Tín hữu Công giáo và Do Thái: cùng làm chứng cho phẩm giá con người

Tín hữu Công giáo và Do Thái: cùng làm chứng cho phẩm giá con người

WHĐ (16.05.2011) – Ngày 12-05 tại Vatican, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp một phái đoàn thuộc tổ chức B’nai B’rith quốc tế. B’nai B’rith trong tiếng Do thái có nghĩa là Những người con của Giao ước, là tổ chức Do Thái giáo lâu đời nhất trên thế giới - được thành lập năm 1843 tại New York City.

Đức Thánh Cha ca ngợi sự “tham gia tích cực” của B’nai B’rith trong cuộc gặp gỡ của Ủy ban Liên lạc quốc tế Công giáo-Do Thái giáo, tổ chức tại Paris vào cuối tháng Hai vừa qua, nhân kỷ niệm 40 năm cuộc đối thoại giữa hai tôn giáo. “Những gì đã xảy ra trong bốn mươi năm qua phải được xem như là một món quà tuyệt vời của Chúa và là lý do để chúng ta chân thành tạ ơn Đấng đã dùng sự khôn ngoan vô hạn và vĩnh cửu của mình mà dẫn dắt chúng ta”.

“Hội nghị Paris khẳng định mong ước của người Công giáo và người Do Thái, muốn cùng nhau đáp ứng những thách thức to lớn khi phải đối mặt với cộng đồng của chúng ta trong một thế giới đổi thay nhanh chóng và, nhất là, cùng chia sẻ trách nhiệm chống nghèo đói, bất công, phân biệt đối xử và phủ nhận các quyền phổ quát của con người”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể cùng nhau thực hiện là cùng làm chứng cho niềm tin sâu sắc của chúng ta, rằng mỗi người được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa và vì thế có một phẩm giá bất khả xâm phạm. Niềm xác tín này vẫn là cơ sở bảo đảm nhất cho mọi nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy các quyền bất khả xâm phạm của mỗi con người”.

Nhắc lại một cuộc nói chuyện gần đây giữa các đoàn đại biểu các Rabbi Do Thái giáo và Ủy ban Tòa Thánh về Liên lạc với người Do Thái, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói rằng, vào dịp đó, “sự căng thẳng đã lắng dịu do nhu cầu cần phải thúc đẩy một sự hiểu biết đúng đắn về vai trò của tôn giáo trong đời sống của xã hội chúng ta ngày nay, để điều chỉnh một quan điểm về con người và sự chung sống xã hội – một quan điểm hoàn toàn theo chiều ngang – và do đó là bất cập”.

Đức Thánh Cha kết luận: “Đời sống và hoạt động của mọi tín hữu phải nên chứng từ kiên định cho sự siêu việt, hướng đến các thực tại vô hình ở ngoài chúng ta, và thể hiện niềm xác tín rằng Đấng Quan phòng yêu thương và từ bi luôn hướng dẫn chung cục lịch sử, cho dù cuộc hành trình đôi khi xảy ra khó khăn và bị đe dọa.”

(Theo VIS)

Xem video: ĐTC tiếp kiến tổ chức B’nai B’rith

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top