Văn hóa và tôn giáo: cùng nhau vì giáo dục

Văn hóa và tôn giáo: cùng nhau vì giáo dục

ĐGH Bênêđíctô thứ XVI nói về Cố Đức Giáo Hoàng Phaolô VI như một người thầy

WGPSG-- Brescia, Ý, ngày 8.11.2009 (Zenit.org) – ĐGH Bênêđictô XVI phát biểu, nên có sự hòa hợp hoàn toàn giữa lãnh vực văn hóa và tôn giáo trong giáo dục giúp giới trẻ thật sự được chuẩn bị để tiếp cận thời hiện đại.

ĐGH đã khẳng định sự liên hệ này hôm nay khi ngài khánh thành cơ sở mới của Học viện Phaolô VI. Vào lúc đó, ĐTC đang viếng thăm Brescia, nơi sinh của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI trong chuyến tông du một ngày của ngài.

Ngài nói khi nhận thấy rằng: “Chúng ta đang sống trong thời đại mà ‘khủng hoảng giáo dục’ thực sự là một điều hiển nhiên, chúng ta nhất thiết phải chuyển giao lại cho các thế hệ tương lai những quy tắc nào đó có giá trị, vững chắc về cách ứng xử, để đề ra những mục tiêu cao đẹp mà con người phải định đoạt cuộc sống của họ một cánh kiên định.”

Theo sự quan sát của ĐTC: “Nhu cầu về một nền giáo dục có khả năng tiếp cận khát vọng của giới trẻ gia tăng, một nền giáo dục trước hết là chứng nhân, và đối với nhà mô phạm Kitô giáo, là chứng nhân cho niềm tin.”

ĐGH Bênêđictô XVI nói rằng, Vị Tiền nhiệm của Ngài cho chúng ta sự chỉ đạo trong lãnh vực giáo dục. Một cách cụ thể, Ngài nêu rõ điểm nổi bật của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI về một nền giáo dục kết hợp giữa văn hóa và đức tin.

ĐGH Bênêđíctô trích dẫn lời của Cha Montini, viết năm 1933, sau này là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI: “Trong quỹ đạo thế tục, các nhà trí thức, ngay cả, và có lẽ đặc biệt tại Ý, không hề nghĩ về Chúa Kitô. Trong văn hóa đương đại, hầu như Ngài không được biết tới, bị lãng quên, vắng mặt”

Ngài nói thêm rằng: “Moniti, là nhà mô phạm, sinh viên và linh mục, Giám mục và Giáo Hoàng, luôn luôn cảm thấy sự cần thiết của một sự hiện diện có phẩm chất Kitô giáo trong thế giới của văn hóa, nghệ thuật, xã hội, một sự hiện diện được ăn sâu trong sự thật về Chúa Kitô, và đồng thời cũng quan tâm đến con người và những nhu cầu sống còn của họ”. Và ngài lại trích dẫn lời của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI: “… không có sự ngăn cách trong tâm hồn, văn hóa về một bên và niềm tin về một bên; trường học ở nơi này, Giáo hội ở nơi khác. Giáo thuyết, cũng như cuộc sống, là một.”

ĐGH Bênêđíctô giải thích: “Nói cách khác, đối với Cha Montini, điều cốt yếu là sự hòa hợp và thống nhất hoàn toàn giữa phạm vi văn hóa và tôn giáo trong việc huấn luyện, đặc biệt nhấn mạnh vào sự hiểu biết giáo lý Kitô giáo và những ứng dụng thực tế cho cuộc sống.”

Những chứng nhân

ĐGH Bênêđíctô nói rằng Vị Tiền nhiệm của Ngài đã hiểu một cách đặc biệt tầm quan trọng của việc trang bị cho giới trẻ để họ đối mặt với thế giới hiện đại.

Ngài nói: Cha Giovanni Battista Montini khẳng định việc huấn luyện giới trẻ là phải làm cho họ có thể bước vào mối tương quan với thế giới hiện đại, mối quan hệ vốn khó khăn và thường gây nhiều chỉ trích, nhưng luôn mang tính xây dựng và đối thoại. Ngài đã chỉ ra vài đặc tính tiêu cực trong văn hóa hiện đại, trong cả khía cạnh kiến thức lẫn hành động, như là chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa cá nhân và sự khẳng định không giới hạn của chủ thể. Tuy nhiên, đồng thời, Ngài hiểu được sự cần thiết của việc đối thoại đặt cơ sở trên một mô hình học thuyết vững chắc, mà nguyên tắc hợp nhất là niềm tin vào Chúa Kitô; do đó, một “ý thức” Kitô giáo trưởng thành có khả năng đương đầu với mọi người, không khoan nhượng đối với kiểu cách của thời đại.”

Cuối cùng, ĐGH Bênêđictô đã lưu ý làm thế nào Đức Giáo Hoàng Phaolô VI hiểu được tầm quan trọng của việc làm chứng trong giáo dục.

Ngài trích dẫn một lời khẳng định khác của Vị Tiền nhiệm: “Con người đương thời ao ước, khao khát lắng nghe những chứng nhân hơn là thầy dậy, hoặc, nếu họ lắng nghe thầy dậy, là vì những người thầy là những chứng nhân.”

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top