Thứ Tư tuần 8 Thường niên (+video)
Mc 10, 32-45
“Ai muốn làm đầu anh em
thì phải làm đầy tớ mọi người.” (Mc 10, 44)
1. Hai cảnh tượng đối nghịch nhau một cách trắng trợn:
* Chúa Giêsu loan báo (đây đã là lần thứ ba) rằng, Ngài sắp chịu nạn, chịu chết và sống lại. Trong lúc đó thì hai môn đệ Giacôbê và Gioan lại xin hai địa vị ưu tiên trong “Nước” mà họ nghĩ Chúa Giêsu sắp thành lập. 10 môn đệ kia bực tức. Không phải vì cho rằng, hai môn đệ này sai mà vì nghĩ họ đã muốn “chơi trội” hơn mình trong cuộc chạy đua tranh dành địa vị.
* Trong bối cảnh đó, Chúa Giêsu muốn dạy về Nước Thiên Chúa và nước trần gian, về cách cư xử của những người lớn trong hai nước đó:
- Trong nước trần gian, kẻ làm lớn thì lấy quyền mà trị dân, bắt dân phục vụ mình.
Mẹ Têrêsa kể ở Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Johannesburg. Trong lúc người dân đói khổ, không cơm ăn, không nước uống, các phái đoàn hùng hậu của các quốc gia tham dự Hội Nghị, sống tại các khách sạn bốn sao, năm sao, với những thực phẩm hảo hạng, cả rượu “champagne” được chở từ các nước Tây Phương đến Johannesburg, để thỏa mãn khẩu vị của các phái đoàn trong 10 ngày Hội nghị thượng đỉnh.
- Còn trong Nước Thiên Chúa, làm lớn là làm đầy tớ, càng làm lớn thì càng phải phục vụ.
Chúa Giêsu đã không coi việc cai trị như là cơ hội để hưởng thụ mà là để phục vụ.
Ngày xưa, vua nước Tề sai sứ giả đem thư sang thăm bà Uy Hậu nước Triệu, là mẹ của Triệu Uy Vương được giữ quyền nhiếp chính. Khi nhận được thư của sứ giả, bà Uy Hậu chưa vội xem nhưng hỏi ngay sứ giả:
- Tề năm nay không mất mùa chứ? Dân tình yên chứ? Vua cũng mạnh khoẻ chứ?
Sứ giả nghe hỏi, không bằng lòng, nói:
- Tôi vâng mạng vua nước tôi sang xứ bên này, Thái Hậu không hỏi đến vua tôi mà lại hỏi thăm mùa màng với dân sự trước, thế chẳng ra, tôn trọng kẻ hèn hơn người sang ư?
Uy Hậu mỉm cười bảo:
- Không phải! nếu không có mùa màng thì lấy đâu có dân, không có dân thì lấy đâu có vua? Ai lại bỏ gốc mà hỏi ngọn bao giờ!
Đoạn, Uy Hậu lại hỏi luôn một loạt:
- Chung Ly Tử là sử sỹ bên ấy vẫn được bình yên chứ? Người ấy có lương ăn cũng thế, không có ăn cũng thế. Có áo mặc cũng thế mà không có áo mặc cũng vậy. Ấy là người có thể giúp vua mà phục vụ dân đấy. Sao nhà vua đến bây giờ vẫn chưa triệu người ấy ra làm quan? Còn Nghiệp Dương Tử bên ấy vẫn bình yêu chứ? Người ấy thương xót kẻ quan quả, chu tuất kẻ cô độc, chân tế kẻ khốn cùng, giúp đỡ kẻ túng bấn, đó là một người có thể giúp vua để sinh lợi cho dân. Còn người con gái Bắc cung tên Anh Nhi Tử vẫn bình yên đấy chứ? Người ấy bỏ cả đồ trang sức, đến già không lấy chồng để phụng dưỡng cha mẹ. Ấy là người làm gương mẫu cho dân, bắt chước ăn ở với cha mẹ cho có hiếu có đạo, sao đến bây giờ nhà vua chưa cho người ấy vào chầu? Nếu hai kẻ sỹ ấy không được làm quan, người con gái ấy không được vào chầu thì làm sao vua nước Tề trị được vạn dân? À, còn tên Tử Trọng ở Ô Lăng vẫn còn đấy chứ? Tên này trên không làm nên tôi vua, dưới không trị được việc nhà, giữa không kết giao với ai, thế là tên này chuyên dạy dân làm điều vô dụng, sao đến bây giờ nhà vua chưa đem ra xử tử?
Hỏi xong, bấy giờ Uy Hậu mới xem thư.
3.”Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em, ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.” (Mc 10, 43-44).
Gần chúng ta bên nhà thờ Chí Hòa, có một cộng đoàn nữ tu gọi là tu hội Eau-Vive (Nước hằng sống). Tu hội này có nguồn gốc từ Bỉ. Ngoài công việc đạo đức ra, họ còn mở quán ăn phục vụ khách hàng. Cái đặc biệt của họ là sau giờ cơm tối, thông thường vào tối 9 giờ, tu hội có giờ cầu nguyện, chia sẻ Tin Mừng giữa các chị. Các chị thường thưa với khách hàng: “Giờ đây chúng tôi có giờ cầu nguyện, quý vị nào muốn tham gia, chúng tôi xin kính mời, ai không tham gia xin cứ tự nhiên”. Thế rồi các chị cùng một số thực khách sắp ghế vòng quanh lại và bắt đầu cầu nguyện với những bài thánh ca sốt sắng, truyền cảm. Có nhiều người mới đầu không tham gia, dần dần thấy hay hay cũng lắng tai nghe, rồi những lần kế tiếp xách ghế ngồi phía sau tìm hiểu. Khi đã quen, đã mê thì tuần nào cũng ít là một vài lần đến để ăn cơm, nhưng cốt là để tham dự các giờ cầu nguyện ban tối mà họ cho là rất tự nhiên, hấp dẫn và cảm động. Quán ăn đã trở nên nhà nguyện, vì có Chúa hiện diện giữa họ.
Lạy Chúa, xin cho đôi chân con thật vững, trái tim con đầy ắp yêu thương, để con biết “cúi xuống”, dẫu có lúc chỉ vì thế mà phải chịu nhiều chuyện rắc rối, bởi xác tín rằng, ngày xưa và mãi mãi, Ngài vẫn luôn làm như thế. (Hosanna)
bài liên quan mới nhất
- Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm A (+video)
-
Ngày 26/12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi (+video) -
Thứ Bảy tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Sáu tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Ba tuần 21 Thường niên (+video) -
Thứ Năm tuần 16 Thường niên (+video) -
Chúa nhật Lễ Lá năm C (+video) -
Chúa nhật 5 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 4 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 3 mùa Chay năm C (+video)
bài liên quan đọc nhiều
- Thứ Năm tuần Thánh: Thánh lễ Tiệc Ly (+video)
-
Thứ Tư Lễ Tro (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa Nhật 5 Mùa Chay - Năm A (Lm.ĐTQ) -
Thứ Ba tuần 15 Thường niên (+video) -
Thứ Bảy tuần Thánh (+video) -
Thánh lễ Giao thừa Kỷ Hợi (2020) (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa nhật XII Thường Niên năm A -
Thứ Sáu tuần Thánh (+video) -
Thứ Năm sau Lễ Tro (+video) -
Thứ Năm tuần 23 Thường niên (+video)