Chấp nhận sai lầm của trẻ
Một trong những phần khó khăn nhất trong vai trò làm cha mẹ là học cách chấp nhận sai lầm của con trẻ. Yêu thương, ủng hộ và giúp con trẻ hành động đúng thì dễ, nhưng hầu hết các ông bố là không thấy con cái hành động đúng.
Chúng ta hãy rõ ràng với con cái và những lỗi lầm của chúng. Không có nhiều trẻ thức dậy mỗi sáng, xoa hai tay vào nhau và nói "Con băn khoăn liệu bố con có giận khi con xử lý tình huống kém vào ngày hôm nay không!" Con trẻ không thích hoặc không muốn mắc sai lầm, mà sai lầm chỉ là một cách để trẻ tìm hiểu về thế giới.
Con trẻ thường cố gắng làm tốt công việc. Đôi khi trẻ mệt mỏi, đôi khi trẻ dễ bị sao nhãng và đôi khi trẻ có quyết tâm, nhưng chúng thường làm tốt khi chúng có thể. Chúng ta rất dễ phán xét con trẻ theo một tiêu chuẩn mà trẻ đã làm trước đó.
Khi con trẻ mắc sai lầm, chúng ta có các lựa chọn. Người cha có thể khiến bé phòng ngự và nói dối, hoặc họ có thể tìm cách giúp con học hỏi từ những sai lầm và cải thiện bản thân.
Nếu con trẻ sợ trừng phạt hoặc sợ bố mẹ không yêu thương thì bé sẽ dấu lỗi lầm của mình. Nghiên cứu 2 nhóm trẻ – một nhóm trẻ nhận được tình yêu và sự ủng hộ của cha mẹ, và nhóm kia là trẻ cảm thấy rằng nếu cha mẹ phát hiện ra lỗi lầm của chúng thì chúng sẽ không xứng đáng với tình yêu của cha mẹ. Những đứa trẻ trong nhóm sau gặp khó khăn trong việc chấp nhận tình yêu và sự ủng hộ của cha mẹ. Đồng thời nhóm trẻ này cũng khó thiết lập các tiêu chuẩn cao đối với bản thân chúng bởi vì chúng thường có xu hướng sợ thất bại.
Dưới đây là một số ý tưởng dành cho các ông bố muốn giúp con học hỏi từ những sai lầm của con và không sợ sệt mỗi khi mắc sai lầm:
Hoàn toàn chấp nhận rằng con bạn đang làm tốt công việc, và bọn trẻ hiểu về các sai lầm của mình nhanh hơn nếu trẻ ở trong một môi trường mà mọi người chấp nhận sai lầm của chúng.
Bạn hãy hiểu rằng khó khăn của bạn đối với sai lầm của con là phản ánh khó khăn của bạn khi giải quyết với chính sai lầm của bạn; bạn hãy nhận thức điều này và giải quyết vấn đề của chính bạn trước.
Phân biệt các thông điệp khiến con trẻ xấu hổ, những thông điệp mà chúng ta có thể dễ dàng nói với con cái - những thông điệp đó có thể gây tổn thương con trẻ hoặc khiến trẻ cảm thấy trẻ là người không có giá trị. Dưới đây là một số thông điệp:
Con không nghe mẹ à!
Con có thể làm tốt hơn thế được không!
Có việc gì với con thế?
Luôn tạo điều kiện cho con bạn học hỏi, đồng thời xây dựng một môi trường để trẻ không mắc quá nhiều sai lầm (Để những đồ đạc bằng thuỷ tinh đắt giá trong tầm với của con, thì lỗi không phải là của trẻ khi trẻ đánh vỡ.)
Chúng ta chỉ có một cơ hội để chỉ cho con cái chúng ta thấy tính kiên nhẫn và kỷ luật cần thiết cho phép chúng học hỏi qua những sai lầm. Cơ hội cải thiện bạn mới chỉ bắt đầu; hãy cho con trẻ một phòng mà chúng cần và xứng đáng.
--------------------------------------------------------------------------------
Mark Brandenburg là một người cha, thầy giáo, người diễn thuyết và hướng dẫn hội thảo giúp các ông bố cân bằng cuộc sống của họ và cải thiện các mối quan hệ trong gia đình họ. Mark Brandenburg là tác giả của cuốn “25 Secrets of Emotionally Intelligent Fathers.”
Nguồn: Self Growth.
Chuyển ngữ: Ngô Thu Hiền
bài liên quan mới nhất
- Tình chị em
-
Uỷ ban Mục vụ Gia đình: Chào tiễn ĐGM Luy Nguyễn Anh Tuấn -
Năm “Gia đình Amoris Laetitia”: Học hỏi Phần I của Tông huấn -
Năm “Gia đình Amoris Laetitia”: Học hỏi phần Dẫn nhập của Tông huấn -
Để hôn nhân được tốt đẹp: Bí quyết 'Bàn Thạch' -
Chương trình Chuyên đề Giáo Dục: Giới thiệu Lời Kinh Đẹp Nhất Thiên Niên Kỷ -
Năm giai đoạn của tình yêu -
Đức Thánh Cha Phanxicô: Về hôn nhân đồng tính -
Chuyên đề: “Đồng hành với người trẻ trong gia đình” ngày 21-10-2020 -
Gia đình: Đại dương Lòng Thương Xót
bài liên quan đọc nhiều
- Phá thai & Quyền giải vạ tuyệt thông
-
Hôn nhân khác đạo -
Vấn đề "Chữ Hiếu" của giới trẻ ngày nay -
Giờ Kinh Chung Trong Gia Đình -
Nghệ thuật Giáo dục Con cái -
Uỷ ban Mục vụ Gia đình: Chào tiễn ĐGM Luy Nguyễn Anh Tuấn -
Năm giai đoạn của tình yêu -
Để hôn nhân được tốt đẹp: Bí quyết 'Bàn Thạch' -
Đức Thánh Cha Phanxicô: Về hôn nhân đồng tính -
Phóng sự: Báu vật Chúa ban