ĐGH Phanxicô: Giao tiếp bình thường
WGPSG -- Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn có những giao tiếp bình thường khi "quyết định đích thân ghé vào cửa hiệu mắt kính Via del Babuino quen thuộc ngay trung tâm thủ đô Rome (Ý) hôm 3-9.
Thông thường, mắt kính cho các lãnh đạo trong Vatican sẽ được chuyển đến cho họ để thuận tiện và đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, lần này Đức Giáo hoàng quyết định đích thân ghé vào cửa hiệu mắt kính Via del Babuino quen thuộc ngay trung tâm thủ đô Rome (Ý) hôm 3-9...
Cuối cùng, Đức Giáo hoàng Francis cũng chọn được một cặp kính mới sau gần một giờ đồng hồ và nhất quyết đề nghị được trả tiền cho món hàng, không giảm giá. Ông chủ hiệu kính Alessandro Spiezia cho biết Giáo hoàng có nói chỉ muốn thay tròng kính “cho đỡ tốn tiền”.
Đức Giáo hoàng Phanxicô nổi tiếng với lối sống bình dị và muốn gần gũi với người dân thường. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình của Mexico hồi tháng 3, Đức Giáo hoàng có nói từ khi nhậm chức năm 2013, ngài không còn có thể đi ra khỏi Vatican như một người thường lang thang trên phố và ghé ăn pizza." (Tuổi Trẻ, MSNBC)
Có nhiều người mất khả năng giao tiếp bình thường mà Đức Giáo hoàng hằng mong muốn, vì vô số lý do khác nhau, trong đó đặc biệt có hội chứng tự kỷ nơi trẻ em và bệnh câm điếc mà bài Tin Mừng Chúa Nhật XXIII B có nhắc đến.
"Hội chứng rối loạn tự kỷ thường bắt đầu từ trẻ em trong đó có một số dấu hiệu có thể giúp chẩn đoán trẻ có mắc bệnh rối loạn tử kỷ như:
• Trẻ gần như không có giao tiếp bằng mắt hay các giao tiếp không lời như gật đầu, lắc đầu, chỉ tay.
• Trẻ không chơi với ai, chỉ một mình, không quan tâm, biểu lộ tình cảm với người khác, nhìn người như nhìn đồ vật.
• Chậm hoặc hoàn toàn không có khả năng nói, có nói nhưng đảo lộn cấu trúc câu, hoặc ngôn ngữ dập khuôn trùng lặp ví dụ như người lớn hỏi gì, trẻ không trả lời được mà lặp lại chính câu hỏi.
• Không biết chơi đồ chơi, chỉ cầm lên đập đập rồi ném đi.
• Một số trẻ lại có sự quan tâm dai dẳng đến các chi tiết của đồ vật một cách say sưa mê mẩn.
• Một số trẻ có sự ham thích kỳ lạ đối với một số đồ vật như thường bị cuốn hút bởi những vận động khác thường như thích nhìn quạt trần xoay, đèn, nhìn chăm chú vào nơi có ánh sáng và đặc biệt một số trẻ rất thích xem chương trình quảng cáo trên truyền hình.
• Một số em có những cử chỉ tay chân bất thường, dập khuôn như vê tay, xoắn vặn tay, không quan tâm đến ngoại cảnh nên trẻ tự kỷ gần như không biết sợ.
• Không bắt chước như mọi trẻ em khác, không thích nghi với sự thay đổi.
• Thính giác, khứu giác, vị giác cũng bất thường, thậm chí có trẻ không chịu ăn cơm, chỉ ăn chất bẩn…
• Tinh thần và các biểu hiện thể chất không bình thường, trẻ hay cảm thấy lo lắng, trầm cảm, rối loạn phản kháng.
• Một số trẻ rất hiếu động nhưng một số khác lại lờ đờ, đờ dẫn và ù lì.
• Một số biểu hiện sớm khác từ sau 18 tháng tuổi như khóc nhiều, nhận biết kém, ít quan tâm đến bố mẹ, không biết lạ quen, mắt nhìn xa xăm." (Rồng Việt)
Nhìn các em tự kỷ rất khó khăn trong việc giao tiếp, ta mới thấy giao tiếp bình thường là một ơn rất lớn Chúa ban cho con người. Chính những giao tiếp bình thường này làm nên hạnh phúc và bình an trong tình yêu.
Bài Tin Mừng hôm nay kể lại việc Chúa chữa bệnh cho người câm điếc, trả lại cho anh ta khả năng giao tiếp bình thường:
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm