Tìm hiểu Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo – Phần III: Đời sống mới trong Đức Kitô - Bài 23. Bình đẳng và đa dạng
Ngày nay ít có vấn đề nào khó cho bằng việc bàn đến sự bình đẳng và đa dạng trong nhân loại. Cũng rất quan trọng khi phải làm sáng tỏ hai điều này: một là tất cả mọi người đều thật sự có phẩm giá bình đẳng, hai là mỗi người đều khác nhau và không ai chỉ đơn thuần giống người khác. Làm thế nào để mô tả mối tương quan đúng đắn giữa hai khía cạnh này?
Rất đáng đọc lại thông điệp của Đức Piô XII, ban hành vào tháng Mười năm 1939, trong đó ngài giải thích hết sức rõ ràng tại sao Giáo hội không thể chấp nhận chủ thuyết Quốc Xã về giống nòi. Tất cả mọi người, không trừ ai, đều chia sẻ cùng một bản tính nhân loại; trái đất này được trao cho tất cả mọi người như một nơi để sinh sống; mọi người đều có chung một mục đích siêu nhiên là sự sống vĩnh cửu với Thiên Chúa; mọi người đều có cùng một Đấng Cứu độ, Đức Giêsu Kitô, đã chết và sống lại cho mọi người (GLHTCG số 360; 1939).
Nhìn từ viễn tượng Kitô giáo, “mọi hình thức kỳ thị dựa trên giới tính, chủng tộc, màu da, hoàn cảnh xã hội, ngôn ngữ hay tôn giáo đều phải dẹp bỏ vì nó không phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa” (số 1935; Vui Mừng và Hi Vọng, 29).
Dù vậy, một khía cạnh khác cũng quan trọng tương tự. Không ai hoàn toàn giống người khác; có biết bao khác biệt giữa người với người và điều này cũng nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa. Chắc chắn là có những bất bình đẳng do bất công, phản lại tinh thần Phúc Âm (số 1938), nhưng cũng cần khám phá lại điều này là trong kế hoạch của Thiên Chúa, có những khác biệt giữa con người với nhau. Trước hết là sự khác biệt được ghi lại ngay trang đầu của Kinh Thánh: người nam và người nữ bình đẳng về phẩm giá, cả hai được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1,26); tuy nhiên họ lại khác nhau, trong cấu trúc thân xác và tinh thần, để bổ túc cho nhau và trợ giúp lẫn nhau (St 2,18), để mỗi người đóng góp phần riêng của mình vào công trình chung. Thế giới này sẽ ra sao nếu không có sự khác biệt giữa người nam và người nữ, vốn là suối nguồn làm cho nhau nên phong phú, nhưng cũng là nguyên cớ gây nên bao xung đột, vốn không phải là do sự đa dạng cho bằng là vì thiếu sự hoán cải (số 1916). Giáo hội sẽ ra sao nếu không có sự bổ túc này giữa người nam và người nữ?
Thế rồi lại có những khác biệt do những tài năng, kinh nghiệm, tính khí, khả năng thể lý… hết sức khác nhau, rồi những khác biệt về tuổi tác, sức khỏe, kể cả đời sống đạo đức luân lý. Tất cả những khác biệt này đều đòi hỏi những tiếp cận khác nhau. Sự kiện mọi người phải góp phần vào công ích không có nghĩa là mọi người phải góp như nhau, nhưng đúng hơn là chúng ta phải cậy dựa vào nhau. Những khác biệt thúc đẩy sự lệ thuộc lẫn nhau, và nhắc nhở chúng ta sự lệ thuộc nền tảng vào Thiên Chúa, trước nhan Ngài, mỗi chúng ta phải trả lẽ về những “nén bạc” mình đã nhận.
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
-
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -
Ngày 21/02: Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ (1007-1072) -
Ngày 17/02: Bảy anh em lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ -
Ngày 14/02: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục -
Ngày 11/02: Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức -
Ngày 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ -
Ngày 08/02: Thánh Giêrônimô Êmilianô -
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo -
Ngày 05/02: Thánh Agata, đồng trinh, tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo -
Bảy sự đau đớn và vui mừng Thánh Giuse -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Ngày 04/08: Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục, bổn mạng các cha sở -
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, tông đồ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 27/08: Thánh nữ Monica -
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh