Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 19. Bảy bí tích
TÌM HIỂU SÁCH GIÁO LÝ
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Phần II: CÁC BÍ TÍCH
Bài 19. BẢY BÍ TÍCH
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là: Tại sao lại là 7 chứ không phải 8 hay 10?
Các bí tích ban tặng cho đời sống Kitô hữu sự khởi đầu cũng như sự tăng trưởng, sự chữa lành cũng như sứ vụ phải hoàn thành. Các bí tích chạm đến mọi giai đoạn và mọi thời điểm quan trọng trong cuộc đời người Kitô hữu. Đó là lý do tại sao người ta thường so sánh những giai đoạn trong đời sống thể lý với những giai đoạn trong đời sống thiêng liêng. Chẳng hạn như thánh Tôma Aquinô viết như sau trong cuốn Tổng luận thần học:
“Đời sống thiêng liêng có sự tương hợp nào đó với đời sống tự nhiên… Trong đời sống tự nhiên, con người nên hoàn hảo qua hai cách. Cách thứ nhất là trong tương quan với chính bản thân. Cách thứ hai là trong tương quan với cộng đoàn và xã hội mà mình đang sống, vì con người tự bản chất là một sinh vật có tính xã hội.
Ở tự nó, đời sống tự nhiên nên hoàn hảo bằng ba nẻo đường. Thứ nhất là bằng sinh sản, qua đó một con người bắt đầu hiện hữu và sống. Tương ứng với điều này trong đời sống thiêng liêng là bí tích Rửa tội, tức là sự tái sinh thiêng liêng… Thứ hai là bằng sự tăng trưởng, nghĩa là con người phát triển đến tầm vóc và sức mạnh đầy đủ. Tương ứng với đời sống thiêng liêng là bí tích Thêm Sức, làm cho ta mạnh sức nhờ Thánh Thần… Thứ ba là bằng lương thực, nhờ đó sự sống và sức khỏe của con người được bảo toàn. Tương ứng với điều này trong đời sống thiêng liêng là bí tích Thánh Thể. Và như thế coi như đã đủ cho con người, cả về thể xác lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, lúc này lúc khác, con người bị đau yếu cả về thể xác lẫn linh hồn (do tội lỗi), cho nên con người cần được chữa lành. Việc chữa lành có hai mặt. Thứ nhất, chữa lành theo nghĩa là hồi phục sức khỏe. Tương ứng với điều này trong đời sống thiêng liêng là bí tích Giao Hòa (Giải tội)… Thứ hai, chữa lành theo nghĩa là phục hồi sức khỏe và năng lực qua việc tập luyện và kiêng cữ. Tương ứng với điều này trong đời sống thiêng liêng là bí tích Xức dầu bệnh nhân.
Trong mối tương quan với cộng đoàn, con người nên hoàn hảo qua hai mặt. Thứ nhất là đảm nhận quyền bính để điều hành dân chúng và thực thi việc công. Trong đời sống thiêng liêng, điều này tương ứng với bí tích Truyền Chức Thánh. Thứ hai là bảo tồn nòi giống. Điều này diễn ra trong bí tích Hôn Phối, cả về mặt tự nhiên lẫn thiêng liêng, vì đây không chỉ là một bí tích mà còn là bổn phận tự nhiên.
Dĩ nhiên đây chưa phải là câu trả lời trọn vẹn nhưng dẫu sao cũng cung cấp cho chúng ta một tầm nhìn về sự hiện diện của bảy bí tích trong đời sống Kitô hữu.
ĐHY Christoph Schönborn
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
-
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -
Ngày 21/02: Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ (1007-1072) -
Ngày 17/02: Bảy anh em lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ -
Ngày 14/02: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục -
Ngày 11/02: Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức -
Ngày 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ -
Ngày 08/02: Thánh Giêrônimô Êmilianô -
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo -
Ngày 05/02: Thánh Agata, đồng trinh, tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo -
Bảy sự đau đớn và vui mừng Thánh Giuse -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Ngày 04/08: Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục, bổn mạng các cha sở -
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, tông đồ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 27/08: Thánh nữ Monica -
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh