Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 21. Sự dữ
TÌM HIỂU SÁCH GL HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 21. SỰ DỮ
“Xin giải thoát chúng con khỏi sự dữ”. Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện như thế (GLHTCG số 2850). Thế nhưng chúng ta cần được giải thoát khỏi sự dữ nào? Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta thưa: “Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi mọi sự dữ”. Lời cầu xin này nói đến mọi sự dữ, cả thể lý lẫn thiêng liêng. Trong lời cầu nguyện của Hội Thánh còn kê khai rõ ràng “đói kém, dịch bệnh, chiến tranh” (số 2327).
Dù quan tâm nhiều đến những sự dữ này, nhưng điều được nhấn mạnh không phải là “những sự dữ” cho bằng “ác thần”: “Trong lời cầu xin này, Sự Dữ không phải là một điều trừu tượng nào đó, nhưng là một cá vị, là Satan, Ác thần, là thiên thần đã chống lại Thiên Chúa. Ma quỷ (tiếng Hi Lạp là dia-bolos) là “kẻ phá ngang” kế hoạch của Thiên Chúa và công trình cứu độ của Ngài được thực hiện trong Đức Kitô” (số 2851).
Không có nơi nào ma quỷ xuất hiện rõ ràng cho bằng khi nó hiện ra cám dỗ Chúa Giêsu. Trong sự cô tịch của hoang địa, chính tên cám dỗ đã tìm cách làm cho Chúa Giêsu sa ngã như tổ tiên chúng ta đã sa ngã: “Nếu ông là Con Thiên Chúa…” Tên cám dỗ đã muốn Chúa Giêsu từ bỏ thái độ hiếu thảo với Thiên Chúa (số 538). Thế nhưng nó thất bại hoàn toàn trước sự vâng phục đầy tình hiếu thảo của Chúa Giêsu với Chúa Cha. Những phép lạ trừ quỷ mà Chúa Giêsu thực hiện chứng tỏ rằng cùng với Người, Nước Thiên Chúa đã khởi sự, và vương quốc của Satan bị đè bẹp: “Nếu nhờ Thần khí của Thiên Chúa mà Ta trừ quỷ thì ắt là Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ngươi” (Mt 12,28).
Vậy “Tên cám dỗ” này là ai? Thánh Kinh và Truyền Thống của Hội Thánh coi hữu thể này là một thiên thần sa ngã, gọi là Satan hay ma quỷ. Hội Thánh dạy rằng thoạt đầu đó là một thiên thần tốt lành do Thiên Chúa tạo dựng, nhưng chính nó – cùng với ma quỷ và các thần dữ khác – đã làm cho mình nên ác xấu (số 391).
Chúa Giêsu gọi nó là “cha sự dối trá” và “kẻ sát nhân ngay từ ban đầu” (Ga 8,44). Không nhìn nhận thực tại này, coi ma quỷ chỉ là một thứ quyền lực vô danh của cái ác, điều đó không những là ngây thơ mà còn đẩy chúng ta đến bờ vực mù lòa khi nhìn vào những vực sâu của cái ác mở ra trước mắt chúng ta trong thế kỷ này: “Hoàn cảnh bi đát như vậy của trần gian đang “nằm dưới ách thống trị của Ác thần”, làm cho đời sống con người trở thành một cuộc chiến” (số 409).
Thế nhưng, “quyền năng của Satan không phải là vô hạn. Nó chỉ là một thụ tạo, có quyền năng vì là thuần túy thiêng liêng, nhưng vẫn luôn là thụ tạo: nó không thể ngăn chặn công trình xây dựng Nước Thiên Chúa… Hoạt động của nó có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho mỗi người và cho xã hội, trong lãnh vực tinh thần và một cách gián tiếp, trong cả lãnh vực vật chất… Việc Thiên Chúa cho phép ma quỷ hoạt động quả là một mầu nhiệm lớn lao, nhưng “chúng ta biết rằng Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Ngài” (số 395).
ĐHY Christoph Schönborn
bài liên quan mới nhất
- Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
-
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -
Ngày 21/02: Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ (1007-1072) -
Ngày 17/02: Bảy anh em lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ -
Ngày 14/02: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục -
Ngày 11/02: Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức -
Ngày 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ -
Ngày 08/02: Thánh Giêrônimô Êmilianô -
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo -
Ngày 05/02: Thánh Agata, đồng trinh, tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo -
Bảy sự đau đớn và vui mừng Thánh Giuse -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Ngày 04/08: Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục, bổn mạng các cha sở -
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, tông đồ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 27/08: Thánh nữ Monica -
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh