Trường Chuyên Biệt Gia Định: Lễ Hội Yêu Thương lần IX - Hai mươi năm thành lập trường
WGPSG -- Vào lúc 18giờ 30 ngày 30/12/2010, tại trường Chuyên Biệt Giáo xứ Gia Định, đại diện cho linh mục chánh xứ Ignatiô Hồ Văn Xuân, linh mục Giám đốc trường, Giuse Mai Thanh Tùng đã chính thức khai mạc Lễ Hội Yêu Thương lần IX cũng là kỷ niệm 20 năm thành lập trường.
Mục đích của Lễ Hội Yêu Thương
Lễ Hội Yêu Thương là dịp để các em có cơ hội “Trình Làng”, thể hiện khả năng, sự tiến bộ của các em sau những tháng ngày học tập rèn luyện. Đến Lễ Hội yêu Thương không phải để thưởng thức một chương trình văn nghệ đặc sắc về mặt nghệ thuật nhưng khách mời sẽ được xem những màn văn nghệ khác thường nhưng rất đời thường, là những động tác, những cử điệu kết quả của sự kiên trì tập luyện vất vả hằng ngày của thầy và trò. Các diễn viên hôm nay là những học sinh của trường mà 85% là Tự kỷ hay Nét Tự kỷ, các giáo viên và phụ huynh…
Còn gọi là Lễ Hội Yêu Thương vì đây là ngày hội của biết bao tấm lòng yêu thương từ các giáo viên, các phụ huynh, các ân nhân cùng khách mời. Các vị đã quảng đại đóng góp những gì mình có thể để ngày hội diễn ra thật trang trọng và ý nghĩa. Những tràng pháo tay cổ vũ các em sau mỗi màn diễn đã nói lên tâm tình yêu thương và trân trọng các em, đó cũng là niềm khích lệ lớn cho các em và Ban tổ chức lễ hội.
Sự góp mặt chung vui của quý vị khách mời hôm nay đã góp phần làm cho thông điệp “Lễ Hội Yêu Thương” càng thêm đậm đà ý nghĩa!
Chương trình văn nghệ
Màn diễn khai mạc Lễ hội được gọi là “TÙY HỨNG – TUNG HỨNG”- CAN THIỆP SỚM.
Sở dĩ tiết mục biểu diễn của trẻ can thiệp sớm mang tên “TÙY HỨNG - TUNG HỨNG” vì đó chính là bản chất con người các em. Tuy được can thiệp sớm, có tiến bộ và dày công cố gắng tập luyện nhưng có thể các em không chịu diễn. Tham gia biểu diễn hay không là còn tùy hứng! Chính các giáo viên cũng hồi hộp chờ đợi quyết định nầy của các em! Hôm nay là cơ hội tốt để các em vượt khỏi thế giới riêng biệt của mình, hòa nhập vào tập thể cộng đồng xã hội mà từ trước đến nay các em chưa bao giờ gặp phải!
Chương trình Văn Nghệ được tiếp diễn bằng những màn thật sôi động: những điệu vũ, màn trình diễn thời trang. Chỉ cần nhạc trổi lên, khi các em đã có hứng thì các em nhún nhẩy theo điệu thật chuẩn.
Góp phần Văn Nghệ cho Lễ hội có những màn trình diễn của các khách mời:
Giao lưu Ballet với diễn viên múa Hanayo-Tokuyama. Hiện tại, cô là Hiệu trưởng và là Biên đạo múa Trường múa Ballet Kanazawa, cô đã nhiều lần tổ chức những cuộc trình diễn Ballet thật đông đảo và thành công lớn mà thành viên là những trẻ Tự kỷ và trẻ chậm phát triển tại Nhật.
Màn ảo thuật của cha Gioan Baotixita Lê Quốc Kiệt thật ấn tượng: Biến CÓ THÀNH KHÔNG – KHÔNG THÀNH CÓ… qua bàn tay thần kỳ của cha.
Cha Phaolô Nguyễn Quốc Hưng, cha sở An Nhơn không ngại đường xa cũng về thăm các em và hát tặng Lễ hội bài “Và con tim đã vui trở lại”, để trả lời cho bài hát “Đứa bé” của các cựu học sinh khi các em tâm sự còn bao nhiêu trẻ không ai yêu thương. Nơi đây các em cũng như các phụ huynh đã thật sự cảm nhận con tim mình đã vui trở lại.
Hôm nay cũng là “Một ngày bình yên” nhất của các phụ huynh như lời bài hát các vị đã trình bày rất vui và sinh động với điệu múa nón.
Kỷ niệm 20 năm thành lập trường: Lễ hội dành những giây phút lắng đọng để tưởng nhớ về người sáng lập trường và những người lái đò đã có công đưa các học sinh qua khỏi bến mê!
Sơ lược về trường Chuyên Biệt Gia Định
Trước đây, Trường mang tên Thánh Mẫu, là một cơ sở hoạt động xã hội của giáo xứ Gia Định, do cố linh mục chánh xứ Antôn Phùng Quang Mạnh thành lập từ năm 1991. Cảm thông với nỗi buồn và thất vọng của các phụ huynh có con em bị khuyết tật, cha cố sở An Tôn đã mạnh dạn thành lập ngôi trường giáo dục chuyên biệt nầy. Từ con số không, trường đã từng bước đầu tư về cơ sở vật chất cũng như đào luyện nhân sự chuyên môn…
Nhìn lại hình ảnh các em 20 năm về trước, ta sẽ nhận ra những điều kỳ diệu mà trường đã đạt được: nhiều em từ tình trạng không biết làm gì, hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ, nay đã biết tự lo, có thể hội nhập với xã hội, biết tham gia lao động với đồng lương tuy chỉ là tượng trưng, nhưng đã là niềm hạnh phúc lớn cho gia đình và cho chính bản thân các em.
Trường đã giúp đỡ 1697 lượt trẻ em Chậm phát triển trí tuệ và Tự Kỷ - 855 trẻ em lớp học Tình thương.
Chúc mừng năm mới
Lễ hội kết thúc bằng lời cám ơn chân thành của Ban Tổ chức và lời chúc năm mới. Bài Happy NewYear được các diễn viên hát đi hát lại như muốn kéo dài Lễ hội cùng với ước mong “Bình an và hạnh phúc” luôn đến với những người thiện tâm - Công giáo cũng như không Công giáo.
bài liên quan mới nhất
- Cộng đoàn Bác ái Cao Thái: Lịch cấm phòng năm 2022
-
Phát quà Giáng sinh cho trẻ em và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt -
Giáo Xứ Chợ Đũi phát học bổng Mẹ Têrêsa Calcutta -
Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Phường 6 quận Gò Vấp đến thăm và tặng quà Mái Ấm Hà Đông -
Doanh nhân Công Giáo: Tĩnh tâm Mùa Vọng năm 2021 -
Doanh nhân Công giáo: Thư mời Tĩnh tâm mùa Vọng ngày 19-12-2021 -
Cùng thắp lên ngọn lửa Hòa bình Niềm tin và Tình yêu -
Caritas Việt Nam: Thánh lễ cầu nguyện nhân dịp phát động chiến dịch ‘Together we – Chúng ta cùng nhau’ -
Giới Y tế Công giáo TGP.SG: Tĩnh tâm Mùa Vọng 5-12-2021 -
Nội san Lửa Mến tháng 12.2021
bài liên quan đọc nhiều
- Giáo dân trong mùa dịch: Những điều Nên và Không Nên
-
Bổ nhiệm cha Tân Giám đốc Caritas Việt Nam và tri ân cha nguyên giám đốc -
Chuyên đề 185: Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội -
Caritas TGP Sài Gòn: chung tay lan tỏa yêu thương giữa đại dịch covid-19 -
Chuyên đề 150: “Xác định sứ mệnh mục tiêu cuộc đời” -
Thư ngỏ v/v kế hoạch “Mục vụ Chăm sóc các em mồ côi” -
Dòng Đa Minh Việt Nam -
Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn: Hưởng ứng lời kêu gọi cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền Trung -
Chương trình Lan Tỏa Yêu Thương đợt 4 -
Họp mặt Di dân Phát Diệm tại miền Nam lần thứ 12