Chung một tấm lòng thời Covid
TGPSG -- Đại dịch xảy ra để lại bao mất mát, bao đau xót và để lại nhiều đau thương đến thế nhưng tôi thấy tình người vẫn thắt chặt, vẫn chung một tấm lòng đùm bọc nhau.
“Tít... tít... tít..., kính koong, kính koong...; boong…boong...”
Tiếng chuông thức tỉnh con người hướng về nhau, hướng về tình đồng loại, hướng về người quá cố trong đại dịch Covid-19.
Đúng 20g30, đồng hồ báo thức của tôi hòa cùng với các tiếng chuông nhà thờ và tiếng chuông chùa. Những tiếng chuông gióng lên, âm vang trong một bầu không khí rất thánh thiêng, huyền nhiệm.
Một buổi tối tràn đầy câu kinh nguyện cầu cho các nạn nhân đã mất vì Covid: “Lạy Cha Hằng Hữu con xin dâng lên Cha...; Kính mừng Maria đầy ơn phúc..., Nam Mô A Di Đà Phật...”
Lời kinh vang lên, hòa quyện vào nhau để cầu nguyện cho hết thảy mọi người, không loại trừ ai, không phân biệt tôn giáo. Câu kinh dâng lên với ước mong cho người đã ra đi vì đại dịch sớm được hưởng Thánh nhan, được hạnh phúc trên quê trời, hoặc vong linh siêu thoát, sớm về cõi cực lạc ...
Tất cả, tất cả những người đã mất được an ủi, được tưởng nhớ, được nhắc đến, được nguyện cầu...Tôi thiết nghĩ đây phải chăng chính là thời đại nối kết tình thân, thời đại kết liên tôn với nhau. Giây phút tuy ngắn ngủi nhưng mang đậm tình người: giây phút hướng về nhau để xích lại gần nhau, giây phút biết ơn nhau và có thể nói dù “xa mặt nhưng không cách lòng”.
Để bày tỏ cảm xúc của mình, tôi xin mượn lời của Soeur Nguyễn Vui nói lại tâm tình của Đại đức Thích Nguyên An trong buổi lễ ‘Đón và tri ân các tình nguyện viên Tôn giáo’ tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Trưng Vương: “Chưa bao giờ chúng con thấy Phật Giáo và Công Giáo gần nhau đến như thế”. Đại dịch xảy ra để lại bao mất mát, bao đau xót và để lại nhiều đau thương đến thế; nhưng tôi thấy tình người vẫn thắt chặt, vẫn chung một tấm lòng đùm bọc nhau và vẫn vì nhau. Vâng, có thể nói chính tình thương trong thời covid đã tạo nên môi trường sống thân thiện, chan hòa yêu thương và đầy tình người.
Tôi ước mong tình người vẫn còn mãi. Tôi ước mong tình nhân ái vẫn được đong đầy và trao ban cho nhau qua những bàn tay, những đôi chân và nhất là qua những câu kinh được nối dài mãi mãi để nhớ đến nhau hoài hoài.
Nt Têrêsa Maria Nguyễn Thành, CMR (TGPSG)
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm