải trở nên máng cỏ cho Hài Nhi Giêsu nằm, mỗi người phải mang Ngài đến cho người khác.
Chúa đã chết và đã Phục Sinh. Ngài đã phải kinh qua Thập Giá rồi mới bước vào cõi vinh quang. Tin Chúa Giêsu hôm nay cũng là đi theo con đường của Ngài. Và mỗi ngày chúng ta phải trở nên tai mắt, môi miệng của Đức Kitô, để Tin Mừng của Ngài được đến với mọi người.
Lạy Cha, xin ban cho con điều khó hơn cả,
đó là ơn nhận ra Thánh Giá của Con Cha
trong mọi nỗi khổ đau của đời con,
và ơn bước theo Con Cha trên đường Thánh Giá,
bao lâu tùy ý Cha định liệu.
Ước gì Thánh Giá trở nên mẫu gương cho con,
là ánh sáng cho đêm tăm tối,
nhờ đó con không còn coi khổ đau
như một tai họa hay một điều vô lý,
nhưng như một dấu chỉ cho thấy
con đang thuộc về Cha mãi mãi. (Karl Rahner)
1. Chúa Giêsu đã làm rất nhiều phép lạ và rao giảng nhiều điều mới mẻ so với các Rabbit Do Thái. Dân chúng đã bắt đầu bàn tán về con người và sứ mệnh của Ngài. Riêng Chúa Giêsu vẫn tiếp tục giữ thinh lặng.
Nhưng rồi đến lúc Chúa Giêsu muốn phá vỡ sự thinh lặng ấy. Ngài đặt câu hỏi một cách rõ ràng với các môn đệ. Câu trả lời của các ông vừa là phản ánh dư luận của đám đông, vừa là trắc nghiệm về chính lòng tin của họ. Lời đáp của Phêrô quả là một lời tuyên xưng: "Thầy là Đức Kitô" (Mc 8,29), nghĩa là Đấng Thiên Chúa sai đến để giải phóng dân tộc. Dĩ nhiên, trong cái nhìn của Phêrô và theo giấc mơ của các ông, thì Đức Kitô mà các ông mong đợi là Đấng sẽ dùng quyền năng của mình để đánh đuổi ngoại xâm và biến đất nước thành một vương quốc cường thịnh. Chính vì thế, khi Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn Ngài phải trải qua, Phêrô đã cản ngăn Ngài. Tuyên xưng một Đức Kitô Cứu Thế, nhưng không chấp nhận con đường Thập Giá của Ngài, Chúa Giêsu gọi đó là thái độ của Satan. Ba cám dỗ của Satan đối với Chúa Giêsu đều qui về một mối là hãy khước từ con đường Thập Giá; vì thế khi Phêrô vừa cản ngăn Ngài từ bỏ ý định cứu rỗi bằng con đường Thập Giá, Chúa đã gọi Phêrô là Satan.
2. Phêrô và các môn đệ chỉ hiểu được sứ mệnh của Chúa, khi Ngài từ trong cõi chết sống lại. Đấng Kitô là một danh hiệu gắn liền với Thập Giá. Mang danh hiệu Kitô, tuyên xưng Chúa Kitô, cũng có nghĩa là chấp nhận đi theo con đường của Ngài.
Chúa Giêsu đã nói: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập Giá mỗi ngày mà theo Ta" (Mt 16,24). Cuộc sống hàng ngày, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại, hơn bao giờ hết là một lời mời gọi tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa. Chúa không bảo chúng ta đi tìm Thập Giá, nếu không, đạo Kitô chỉ là một thứ tôn giáo bệnh hoạn, trong đó con người tự đày ải mình; nhưng Ngài bảo chúng ta vác lấy Thập Giá mình. Mỗi người một Thập Giá, mỗi ngày một Thập Giá, Thiên Chúa không bao giờ đặt một Thập Giá nặng hơn đôi vai của chúng ta.
Truyền thuyết thuật lại rằng, một trong ba nhà đạo sĩ gặp được Chúa ở Bêlem lúc Chúa sinh ra khi về già lại tìm đến Nước Do Thái xem cậu bé năm nào bây giờ ra sao.
Tại Jêrusalem, những vị kỳ lão vẫn còn nhớ đến ngôi sao lạ, nhưng hỏi ra thì không ai còn biết gì đến em bé được sinh hạ dưới ánh sao đó là ai. Ông lại tìm đến Bêlem. Khi hỏi về tông tích của cậu bé thì mọi người đều lắc đầu, ngoại trừ có một cụ già. Cụ bảo ông:
- Làm gì có ông Giêsu Bêlem, chỉ có ông Giêsu Nazareth, một người nói phạm thượng khi xưng mình là Con Thiên Chúa, nên cách đây mấy tuần đã bị xử án thập hình rồi.
Với tâm hồn đầy thất vọng, vị đạo sĩ già nhập đoàn với những khách hành hương trở lại Jêrusalem vào đúng ngày lễ Ngũ Tuần. Chen lẫn vào đoàn người đang tạ ơn sau mùa gặt, vị đạo sĩ chú ý đến những người đang vây quanh một nhóm người. Tò mò, ông tiến gần và nghe có kẻ nói:
- Tưởng gì chứ lại gặp mấy tên say rượu nói tầm phào
Nhưng rồi ông lại nghe thấy một người trong nhóm nói về ông Giêsu Nazareth đã bị đóng đinh trên Thập Giá và đã được Thiên Chúa Phục Sinh từ cõi chết.
Như bị thúc đẩy bởi sức mạnh vô hình, vị đạo sĩ già lên tiếng hỏi:
- Vậy bây giờ ông Giêsu ấy ở đâu?
Đại diện nhóm người là Simon Phêrô trả lời:
- Ngài đang ở giữa chúng tôi, ở trong chúng tôi, chúng tôi là tai mắt, môi miệng của Ngài.
Trong lúc Phêrô đang nói, bỗng có một luồng gió mạnh, và hình lưỡi lửa một lần nữa đổ tràn xuống mọi người. Vị đạo sĩ bỗng thấy lại ánh sao Bêlem, nhưng lần này ánh sao ấy chia thành nhiều ánh sao khác rơi xuống từng người. Trong tâm hồn, nhà vua chợt hiểu: mỗi người phải trở thành hang Bêlem, mỗi người phải trở nên máng cỏ cho Hài Nhi Giêsu nằm, mỗi người phải mang Ngài đến cho người khác.
Chúa đã chết và đã Phục Sinh. Ngài đã phải kinh qua Thập Giá rồi mới bước vào cõi vinh quang. Tin Chúa Giêsu hôm nay cũng là đi theo con đường của Ngài. Và mỗi ngày chúng ta phải trở nên tai mắt, môi miệng của Đức Kitô, để Tin Mừng của Ngài được đến với mọi người.
Lạy Cha, xin ban cho con điều khó hơn cả,
đó là ơn nhận ra Thánh Giá của Con Cha
trong mọi nỗi khổ đau của đời con,
và ơn bước theo Con Cha trên đường Thánh Giá,
bao lâu tùy ý Cha định liệu.
Ước gì Thánh Giá trở nên mẫu gương cho con,
là ánh sáng cho đêm tăm tối,
nhờ đó con không còn coi khổ đau
như một tai họa hay một điều vô lý,
nhưng như một dấu chỉ cho thấy
con đang thuộc về Cha mãi mãi. (Karl Rahner)
bài liên quan mới nhất
- Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm A (+video)
-
Ngày 26/12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi (+video) -
Thứ Bảy tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Sáu tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Ba tuần 21 Thường niên (+video) -
Thứ Năm tuần 16 Thường niên (+video) -
Chúa nhật Lễ Lá năm C (+video) -
Chúa nhật 5 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 4 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 3 mùa Chay năm C (+video)
bài liên quan đọc nhiều
- Thứ Năm tuần Thánh: Thánh lễ Tiệc Ly (+video)
-
Thứ Tư Lễ Tro (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa Nhật 5 Mùa Chay - Năm A (Lm.ĐTQ) -
Thứ Ba tuần 15 Thường niên (+video) -
Thứ Bảy tuần Thánh (+video) -
Thánh lễ Giao thừa Kỷ Hợi (2020) (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa nhật XII Thường Niên năm A -
Thứ Sáu tuần Thánh (+video) -
Thứ Năm sau Lễ Tro (+video) -
Thứ Năm tuần 23 Thường niên (+video)