Bài giảng lễ thiếu nhi Chúa Nhật II Phục Sinh năm A
Chúa nhật II Phục Sinh A - Thiếu nhi
Ga 20,19-31
"Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin.
Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".(Ga 20,29)
Thiếu nhi chúng con yêu quí.
Cha đố chúng con hôm nay là lễ gì?
- ……
- Lễ hôm nay rất mới, chỉ có sau này và thời Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II thôi.
Hôm nay là lễ kính Lòng thương xót của Chúa.
Chúng con vừa được nghe một bài Tin Mừng tường thuật lại việc Chúa Phục sinh hiện ra với các môn đệ của Chúa.
Cha hỏi chúng con theo bài Tin mừng hôm nay thì Chúa hiện ra mấy lần nào?
- Thưa cha hai lần.
- Chúng con có thấy giữa hai lần đó có điều gì khác nhau không?
- Dạ thưa có. Lần đầu không có mặt của tông đồ Toma. Lần thứ hai mới có.
- Chúng con trả lời rất đúng. Cha khen chúng con. Chúng con rất giỏi.
- Cha thử hỏi khi hiện ra lần thứ nhất chúng con thấy thái độ của Chúa thế nào?
- Chúng con thấy Chúa đầy lòng yêu thương đối với các môn đệ của Chúa.
- Rất đúng.
1. Đúng vậy cha thấy Chúa yêu thương các môn đệ hết sức. Tất cả họ đều có lỗi. Lỗi nhiều lắm. Lỗi hèn nhát bỏ trốn khi Chúa bị bắt, Lỗi không tin khi Maria báo tin cho họ biết Chúa đã sống lại. Riêng ông Phêrô người được Chúa yêu mến đặc biệt, người được Chúa đặt là đần tông đồ đoàn, người đã thề sống thề chết là sẽ không bao giờ bỏ Chúa vậy mà khi vừa gặp một chút thử thách đã chối Chúa, chối tới ba lần.
Đúng làm các môn đệ của Chúa đã có thật nhiều lỗi thế mà khi Chúa hiện ra, Chúa chỉ ban Bình an, rồi còn mở cả ngực của mình ra cho họ xem vết thương ở canh sườn, con đưa tay ra cho họ sờ, họ kiểm nghiệm.
Thái độ của Chúa là như thế. Không một chút u buồn. Không một nửa lời trách móc. Một một cử chỉ khó chịu.
Tình thương của Chúa sao mà đẹp quá, tuyệt vời quá.
Ông KHOAN FLOVIÈRE, một học giả và là văn sỹ chuyên kể chuyện đồng quê của Phi Luật Tân, đã cho đăng trong nhật báo Ngôi sao, xuất bản tại Manila hôm 23/05/1990, một câu chuyện ngụ ngôn về một người mù và một người điếc như sau:
Tại một vùng làng quê Phi, có một anh vừa mù vừa điếc. Bù lại, anh ta có khả năng phi thường, biết sử dụng những đồ vật xung quanh và hướng dẫn cuộc sống hằng ngày của mình bằng các giác quan khác. Anh biết rõ từng vị trí từng đồ vật trong nhà. Anh cảm thấy an phận và sống hạnh phúc như bao người bình thường khác.
Nhưng rồi một hôm, bỗng xuất hiện trong tâm trí anh một ý nghĩ muốn biết được thế giới chung quanh như thế nào. Anh cầu nguyện xin Chúa cho anh được sử dụng đôi mắt và đôi tai trong vòng một tuần lễ. Thiên Chúa nhận lời. Ngay tức khắc, anh được nhìn thấy ánh sáng và màu sắc, nghe được âm thanh và tiếng nói bình thường như bao người. Trong hai ngày đầu, anh tỏ ra hết sức phấn khởi vì được thấy, vì được nghe. Nhưng sang đến ngày thứ ba anh lại cảm thấy buồn, vì nghe biết bao những lời nói xấu xa, thô tục, cộc cằn, và càng buồn hơn nữa khi nhìn thấy những cảnh nghèo khổ, những âm mưu đen tối để hại nhau, những hành động độc ác mà người này có thể làm cho người khác.
Quá buồn bực, anh ta lại cầu nguyện với Chúa như sau: "Lạy Chúa, con cảm thấy Chúa đã thương nhận lời con, cho con được thấy, được nghe. Nhưng giờ đây, con xin Chúa thương cho con trở lại đời sống mù, điếc như xưa; để con được bình an trong tâm hồn. Thà con mù, điếc mà được an tâm; còn hơn là nghe và thấy những cảnh quá đau lòng"
2. Bây giờ cha nói đến chuyện ông Tôma.
Chúng con đã thấy, lúc Chúa hiện ra lần thứ nhất thì ông Tôma không có mặt. Không biết ông ở đâu thì Tin Mừng không cho chúng ta biết. Chỉ biết rằng sau khi những anh em của mình đã được Chúa hiện ra thì lúc đó Tôma mới mò về. Ông về giữa lúc các môn đệ đã được thấy Chúa đang vui mừng. Họ thuật lại việc Chúa Phục sinh đã hiện ra với họ. Họ muốn chia sẻ niếm vui ấy với ông nhưng ông một mực khép chặt lòng mình lại và nhất định không chịu tin. Dù các anh em có cố thuyết phục đến đâu đi nữa ông cũng nhất định không tin. Có lẽ áp lực của anh em mạnh quá khiến ông nổi nóng và tuyên bố trước mặtmọi người: "Nếu tôi không được thọc ngón tay vào lỗ đinh của Người và nếu tôi không được đặt cả bàn tay tôi vào cạnh sườn Người thì tôi chẳng có tin".
Ông vừa tuyên bố như thế thì Chúa hiện ra.
Cũng một thái độ hiền dịu và đầy lòng yêu thương như lần trước. Không một lời trách móc. Không một cử chỉ khó chịu. Có người bảo Chúa đã phải đầu hàng thái độ cứng lòng tin của ông Tôma.
Và đây là câu chuyện giả tưởng:
Chúa nhìn thắng vào mắt Tôma và Chúa hỏi
- Tôma ơi con có tin là có Abraham, có Moise không?
- Dạ thưa Thầy có.
- Đã có lần nào mắt con nhìn thấy Abraham, Moise chưa?
- Dạ thưa Thầy, chưa, chưa bao giờ!
- Chưa mà sao con dám nói là có?
……
Anh em con đã thấy Thầy, Anh em con đã tin. Vậy con còn đòi gì nữa?
Sau một vài phút im lặng, Với đôi mắt ngấn lệ, Tôma quì mọp dưới chân Chúa và cảm động tuyên xưng: Lạy Chúa con và là Thiên Chúa của con.
Đây là lời tuyên xưng thật nhất và đúng nhất. Chúng ta không thể hiểu được lúc đó lòng Chúa vui đến như thế nào.
Cha kể cho chúng con nghe câu chuyện này:
Một hôm kia có một tên trộm đột nhập vào nhà thờ. Hắn đánh cắp chén thánh ở nhà tạm và để Mình Thánh Chúa vung vãi khắp nơi. Bằng một giọng nói run rẩy và nước mắt cả bờ mi, Cha sở báo tin ấy cho các giáo dân của mình. Ngài mời gọi họ tham dự một buổi phụng vụ để đền bù lại những xúc phạm đến Chúa và đồng thời kêu cũng gọi mỗi người đóng góp để mua một chén thánh mới.
Trong số những người đầu tiên đến dâng cúng có một bà góa nghèo, mẹ của 08 đứa con. Bà đưa cho Cha Sở một đồng tiền vàng mà bà đã cất giữ như một vật thánh từ bao lâu nay. Đó là toàn bộ gia tài của bà. Linh mục cảm động, nói:
- Cha không thể nhận nó, vì nó quá nhiều! Chắc Thiên Chúa sẽ vui thích nhìn món quà của con, nhưng cha tưởng Chúa chỉ bằng lòng chút ít thôi. Cha không thể nhận một hy sinh lớn lao như thế. Con cần, rất cần nó để mua sắm, nuôi nấng các con cái của con. Cha tự xem như mình có lỗi nếu Cha nhận đồng tiền này!
- Nhưng thưa Cha - người đàn bà trả lời - tại sao Cha lại không muốn nhận nó? Ai nói với Cha là con cho Cha. Con đâu có cha Cha, mà con dâng cho Chúa, và Chúa sẽ hoàn trả nó lại cho con với cả tiền lời mà!
Nghe nói thế vị Linh mục không biết làm gì hơn là cầm lấy đồng tiền vàng. Ngài bảo:
- Thưa bà, đức tin của bà thật lớn! quá sức lớn!
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật Lễ Hiển Linh
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Lễ Thánh Gia năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Giáng Sinh (+video) -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 34 Thường niên - Lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 32 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 1 Mùa Chay năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 6 Phục sinh năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Lễ Thánh Gia năm B -
Bài giảng thiếu nhi: CN tuần 8 TN năm C (+ video) -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 32 Thường niên năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 14 Thường niên năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 31 Thường niên năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật truyền giáo