Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu (ngày I - III)
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN DỰA TRÊN LỜI CHÚA
Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu (ngày I - III)
NGÀY THỨ NHẤT: CÔNG BỐ
Do đó, Người phải băng qua Sa-ma-ri (Ga 4,4)
St 24,10-33 Ông Áp-ra-ham và bà Rê-bêc-ca bên bờ giếng.
Tv 42 Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong.
2 Cr 8,1-7 Lòng quảng đại của các giáo đoàn tại Ma-kê-đô-ni-a.
Ga 4,1-4 Người phải băng qua Sa-ma-ri.
Gợi ý
Đức Giê-su và các môn đệ đi từ Giu-đê-a đến Ga-li-lê. Sa-ma-ri nằm giữa hai vùng đất này. Luôn có một thành kiến chống lại vùng đất Sa-ma-ri và những con người ở đây. Vùng đất Sa-ma-ri mang tiếng xấu vì sự lai tạp về chủng tộc và tôn giáo của nó. Việc tìm một con đường thay thế để tránh đặt chân vào vùng đất Sa-ma-ri cũng là điều không có gì bất thường.
Tin Mừng của thánh Gio-an muốn diễn tả điều gì khi nói rằng: “Do đó, Người phải băng qua Sa-ma-ri”? Vượt trên những vấn đề về mặt địa lý, đây chính là sự chọn lựa của Đức Giê-su: “băng qua Sa-ma-ri” mang ý nghĩa Người phải gặp người khác, một người mà thường bị xem là mối đe dọa.
Mâu thuẫn giữa người Do Thái và người Sa-ma-ri đã là quá khứ. Vương quyền của miền nam đã đòi hỏi tập trung việc thờ phượng Thiên Chúa tại Giê-ru-sa-lem (1 V 12), và cha ông của người Sa-ma-ri đã phá vỡ điều đó. Sau này, khi người A-sy-ri xâm chiếm vùng đất Sa-ma-ri và trục xuất rất nhiều dân cư tại đây, họ đã mang đến vùng đất này vô số những dân tộc ngoại bang, mỗi dân tộc với những thần minh của họ (2 V 17,24-34). Đối với người Do Thái, người Sa-ma-ri trở thành một thứ dân “lai tạp và ô uế”. Sau này trong Tin Mừng Gio-an, khi người Do Thái muốn hạ thấp uy tín của Đức Giê-su, họ đã buộc tội Ngài rằng: “Chúng tôi bảo ông là người Sa-ma-ri và là người bị quỷ ám thì chẳng đúng lắm sao?” (Ga 8,48)
Đến lượt mình, người Sa-ma-ri cũng khó chấp nhận người Do Thái (Ga 4,8). Nỗi đau của quá khứ đã trở nên sâu đậm hơn, khi vào khoảng năm 128 TCN, thủ lãnh của người Do Thái, là Gio-an Hyrcanus, đã phá hủy ngôi đền thờ được xây dựng bởi người Sa-ma-ri, nơi thờ phượng của họ tại đỉnh núi Gerizin. Ít nhất môt lần, Tin Mừng Luca đã tường thuật lại việc Đức Giê-su không được tiếp đón tại một thành phố thuộc miền Sa-ma-ri, chỉ đơn giản vì Người đang trên đường đi lên Giê-ru-sa-lem (Lc 9, 52). Vì thế, sự đối kháng này xuất phát từ cả hai phía.
Gio-an đã làm rõ việc Đức Giê-su “băng qua Sa-ma-ri” chính là sự lựa chọn của Người; Người vươn ra khỏi dân tộc của Người. Với hành động này, Người đang chỉ cho chúng ta thấy việc chúng ta tự tách bản thân khỏi những người khác biệt với ta và chỉ tương quan với những người giống chúng ta là chúng ta đang tự làm nghèo nàn chính bản thân mình. Việc đối thoại với những người khác biệt sẽ giúp ta lớn lên.
Câu hỏi
Việc “phải băng qua Sa-ma-ri” có ý nghĩa gì cho tôi và cho cộng đoàn đức tin của tôi?
Đâu là những bước mà giáo hội của tôi đã thực hiện để gắp gỡ với các giáo hội khác, và các giáo hội đã học hỏi từ nhau được những gì?
Lời nguyện
Lạy Thiên Chúa muôn dân,
xin dạy chúng con biết băng qua Sa-ma-ri để đến gặp anh chị em của chúng con ỡ những giáo hội khác.
Xin cho chúng con đến đó với một con tim RỘNG MỞ
để chúng con có thể học được nhiều điều từ mỗi giáo hội và mỗi nền văn hóa.
Chúng con tuyên xưng Ngài là nguồn mạch của sự hiệp nhất
Xin ban cho chúng con sự hiệp nhất mà Đức Ki-tô đã muốn cho chúng con. Amen
* * *
NGÀY THỨ HAI: TỐ GIÁC I
Người đi đường mệt mỏi, nên ngồi ngay xuống bờ giếng (Ga 4,6)
St 29,1-14 Ông Gia-cóp và bà Ra-khen bên bờ giếng.
Tv 137 Bài ca kính Chúa Trời làm sao ta hát nổi nơi đất khách quê người?
1 Cr 1,10-18 Tôi muốn nói là trong anh em có luận điệu như: “Tôi thuộc về ông Phao-lô, tôi thuộc về ông A-pô-lô”.
Ga 4,5-6 Đức Giê-su mệt mỏi sau hành trình của Người.
Gợi ý
Trước cuộc gặp gỡ của Ngài với người phụ nữ Sa-ma-ri, Đức Giêsu đã có mặt tại Giê-ru-sa-lem. Trước đó, những người Pha-ri-sêu đã bắt đầu loan tin rằng Đức Giê-su đã làm phép rửa cho nhiều môn đệ hơn cả Gio-an Tẩy Giả. Và có lẽ tin đồn này cũng gây ra những căng thẳng và khó chịu. Có lẽ đó cũng chính là lý do mà Đức Giê-su quyết định rời khỏi nơi ấy.
Đến bên bờ giếng, Đức Giê-su quyết định dừng lại. Người cảm thấy mệt sau chuyến hành trình. Sự mệt mỏi đó cũng có thể do những tin đồn về Người. Khi Đức Giêsu đang nghỉ ngơi, một người phụ nữ Sa-ma-ri đến bên bờ giếng để múc nước. Cuộc gặp gỡ này diễn ra tại giếng Gia-cóp: nơi chốn mang tính biểu tượng cả trong đời sống thường nhật và trong cả đời sống tâm linh của người dân trong Kinh Thánh.
Cuộc đối thoại giữa Đức Giê-su và người phụ nữ Sa-ma-ri bắt đầu với câu hỏi về nơi thờ phượng Thiên Chúa. Người phụ nữ Sa-ma-ri hỏi rằng: “Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bào Giê-ru-sa-lem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa”. Đức Giê-su liền trả lời: “không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem… giờ đây những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa trong thần khí và sự thật, vì Chúa cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế.” (Ga 4,21-24)
Điều này vẫn tiếp tục xảy ra, thay vì chung tay tìm kiếm sự hiệp nhất, sự tranh đấu và mâu thuẫn lại in hằn lên mối tương quan giữa các giáo hội. Đó cũng chính là kinh nghiệm của giáo hội tại Bra-xin trong những năm gần đây. Các giáo hội quá đề cao những điểm mạnh của chính họ, cũng như nhấn mạnh đến lợi ích dành cho những người gia nhận để thu hút thêm nhiều thành viên mới. Một vài người nghĩ rằng giáo hội càng lớn, thì số lượng thành viên phải càng lớn, mà sức mạnh của nó càng nhiều thì họ càng ở gần Chúa hơn, họ xem bản thân họ như những người thờ phượng đích thực của Thiên Chúa. Và kết quả chính là sự bạo lực và thiếu tôn trọng với các tôn giáo cũng như các truyền thống khác. Cách thức cạnh tranh theo kiểu tiếp thị này vừa gây ra sự ngờ vực giữa các giáo hội vừa tạo ra sự thiếu tin tưởng của xã hội đối với toàn thề cộng đồng Ki-tô giáo. Khi cuộc chiến nổi lên, giáo hội “khác” đã trở thành kẻ thù.
Ai mới là những người thờ phượng đích thực? Người thờ phương đích thực không để cho cái luận lý “đâu là người tốt hơn và đâu là kẻ tệ hơn” của cuộc chiến ảnh hưởng đến đức tin. Chúng ta cần “những bờ giếng” để tựa vào, đề nghỉ ngơi và để xua đi những mâu thuẫn, tranh chấp và bạo lực, ta cần những nơi mà chúng ta có thể học biết rằng người thờ phượng đích thực thì thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật.”
Câu hỏi
Đâu là nguyên nhân chính cho sự tranh chấp giữa các giáo hội chúng ta?
Liệu chúng ta có thể tìm thấy “giếng nước chung” mà chúng ta có thể tựa vào mà nghỉ ngơi, tránh khỏi những mâu thuẫn và tranh chấp?
Lời nguyện
Lạy Thiên Chúa, Đấng tràn đầy ân sủng,
Các giáo hội của chúng con thường bị dẫn dắt lựa chọn luận lý của sự tranh chấp
Xin tha thứ tội ngạo mạn của chúng con.
Chúng con đã quá mệt mỏi với nhu cầu trở nên thứ nhất này. Xin cho chúng con được nghỉ ngơi bên giếng nước.
Xin phục hồi chúng con bằng dòng nước hiệp nhất múc ra từ những lời nguyện cầu của chúng con.
Nguyện xin Thần Khí là Đấng bay lượn trên mặt nước hỗn mang, đem đến sự hiệp nhất từ những khác biệt của chúng con. Amen.
* * *
NGÀY THỨ BA: TỐ GIÁC II
Tôi không có chồng (Ga 4,17)
2 V 17,24-34 Sa-ma-ri bị xâm lăng bởi Át-sua.
Tv 139,1-12 Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ con.
Rm 7,1-4 Anh em đã chết đối với lề luật nhờ thân thề của Đức Ki-tô.
Ga 4, 16-19 Tôi không có chồng.
Gợi ý
Người phụ nữ Sa-ma-ri trả lời với Đức Giê-su rằng: “Tôi không có chồng”. Lúc này, chủ đề của cuộc đối thoại này là về đời sống hôn nhân của người phụ nữ. Có một sự thay đổi liên quan đến nội dung của cuộc nói chuyện từ vấn đề nước uống đến vấn đề vợ chồng. “Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây” (Ga 4,16), nhưng Đức Giê-su biết rõ người phụ nữ đã có năm đời chồng, và người đàn ông hiện tại không phải là chồng của cô ta.
Hoàn cảnh của người phụ nữ này là thế nào? Có phải chồng của cô ta đã đòi ly hôn? Cô ta phải chăng là môt quả phụ? Cô ta đã có con hay chưa? Nhũng câu hỏi này tự nhiên trổi dậy khi ta đối diện với trình thuật này. Tuy nhiên, dường như Đức Giê-su quan tâm đến một chiều kích khác trong hoàn cảnh của người phụ nữ, Ngài biết rõ cuộc sống của người phụ nữ nhưng vẫn cho cô ta một lối mở, Ngài vẫn trò chuyện với cô ta. Đức Giê-su không nhấn mạnh lý giải về mặt đạo đức câu trả lời của cô ta, nhưng dường như muốn đưa cô ta bước ra ngoài. Và kết quả là thái độ của cô ta đối với Đức Giê-su dần thay đổi. Ở thởi điểm này, những chướng ngại về khác biệt văn hóa và tôn giáo đã lui dần về phía sau để nhường chỗ cho một điều quan trọng hơn: một cuộc gặp gỡ trong niềm tin. Hành động của Đức Giê-su trong lúc này cho phép chúng ta mở ra những cánh cửa mới và đẩy đến những câu hỏi xa hơn nữa: những câu hỏi thách thức những thái độ đã khinh miệt và cô lập người phụ nữ ấy; và những câu hỏi về những sự khác biệt mà chúng ta phải đối mặt trên con đường đến sự hiệp nhất mà chúng ta đang tìm kiếm và vì thế mà chúng ta cầu nguyên.
Câu hỏi
Đâu là những cơ chế tội lỗi mà chúng ta có thể nhận ra trong cộng đồng của mình?
Vị trí và vai trò của người phụ nữ trong các giáo hội của chúng ta là gì?
Các giáo hôi của chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn bạo lực và vượt qua bao lực trực tiếp hướng đến phụ nữ và các bé gái?
Lời nguyện
Lạy Đấng trổi vượt trên hết thảy
Có danh xưng nào khác mà chúng con có thể gọi Ngài đây ?
Bài ca nào có thể được hát lên cho Ngài?
Chẳng ngôn từ nào có thể diễn tả được Ngài
Tâm trí nào có thể nhận biết Ngài đây ?
Không trí tuệ nào có thể hiểu thấu được Ngài
Duy mình Ngài là Đấng chẳng thể diễn tả được,
vì tất cả mọi điều được nói ra đều phát xuất từ Ngài
Duy mình Ngài là Đấng chẳng thể hiểu được,
bởi tất cả ý nghĩ đều từ Ngài mà đến.
Mọi loài thọ tạo đều cao rao Ngài, cả kẻ phát ngôn lẫn kẻ lặng câm.
Muôn người khao khát Ngài, hết thảy thế nhân mong mỏi ước ao Ngài.
Mọi loài hiện hữu cầu nguyện với Ngài
Và mọi hữu thể chiêm ngắm vũ trụ của Ngài đều dâng lên Ngài khúc tịnh ca.
Xin thương xót chúng con, hỡi Đấng trổi vượt trên thảy
Có danh xưng nào khác mà chúng con có thể gọi Ngài đây ?
(Gregory of Nazianzus)
(còn tiếp)
Chuyển ngữ: Đại Chủng viện Thánh Giuse
bài liên quan mới nhất
- Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
-
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -
Ngày 21/02: Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ (1007-1072) -
Ngày 17/02: Bảy anh em lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ -
Ngày 14/02: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục -
Ngày 11/02: Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức -
Ngày 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ -
Ngày 08/02: Thánh Giêrônimô Êmilianô -
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo -
Ngày 05/02: Thánh Agata, đồng trinh, tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo -
Bảy sự đau đớn và vui mừng Thánh Giuse -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Ngày 04/08: Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục, bổn mạng các cha sở -
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, tông đồ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 27/08: Thánh nữ Monica -
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh