Đau lòng với chữ 'chạy'
Tối nay, trong giờ ôn bài để mai lên lớp cho sắp nhỏ, bỗng nhiên thằng cu nó hỏi:
- Ba ơi! Ba giải thích cho con chữ “chạy” đi! Con sợ mai dzô lớp cô giáo hỏi con hổng biết chả lời.
Wả là khó! Giải thích thường thì giải thích sao cũng được chứ học thì phải giải thích cho nó đàng wàng. Hai Tôm tui đây dzốn dzĩ ngu lâu dốt dai nên phải tìm tự điển ra trả lời cho thằng cu để yên tâm chứ trả lời lung tung cũng kẹt cho nó. Mở ra xem xong, Hai Tôm bèn chả lời cho cu tí:
- Con ơi! “Chạy” trước hết đóng vai trò là động từ trong câu, “chạy” có rất nhiều nghĩa như là: 1. Di chuyển nhanh, bằng bước chân: chạy thi Ngựa chạy đường dài. 2. (Người) di chuyển nhanh đến nơi khác: thua chạy dài chạy giặc. 3. (Phương tiện giao thông) di chuyển trên đường: Tàu chạy trên đường sắt Bắc-Nam Ca nô chạy trên sông. 4. Hoạt động, vận hành (máy móc): Đồng hồ chạy chính xác Máy móc chạy bình thường. 5. Điều khiển máy móc: chạy ca nô trên sông. 6. Mang chuyển thư từ, giấy tờ một cách nhanh chóng: chạy thư chạy công văn giấy tờ. 7. Khẩn trương, nhanh chóng quả quyết để tránh sự khó khăn, tai hoạ: chạy nạn chạy ăn từng bữa. 8. Chịu, bỏ, không tiếp tục nữa: ai đến rồi cũng chạy chạy làng. 9. Trải dài theo đường hẹp: con đường chạy qua làng chạy một đường viền. 10. Tính ra, đổ đồng giá: chạy mười đồng một chục.
Nghỉ một chút uống ngụm nước trà cho thấm giọng, Hai Tôm nói tiếp:
- Con ơi, ngoài vai trò động từ trong câu, “chạy” khi đóng vai trò là tính từ. Nếu là tính từ “chạy” có ý nghĩa là: Thuận lợi, suôn sẻ, không bị mắc mớ, ùn tắc: Công việc rất chạy bán chạy hàng.
Tưởng chừng giải thích như vậy là ổn thoả cho trí tò mò cũng như đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ, ai dè đâu nó cứ bức tóc gãi tai mãi. Tưởng nó bị ngứa đầu do nhà hết tiền tháng nay chưa kịp mua dầu gội đầu để đầu nó ngứa nhưng hỏi mãi nó mới nói:
- Con hổng chị đâu, ba giải thích chưa đủ. Con nghe mấy đứa bạn con bàn tán xôn xao dzề cái chữ “chạy” này lắm.
Tò mò với câu nói của thằng cu, Hai Tôm mới hỏi:
- Dzậy thì còn nghĩa gì nữa con?
- Dạ thưa ba! “chạy” còn nhiều nghĩa nhưng chưa kịp đưa dzô từ điển tiếng Dziệt lắm! Con nghe người ta dùng nhiều từ “chạy” lắm: nào là chạy án! chạy trường! chạy lớp!… Nhưng những cái “chạy” đó chưa có ngon bằng chạy chức chạy quyền đâu ba! Chạy chức chạy quyền là dzua của mấy cái chạy kia kìa! Ba biết hôn? Dzì lẽ có chức có quyền chong tai thì ngon lắm! Khi chạy được chức được quyền thì mấy cái kia hổng cần chạy nữa. Khi làm Chánh Án, làm Hiệu trưởng, làm trưởng phòng thì ai ai cũng phải đến cầu cứu dzan xin mình hết!
Nghỉ mệt một lát, thằng nhỏ nói thêm:
- Hôm qua, con mới xem chên chiền hình kìa! Ba biết hông? Người ta đang bàn tán chiện chạy chức chạy quyền của nước ta đó. Người ta còn nói chiện này người ta bàn bạc lâu gồi mà mấy chú mấy bác hổng ai làm được gì hết. Nghe đâu năm nai còn tăng hơn năm chước cái chiện này nữa đó!
Thấy thằng nhỏ đề cập đến dzấn đề tế nhị nên Hai Tôm bèn chuyển “kênh” khác. Hai Tôm hỏi mấy đứa nhỏ còn nhiêu bài tập làm cho mao để đi ngủ sớm mai đi học chứ không mai lại nướng khét nữa.
Trời đã về khuya, nhìn những đứa trẻ ngon giấc nhưng lòng của Hai Tôm chẳng thể nào yên giấc được.
Chẳng biết rồi đây cuộc đời sẽ trôi về đâu và xã hội sẽ như thế nào nếu như các quan chức nắm quyền nắm lực của đất nước được thăng quan tiến chức bằng tiền bạc, bằng việc mua bán chứ không còn dựa trên năng lực thật nữa.
Để công tác cán bộ thực sự đạt kết quả cần phải thực hiện đúng quy trình từ quy hoạch, chăm lo đào tạo, thử thách, đề bạt khách quan và thể hiện được sự dân chủ, lắng nghe ý kiến cơ sở. Hiện tại đề bạt những cán bộ ở vị trí cao phải lấy ý kiến tổ dân phố. Nếu làm tốt như vậy thì nạn chạy chức chạy quyền sẽ giảm bớt.
Chuyện chạy chức chạy quyền này đâu có gì là mới trong xã hội Việt Nam ta. Chạy chức chạy quyền nó như khối u bị di căn nhưng hình như không có cách nào cắt nó cả vì nếu như cắt nó thì sẽ gây thiệt hại cho không ít cá nhân.
“Con vua thì lại làm vua – con sãi ở Chùa lại quét lá đa”, câu nói tự ngàn xưa tưởng chừng chỉ đúng cho cái thời xa xăm ấy nhưng nó vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày hôm nay. Không phải là không có lý để người ta truyền nhau câu COCC. COCC là “con ông cháu cha”. Chắc cũng chẳng cần giải thích nhiều thì ai cũng hiểu con ông cháu cha là thành phần nào trong xã hội.
Thử hỏi cái đám bần cố nông suốt ngày quanh quẩn với vuông tôm ao cá dù có học giỏi đến đâu đi chăng nữa mà không có tiền để mua chức cũng như cha nó hổng có chức có quyền thì suốt đời sắp nhỏ của Hai Tôm cũng chẳng bao giờ có vị trí trong xã hội dẫu rằng cái chức phó công an xã!
Xã hội ta, ai cũng biết, đâu chỉ đơn giản dừng lại ở cái chuyện chạy chức chạy quyền mà còn cả chuyện chạy cả giấy khen, phần thưởng nữa.
Quá đau lòng như cái vụ Vedan làm khổ bao nhiêu dân mà cũng được nhận giải. Đâu chỉ có mình Vedan dính dáng đến cái chuyện mua bán giải thưởng đâu, còn nhiều và nhiều chuyện mua bán mà chỉ có Ông Trời với người mua kẻ bán mới biết mà thôi.
Cuộc đời này còn nhiều cái buồn cười quá! Tưởng chừng người ta biết được cái khối ung của xã hội, của đất nước, người ta sẽ tìm cách cắt đi để cho đất nước được phát triển hơn, thịnh vượng hơn nhưng không.
Hai Tôm Cần Giờ
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm