Tuyên bố của Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần thứ VIII nhân Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc 2011
Hội nghị Quốc tế lần thứ VIII nhân Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya ở Wang Noi, Ayuttaya; Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc, Bangkok và Buddhamonthon, tỉnh Nakhon Pathom, Thái Lan 12-15/5/2011. Ban MVĐTLT TGP xin giới thiệu đến quý bạn đọc Tuyên bố của Hội nghị ký ngày 14.5.2011 (Phật lịch 2555).
* * *
Vào ngày 15.12.1999, các vị đại biểu từ 34 quốc gia đã kiến nghị lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng, ngày trăng tròn tháng 5 nên được công nhận và tổ chức tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc và các văn phòng Liên Hiệp Quốc ở các khu vực như là Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc. Sau đó Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức ra quyết định trong chương trình nghị sự số 174, mục 54. Theo quyết định này thì Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập vào năm 2000, với sự tán thành của Phật giáo đồ thuộc tất cả các truyền thống Phật giáo. Theo tinh thần của bản nghị quyết ấy, chúng tôi, đại biểu từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tập trung lại từ ngày 12 đến 14/5/2011 (Phật lịch 2554) cùng tổ chức Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc, trong khuôn khổ hội thảo được Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU), Thái Lan đăng cai tổ chức với sự hỗ trợ nhiệt tâm của Chính phủ Hoàng gia, dưới sự chỉ đạo của Giáo hội Tăng già tối cao Thái Lan.
Trong những buổi hội thảo tại khuôn viên chính của trường MCU, ở Wang Noi, Ayutthaya, ở UNESCAP, Bangkok và tại Buddhamonthon ở tỉnh Nakhon Pathom, chúng tôi đã tìm hiểu về chủ đề “Những chuẩn mực đạo đức của Phật giáo đối với sự phát triển kinh tế, xã hội”, điều đó đã làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau và củng cố sự hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân từ tất cả các truyền thống Phật giáo. Trong phần cuối của cuộc hội thảo, chúng tôi đồng lòng quyết định như sau:
1. Để kỷ niệm 2.600 năm ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, khai sáng một tôn giáo trên thế giới, một tôn giáo phụng sự cho nhân loại: chúng tôi quyết định tạo điều kiện thuận lợi và đẩy mạnh các hoạt động tôn giáo, văn hóa và học thuật trong suốt năm, ở cả cấp độ quốc gia lẫn quốc tế.
2. Với niềm vinh hạnh về lễ khánh tuế mừng Đức vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan tròn 84 tuổi: chúng tôi nâng cao ý thức về sự lãnh đạo mẫu mực và tầm nhìn sâu rộng của Đức vua, trong đó tình thương yêu dành cho mọi người có thể được xem như là một bằng chứng, trong hơn 4.000 dự án phát triển của Hoàng gia, và chúng tôi khuyến khích tất cả mọi người học theo tấm gương của Đức vua.
3. Thêm vào đó, trong sự tưởng nhớ đến ngày khánh tuế lần thứ 84 của Đức vua: chúng tôi hỗ trợ cho việc tổ chức cuộc hội thảo lần thứ II của “Hiệp hội Quốc tế của các trường đại học Phật giáo” (IABU) vào tháng 12/2011.
4. Để khuyến khích việc áp dụng thông điệp của Đức Phật về kinh tế, chính trị, xã hội và sự lãnh đạo của tôn giáo vào trong đời sống tự viện cũng như trong đời sống thế tục, và để giáo dục về vai trò của tập thể lãnh đạo trong những chiến lược kinh tế của Phật giáo nhằm đem lại sự thành công, chẳng hạn như “Triết lý kinh tế đầy đủ” của Đức vua Bhumibol, Thái Lan: chúng tôi kêu gọi giới kinh doanh dành sự ưu tiên hàng đầu cho việc sản xuất những vật dụng, những dịch vụ thiết yếu hơn là những vật dung tiêu thụ không cần thiết.
5. Nhận thức rõ về sự liên hệ mật thiết lẫn nhau trong hành tinh này, ở đó những rắc rối về kinh tế, xã hội của một quốc gia không còn giới hạn trong phạm vi biên giới của quốc gia đó mà có thể ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác: chúng tôi đẩy mạnh nếp sống tâm linh trên toàn cầu, một nếp sống tâm linh mà nó có thể dẫn dắt nhân loại trong giai đoạn quan trọng này, bằng cách trau dồi những chuẩn mực đạo đức của Phật giáo, thực tập những phương pháp thiền định nhằm khai mở trí tuệ của đạo Phật ngay trong đời sống hằng ngày.
6. Hiểu rõ về nhu cầu cấp thiết đối với nhân loại trong việc giữ gìn cho môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế và xã hội được bền vững: chúng tôi tái xác nhận nhu cầu cấp thiết về một sự cân bằng dựa trên Trung đạo, một bên là sự cân bằng giữa sự tiến bộ vật chất, công nghệ và khoa học, còn bên kia là sự tiến bộ tâm linh, đạo đức và văn hóa.
7. Với việc thấy rõ tầm quan trọng của những vấn đề chính trị, tôn giáo, kinh tế, gia đình, xã hội mà nhân loại và hành tinh đang phải đối đầu, và với sự tin tưởng vào những khả năng của con người trong việc giải quyết những khó khăn ấy: chúng tôi tái xác nhận những giá trị về lòng bi mẫn, sự tử tế, tình thương yêu, sự độ lượng, bao dung, sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau, đấy là những giá trị tạo điều kiện thuận lợi để mọi người nói với nhau bằng những lời nói có chánh niệm, góp phần nuôi lớn sự hòa hợp và từ đó xây dựng sự hòa hợp, hòa bình trong cộng đồng xã hội.
8. Lưu tâm đến những khía cạnh của một xã hội hòa hợp và thấy rõ sự cần thiết trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên quý giá từ những lời Phật dạy về sức khỏe tinh thần, về quan điểm biến đổi tâm lý cũng như về xã hội học để phát triển xã hội: chúng tôi hứa là sẽ thúc đẩy sự thân thiết, một nét văn hóa mà ở đó có hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, dựa trên sự hiểu biết về tính phụ thuộc lẫn nhau, sự kết hợp chặt chẽ những giá trị đạo đức của Phật giáo với sự sản xuất và tiêu thụ.
9. Để bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của chúng tôi đối với những nạn nhân của những thảm họa thiên nhiên gần đây, như là trận động đất, sóng thần ở Nhật Bản, động đất ở New Zealand và các trận lụt lớn, lốc xoáy ở nhiều nơi trên thế giới, cùng với sự ý thức rõ về sự môi trường sống sẻ chia trong hành tinh này đang bị tổn hại không lường trước được và nền văn minh của nhân loại đang gặp nguy hiểm: chúng tôi kêu gọi cộng đồng Phật giáo trên khắp thế giới nỗ lực hết sức mình để giúp nhân loại ý thức về sự ô nhiễm môi trường, về mưa a-xít, và những nguy hại khác về môi trường sống, và để chuyển đổi việc gây nguy hại cho sự sống trên trái đất, chúng tôi hứa là sẽ làm việc với các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức truyền thông đại chúng để phát triển những chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường.
10. Nhằm thúc đẩy cộng đồng quốc tế và chính phủ các quốc gia trong việc đẩy lùi nạn đói nghèo và sự thiếu cân bằng kinh tế, nâng cao tình đoàn kết nhân loại và chia sẻ những giá trị nhân văn cơ bản đã được Đức Phật chỉ dạy: chúng tôi nhắm đến việc hình thành một thế giới tỉnh thức, ở đó tất cả mọi người được hưởng những quyền cơ bản nhất của con người và tận hưởng cuộc sống, vui hưởng niềm hạnh phúc.
