Tổ chức Caritas Quốc tế: Chứng nhân của Lòng Chúa yêu thương
WHĐ (28.05.2011) – Sáng 27-05, tại Vatican, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến Đức Hồng y Oscar Rodriguez Maradiaga, Tổng giám mục giáo phận Tegucigalpa (Honduras), Chủ tịch Caritas Quốc tế và 400 đại biểu tham dự Đại hội của tổ chức này.
Đức Thánh Cha nhắc lại, cách nay 60 năm, sau Chiến tranh thế giới lần thứ II rất khốc liệt, Đức Giáo hoàng Piô XII đã thiết lập tổ chức Caritas quốc tế “để cho thấy toàn thể Giáo hội luôn liên kết và quan tâm trước tình hình thế giới với biết bao xung đột và tình trạng khẩn cấp”. Còn Đức Gioan Phaolô II là người củng cố mối quan hệ liên kết giữa các Tổ chức Caritas tại những các quốc gia khác nhau với Tòa Thánh, mang lại cho tổ chức này tư cách pháp nhân theo giáo luật.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Tổ chức quốc tế này đã giữ một vai trò riêng trong lòng Giáo Hội và đã được mời gọi chia sẻ, phối hợp với phẩm trật Hội Thánh, thực thi sứ mệnh của Giáo Hội là, qua hoạt động bác ái để thể hiện tình yêu là chính Thiên Chúa”.
“Qua các chứng nhân, Giáo Hội vươn tới được hàng triệu con người và giúp họ nhận biết tình yêu của Thiên Chúa, Đấng luôn ở bên con người, nam cũng như nữ, những khi thiếu thốn. Đối với chúng ta là những Kitô hữu, chính Chúa là nguồn phát sinh đức ái, và đức ái không chỉ là lòng tốt chung chung mà còn là tự hiến, theo gương Chúa Giêsu Kitô, hy sinh sự sống của mình cho tha nhân”.
Đức Thánh Cha giải thích:
“Tổ chức Caritas Quốc tế không giống với các cơ quan xã hội khác, vì Caritas là một tổ chức của Giáo Hội, tham gia vào sứ mạng của Hội Thánh. Đó là điều các Đức giáo hoàng đều mong muốn và cũng là nội dung được Đại hội xác định lại một cách mạnh mẽ. Cần lưu ý, về căn bản, Caritas Quốc tế gồm những Tổ chức Caritas tại các quốc gia. So với nhiều tổ chức của Giáo Hội và các hội từ thiện, Caritas có một nét riêng biệt. Mặc dù có những hình thức đa dạng theo đúng quy định của giáo luật, nhưng tất cả mọi tổ chức tại các quốc gia đều phải giúp đỡ các giám mục thực thi mục vụ bác ái của các ngài. Trong Giáo Hội, mọi người đều có bổn phận đặt mình trong sự hướng dẫn của các Mục tử. Từ ngày Caritas Quốc tế đạt tầm vóc toàn cầu và có tư cách pháp nhân theo giáo luật, Tòa Thánh có trách nhiệm theo dõi các hoạt động và thực hiện việc giám sát nhằm bảo đảm mọi hoạt động nhân đạo, từ thiện, và nội dung các văn kiện của Caritas Quốc tế hoàn toàn phù hợp với Tòa Thánh và Huấn quyền của Giáo Hội, đồng thời được quản lý trong phạm vi thẩm quyền và bằng cách thức minh bạch. Chính căn tính riêng biệt này duy trì sức mạnh của Caritas Quốc tế, và là những gì mang lại hiệu quả độc đáo cho Caritas Quốc tế”.
Tiếp theo, đề cập vai trò quan trọng của Caritas trên bình diện quốc tế, Đức Thánh Cha nhấn mạnh:
“Nhờ kinh nghiệm gặt hái được trong những năm qua, các thành viên của Tổ chức Caritas đã rút được bài học làm “người phát ngôn cho một tầm nhìn nhân học lành mạnh, nhờ được Giáo thuyết của Hội Thánh Công giáo nuôi dưỡng và dấn thân bảo vệ phẩm giá của toàn thể sự sống con người. Không dựa trên nền tảng mang tính siêu việt, không tham chiếu Thiên Chúa là Đấng dựng nên muôn loài, không nghĩ đến số phận đời đời của mình, chúng ta có nguy cơ trở thành miếng mồi ngon cho những ý thức hệ độc hại”.
Đức Thánh Cha nêu lên trách nhiệm của Caritas Quốc tế:
“Caritas Quốc tế là một tổ chức có vai trò nuôi dưỡng sự hiệp thông giữa Giáo Hội hoàn cầu và các Giáo Hội địa phương, cũng như sự hiệp thông giữa các tín hữu trong việc thực thi đức ái, đồng thời cũng được mời gọi góp phần mình vào việc đưa sứ điệp của Giáo Hội đến với đời sống chính trị và xã hội trên bình diện quốc tế. Trong lĩnh vực chính trị cũng như trong tất cả mọi lĩnh vực trực tiếp liên quan đến người nghèo, đến các tín hữu, nhất là giáo dân, Caritas được tự do đầy đủ để hoạt động. Mặt khác, mỗi Kitô hữu, đúng hơn phải là tất cả mọi người, đều được mời gọi hành động với lương tâm được thanh luyện và với trái tim quảng đại để cổ võ mạnh mẽ những giá trị ‘không thể nhân nhượng’ mà tôi vẫn thường nói đến”.
Kết thúc huấn từ, một lần nữa Đức Thánh Cha nhấn mạnh hoạt động của Caritas phải làm chứng cho đức ái Kitô giáo:
“Vi thế, chính với triển vọng lớn lao này và bằng sự cộng tác chặt chẽ với các vị mục tử của Hội Thánh, những người có trách nhiệm tối hậu của việc làm chứng cho đức ái, các Tổ chức Caritas quốc gia được mời gọi tiếp tục thực hiện chứng từ quan trọng về mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện qua Đức Giêsu Kitô, là tình yêu làm cho con người được sống và được biến đổi. Chính điều này cũng dành cho Caritas Quốc tế, khi quyết tâm chu toàn sứ vụ của mình, thì cũng luôn nhận được những trợ giúp và nâng đỡ của Tòa Thánh, đặc biệt qua Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm) là cơ quan có thẩm quyền về tổ chức Caritas”.
(Theo VIS)
bài liên quan mới nhất
- Thoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicô
-
Sứ điệp và Phép lành Urbi et Orbi Giáng Sinh 2021 -
ĐTC Phanxicô giảng lễ đêm Giáng Sinh: Tìm thiên đàng nơi người nghèo -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà bình năm 2022 -
12 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021 -
Đức tin cụ thể: những cử chỉ nhỏ theo lời kêu gọi của ĐTC trong dịp lễ Giáng Sinh -
Cuộc phỏng vấn ĐTC trên chuyến bay từ Hy Lạp về Roma -
ĐTC gặp giới trẻ ở Hy Lạp -
Thánh lễ tại Thính phòng Megaron -
ĐTC gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên của Hy Lạp
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Linh mục trên tàu du lịch nâng đỡ tinh thần hành khách trong nỗi lo sợ virus corona -
Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết -
Coronavirus: Tiếng khóc từ Italia -
Truyền hình trực tiếp Phép Lành “Urbi et Orbi” vào thứ Sáu 27.3.2020 -
Truyền hình các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh 2020 -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp người phụ nữ đã nắm chặt tay ngài vào đêm giao thừa dương lịch -
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân nhiễm virus Corona -
Tìm hiểu Ơn Toàn Xá trong mùa đại dịch Covid -19