Chương trình ráp chân giả của Ban Caritas Sài Gòn
WGPSG -- Nhiệt thành, quên mình, với tất cả tấm lòng, không kể giờ giấc, đó là cảm nhận của chúng tôi khi được tham dự buổi làm việc của Đoàn bác sĩ và tình nguyện viên Hoa Kỳ trong Chương trình ráp chân giả cho bệnh nhân được thực hiện từ ngày 12 -19.12.2013, tại Phòng Khám Đa Khoa Thánh Tâm – Tân Định của Ban Caritas Sài Gòn.
Những con người cách xa nửa vòng trái đất không cùng màu da và ngôn ngữ đã làm chúng tôi rất xúc động khi họ làm việc trong điều kiện khí hậu nóng nực, thiếu tiện nghi.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, để thực hiện chương trình này, Ban Caritas Sài Gòn đã có duyên may liên lạc được với bác sĩ Võ Văn Hà, một giáo sư người Việt Nam đang giảng dạy tại Đại học Mercer, tiểu bang Georgia (Hoa Kỳ) và vị Ân nhân, ông Chris Sheridan. Đại học Mercer là một đại học đa ngành nhưng thế mạnh của đại học này là y khoa, trong đó cấy ghép chỉnh hình (Orthopedic Implants), một chuyên ngành mà bác sĩ Võ Văn Hà là giáo sư ngành kỹ thuật y sinh (Biomedical Engineering). Vị ân nhân, tỷ phú Chris Sheridan đã để lại trong chúng tôi ấn tượng sâu sắc: Khác với những người giàu có chỉ bỏ tiền cho các việc từ thiện và thường không trực tiếp thực hiện các công việc đó. Riêng ông Chris Sheridan không chỉ tài trợ cho chương trình mà đích thân ông cũng là một kỹ thuật viên thực hiện từng công việc láp ráp, chỉnh hình chân giả cho bệnh nhân. Hiệu trưởng Trường đại học Mercer, ông William Under Wood cùng vị phó đoàn, tiến sĩ Craig McMahan, đã không nề hà bất cứ việc gì. Các tình nguyện viên Ian William, Trung Le, Mathew Yin, Gary Wall cũng là những người làm chúng tôi nể phục vì sự cần mẫn, quên mình vì công việc của họ. Gặp những trường hợp khó: bệnh nhân cụt cả hai chân hoặc mất một bàn chân, các bác sĩ, tình nguyện viên Hoa Kỳ và các tham dự viên Việt Nam đã phối hợp, bàn bạc vừa làm vừa chỉnh sửa sao cho những bước đi của bệnh nhân sau khi được ráp chân giả được vững chắc và tự nhiên nhất. Khi hoàn tất việc được một trường hợp khó, nhìn thấy bệnh nhân bước tới, bước lui một cách tự nhiên, cả ê kíp Việt – Mỹ đã òa lên sung sướng. Nhìn họ tươi cười vỗ tay reo mừng, bắt tay nhau; nhìn những bệnh nhân phấn khích, hớn hở khi một lần nữa lại được bước đi lại trên đôi chân dù là chân giả mới thấy sự mãn nguyện của cả ê kíp làm việc. Chúng tôi đã chứng kiến bà Bùi Mỹ Dung (Thủ Đức) đã òa khóc sung sướng khi bà có được bàn chân mới sau hơn ba năm phải tháo khớp bàn chân trái vì nhiễm trùng do chuột cắn.
Để chương trình được diễn ra với kết quả vui mừng như vậy, còn phải kể đến sự chuẩn bị rất chu đáo của Văn phòng Caritas Sài Gòn mà đứng đầu là Cha giám đốc Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng, của Xơ Mỹ Điểm, Xơ Mỹ Duyên, Anh Tiến, của Chị Hồng Vi và sự năng nổ của Anh Tôn, một phiên dịch đồng thời cũng là một thành viên Caritas. Làm nên sự thành công của chương trình còn có sự góp phần không nhỏ của các tham dự viên; các anh chị đã nỗ lực học hỏi từng chi tiết kỹ thuật từ các bác sĩ, tình nguyện viên trong đoàn của Đại học Mercer để từ ngày đầu bỡ ngỡ, các anh chị đã thuần thục hơn trong thao tác khi lắp ráp chân giả cho bệnh nhân. Cũng phải kể đến sự giúp đỡ, hy sinh của một số chị là thành viên Caritas hạt Tân Định, các chị đã phục vụ các bữa ăn nhẹ, ăn trưa cho bệnh nhân, các tham dự viên và giúp dọn vệ sinh trong suốt những ngày qua. Chúng tôi cảm nhận được sự ân cần của các xơ, các anh chị trong Văn phòng Caritas giáo phận, của những chị làm công việc phục vụ... Khi đến giờ ăn, các bệnh nhân là những người đầu tiên được phục vụ, điều đó tạo nên sự ấm áp trong đối xử với các bệnh nhân; chúng tôi đọc thấy niềm vui trong từng ánh mắt bệnh nhân và chắc chắn mặc cảm khuyết tật nơi họ cũng vơi đi.
Được biết, Chương trình ráp chân giả mà Ban Caritas Sài Gòn thực hiện với sự tài trợ của ông bà Chris Sheriden và sự trợ giúp kỹ thuật của Trường đại học Mercer còn có kế hoạch chuyển giao kỹ thuật cho các tham dự viên Việt Nam là một số thành viên Caritas các giáo hạt trong Giáo phận Sài Gòn để sau này, Ban Caritas Sài Gòn sẽ tự thực hiện việc ráp chân giả cho bệnh nhân. Có thể nói, đây là một niềm vui lớn cho các bệnh nhân cần ráp chân giả tại Việt Nam vì các nhà tài trợ dự tính việc giúp đỡ sẽ lâu dài.
bài liên quan mới nhất
- Thư ngỏ về việc tổ chức Ngày Thế giới Người nghèo 2020
-
Phóng sự: Caritas Việt Nam đồng hành cùng người khuyết tật -
Caritas Việt Nam: Tập huấn “di cư an toàn và phòng tránh buôn người” -
Tin mừng cho người khuyết tật -
Thư ngỏ của Hội Saint Lucas và Caritas Việt Nam -
Caritas Việt Nam: Ngày thứ III – Bế Mạc Hội Nghị 2019 -
Caritas Việt Nam: Khai mạc Hội nghị Thường niên 2019 -
Caritas Việt Nam: Bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta -
Caritas Việt Nam: Gieo niềm hy vọng -
Caritas Việt Nam: Phóng sự Caritas Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp trồng người
bài liên quan đọc nhiều
- Caritas Việt Nam: Khai mạc Hội nghị Thường niên 2019
-
Đêm nhạc gây quỹ 'Nhịp cầu Caritas 6' -
Caritas Việt Nam: Thư ngỏ chương trình Nhịp Tim Yêu Thương -
Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn tĩnh tâm Mùa Chay -
Caritas TGP. Sài Gòn trao tặng xe lăn, xe lắc cho người già, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn -
Tin mừng cho người khuyết tật -
Thư ngỏ của Hội Saint Lucas và Caritas Việt Nam -
Thư ngỏ về việc tổ chức Ngày Thế giới Người nghèo 2020 -
Caritas Việt Nam: Gieo niềm hy vọng -
Caritas Việt Nam: Tập huấn “di cư an toàn và phòng tránh buôn người”