11. Để kỷ niệm 2.600 năm ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, chúng tôi nỗ lực để hoàn thành, xuất bản và phát hành miễn phí, rộng khắp một phần nội dung trong chương trình “Những kinh điển Phật giáo phổ biến” (CBT) thuộc truyền thống Nguyên thủy, Đại thừa cũng như Kim cang thừa, nhằm phát triển sự am hiểu về những nguyên tắc, những pháp môn trong đạo Phật, đồng thời cố gắng hoàn thành việc liên kết hơn 30 nguồn tài nguyên điện tử về tất cả những bản kinh chính của Phật giáo thành một danh mục tổng hợp về những kinh điển Phật giáo điện tử trực tuyến, cho phép người dùng nhận diện được tất cả những bản dịch có sẵn.
12. Bên cạnh đó, để kỷ niệm 2.600 năm ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo và thừa nhận những vai trò tích cực và quan trọng mà họ đã thể hiện: Chúng tôi kêu gọi các chính phủ có liên quan cũng như UNESCO cố gắng hơn nữa trong việc khai quật những khu thánh tích của Phật giáo, bảo tồn những khu thánh tích đã được khai quật, có những sự bảo vệ thích đáng và nâng cao hơn nữa những dịch vụ hỗ trợ tại các khu vực hành hương.
13. Nhằm bảo vệ tính nguyên vẹn của môi trường tự nhiên và văn hóa tại hai khu di sản văn hóa thế giới: Lâm-tỳ-ni, nơi đản sinh của Đức Phật và Bồ đề Đạo tràng, nơi Đức Phật thành đạo, chúng tôi nhấn mạnh đến những mối quan tâm hệ trọng của cộng đồng Phật giáo trên thế giới và cầu mong các nhà chức trách quan tâm nhiều hơn nữa đến việc ngăn chặn những ảnh hưởng nguy hại về sau của sự ô nhiễm không khí xung quanh các khu thánh tích thiêng liêng ấy cho tương lai của nhân loại.
Những điều này được đưa ra vào ngày 14.5.2011 (Phật lịch 2555), được xem là Tuyên bố của Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần thứ 8 nhân Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc.
bài liên quan mới nhất
- Hội Ngộ Liên Tôn lần thứ XI ngày 27-10-2021
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Chúc mừng Vesak 2021, PL.2565 -
Sứ Điệp gửi quý Phật tử nhân dịp Đại Lễ Vesak 2021 -
Ban Mục vụ Đối thoại Liên tôn: Buổi Gặp gỡ Đại kết lần thứ VIII ngày 25-1-2021 -
Tìm hiểu về Tôn giáo Bạn ngày 13-11-2020 -
Ký sự Hội ngộ Liên Tôn lần thứ 10 ngày 27.10.2020 -
Hội ngộ Liên tôn lần thứ 10 ngày 27.10.2020 -
Đức Giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng chúc mừng Đại lễ Phật Đản 2019 -
Sứ điệp gửi các Phật tử nhân Đại lễ Vesak 2019 - Phật lịch 2563 -
Cảm nghiệm sau buổi gặp gỡ tín hữu Islam tại Masjid Jamiul Islamiyah
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng chúc mừng Đại lễ Phật Đản 2019
-
Ký sự Hội ngộ Liên Tôn lần thứ 10 ngày 27.10.2020 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Chúc mừng Vesak 2021, PL.2565 -
Nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc áo cà-sa -
Vài nét về chữ Hiếu trong đạo Cao Đài qua quyển Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo -
Thánh lễ mừng Ngân khánh Linh mục của cha Phanxicô Xaviê Bảo Lộc -
Sứ điệp gửi các Phật tử nhân Đại lễ Vesak 2019 - Phật lịch 2563 -
Hội ngộ Liên tôn lần thứ 10 ngày 27.10.2020 -
Ban Mục vụ Đối thoại Liên tôn: Buổi Gặp gỡ Đại kết lần thứ VIII ngày 25-1-2021 -
Cảm nghiệm sau buổi gặp gỡ tín hữu Islam tại Masjid Jamiul Islamiyah