Tìm hiểu Sách GLHTCG – Phần II: Các bí tích - Bài 25. Rửa tội và Thêm sức
TÌM HIỂU SÁCH GIÁO LÝ
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Phần II: CÁC BÍ TÍCH
Bài 25. RỬA TỘI VÀ THÊM SỨC
“Phải giải thích cho các tín hữu rằng việc lãnh nhận bí tích Thêm Sức là cần thiết để ân sủng bí tích Rửa Tội được hoàn tất” (GLHTCG số 1285). Có mối liên hệ chặt chẽ giữa hai bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, và có lẽ chúng ta chưa quan tâm đủ. Trước hết hãy nhìn xem mối liên hệ này phát triển như thế nào trong lịch sử, sau đó sẽ bàn đến ý nghĩa sâu xa hơn.
Xức dầu chrisma là thành phần trong nghi thức ban Phép Rửa (số 1241). Việc xức dầu ấy có nghĩa là ghi dấu Thánh Thần. Người được rửa tội trở thành “người được xức dầu”. Họ thuộc về Đức Kitô, Đấng Mêsia, Đấng được xức dầu của Thiên Chúa (số 1296). Thời xưa ở Rôma, Hội Thánh có thói quen là việc xức dầu khi rửa tội được hoàn tất hoặc được “thêm sức” bằng việc Đức giám mục xức dầu thánh trên trán người mới chịu Phép Rửa (số 1291). Việc xức dầu này làm cho người chịu Phép Rửa được tham dự bí tích Thánh Thể, được rước lễ lần đầu tiên.
Khi số tín hữu gia tăng ở thành thị cũng như nông thôn, giám mục không thể “thêm sức” cho tất cả các tân tòng ngay sau khi họ chịu Phép Rửa. Thế nên khi các giám mục đi thăm các nơi thì ngài mới ban bí tích Thêm Sức cho tất cả những ai chưa được “thêm sức” kể từ lần viếng thăm trước. Và chỉ khi ấy, họ mới được rước lễ lần đầu. Như thế mới hiểu được tại sao trong nhiều thế kỷ, trẻ em phải đợi chờ rất lâu mới được rước lễ lần đầu, vì phải được giám mục “thêm sức” đã rồi mới được rước lễ. Khi Đức Piô X cho phép rước lễ lần đầu sớm hơn và kêu gọi các tín hữu rước lễ thường xuyên hơn, thì mới có sự thay đổi kéo dài cho tới ngày nay: rước lễ lần đầu trước, rồi thêm sức sau. Sự thay đổi này là điều khó hiểu đối với các Kitô hữu Chính Thống: làm sao lại được rước lễ khi chưa chịu Phép Thêm Sức?
Hội Thánh Đông phương đã gìn giữ sự duy nhất nội tại của “ba bí tích khai tâm” cách rõ ràng, nghĩa là luôn luôn ban bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, và Thánh Thể chung với nhau, dù là cho người lớn hay trẻ nhỏ (số 1292). Về phía Hội Thánh Công Giáo, sự duy nhất này chỉ thể hiện rõ ràng khi cử hành Phép Rửa cho người lớn (số 1291).
Vào thế kỷ 16, những người Tin Lành Cải Cách phủ nhận Thêm Sức như là bí tích, vì họ cho rằng làm như thế là hạ giá bí tích Rửa Tội, coi bí tích ấy là chưa đủ nên cần phải bổ túc và hoàn tất. Khi chúng ta không làm nổi bật được mối liên hệ giữa hai bí tích này, thì dễ bị phê phán như thế. Thực ra Hội Thánh không hạ giá bí tích Rửa Tội. Công Đồng Vaticanô II nêu rõ mối liên hệ giữa hai bí tích Rửa Tội và Thêm Sức: “Nhờ bí tích Thêm Sức, những người đã chịu Phép Rửa được liên kết với Hội Thánh cách hoàn hảo hơn, được dư đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần, và như vậy, với tư cách là những nhân chứng đích thực của Đức Kitô, họ càng có bổn phận khẩn thiết hơn phải loan truyền và bảo vệ đức tin bằng lời nói cũng như việc làm” (số 1285).
ĐHY Christoph Schönborn
bài liên quan mới nhất
- Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
-
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -
Ngày 21/02: Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ (1007-1072) -
Ngày 17/02: Bảy anh em lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ -
Ngày 14/02: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục -
Ngày 11/02: Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức -
Ngày 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ -
Ngày 08/02: Thánh Giêrônimô Êmilianô -
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo -
Ngày 05/02: Thánh Agata, đồng trinh, tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo -
Bảy sự đau đớn và vui mừng Thánh Giuse -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Ngày 04/08: Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục, bổn mạng các cha sở -
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, tông đồ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 27/08: Thánh nữ Monica -
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh