Điểm lại các sự kiện trong tháng 05 năm 2020
Mẹ ơi tháng năm đã về.
Giáo hội mừng kính tháng hoa dâng Mẹ.
Xin Mẹ nâng đỡ chở che.
Ban cho tất cả muôn vàn hồng ân
Các câu thơ của tác giả Tuyết Trinh đã diễn tả tâm tình của đoàn con dâng lên Mẹ Maria trong tháng Hoa. Tháng Năm là tháng có nhiều sự kiện diễn ra trong Giáo hội toàn cầu và Giáo hội Việt Nam.
- Hôm 01/05, thông cáo Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã thăng Đức Hồng y Luis Tagle, Tổng trưởng Bộ loan báo Tin Mừng cho các dân tộc, và Đức Hồng y Beniamino Stella, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, lên đẳng Hồng y giám mục.
- Nhằm đáp ứng nhu cầu loan báo Tin Mừng cho toàn thể dân Chúa trên khắp các châu lục, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng sức khỏe này, Bộ Truyền thông của Tòa Thánh đã ra mắt một ứng dụng di động mới cho Radio Vatican. Ứng dụng mới có tên là “RADIO VATICANA”, hiện có tất cả các ngôn ngữ và chương trình của Vatican News.
- Học viện Công giáo Việt Nam (HVCGVN) xác nhận cuộc thi tuyển sinh năm học 2020 - 2021, vào hai ngày Thứ Năm – Thứ Sáu (04 & 05-6-2020) như đã thông báo
Giáo hội toàn cầu
- Giáo hội Đông Timor ra mắt Đội Hỗ trợ Mục vụ Covid-19
Trong tinh thần cộng tác với chính phủ để ngăn chặn sự lây lan của viruscorona, Tổng giáo phận Dili - Đông Timor đã thành lập một Đội Hỗ Trợ Mục Vụ Covid-19 để trợ giúp về vật chất và tinh thần cho những người gặp khó khăn do đại dịch gây ra. (xem bài viết)
2. Hôm 01/05, thông cáo Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha đã thăng Đức Hồng y Luis Tagle, Tổng trưởng Bộ loan báo Tin Mừng cho các dân tộc, và Đức Hồng y Beniamino Stella, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, lên đẳng Hồng y giám mục. (xem bài viết)
3. Các cơ quan nhân đạo đang tìm kiếm viện trợ nước ngoài để giúp ngăn chặn nạn đói (xem bài viết)
4. Trong cuộc phỏng vấn dài với nhà báo Austen Ivereigh của tờ báo The Tablet của Anh, ĐTC Phanxicô đã trả lời những câu hỏi liên quan đến đại dịch Covid-19. (xem bài viết)
5. Đức Thánh Cha khẳng định: “Ơn gọi linh mục và tu sĩ đòi hỏi sự can đảm và kiên trì; và không có cầu nguyện chúng ta không thể tiến bước theo con con đường này”. (xem bài viết)
6. Anh chị em thân mến, vào ngày 4-8 năm ngoái, nhân kỷ niệm 160 năm ngày qua đời của cha sở họ Ars, cha đã viết một lá thư gửi tất cả các linh mục - là những người đáp lại lời gọi của Thiên Chúa để hằng ngày cống hiến cuộc đời phục vụ dân Chúa. (xem bài viết)
7. Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật bí tích, phản đối cách cho rước Mình Thánh Chúa bằng cách “đóng gói” để giáo dân mang về nhà tự rước lễ, và ngài khẳng định “không thể thương lượng trong việc cho rước lễ”, “chúng ta phải lãnh nhận Mình Thánh Chúa cách xứng hợp”. (xem bài viết)
8. Chúa Kitô tự biến mình thành ‘phó tế’ hay người tôi tớ của mọi người. Trong video của ĐTC cho tháng Năm, Đức Thánh Cha yêu cầu chúng ta cầu nguyện cho các phó tế luôn là “một biểu tượng tăng sinh lực cho toàn Giáo hội”. (xem bài viết)
9. Nhà lãnh đạo Greg Mansour của Maronite nói rằng: “Kinh nghiệm ấy đã dạy tôi một số bài học tâm linh quan trọng.” (xem bài viết)
10. Mỗi ngày, người nghèo ở Roma nhận được 200 lít sữa tươi và sữa chua đến từ Biệt thự Giáo hoàng Castel Gandolfo. Chính Đức Hồng y Konrad Krajewski, Chánh sở từ thiện của Đức Thánh Cha nhận các sản phẩm này tại Vatican trước 7 giờ sáng. (xem bài viết)
11. Nhằm đáp ứng nhu cầu loan báo Tin Mừng cho toàn thể dân Chúa trên khắp các châu lục, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng sức khỏe này, Bộ Truyền thông của Tòa Thánh đã ra mắt một ứng dụng di động mới cho Radio Vatican. Ứng dụng mới có tên là “RADIO VATICANA”, hiện có tất cả các ngôn ngữ và chương trình của Vatican News. (xem bài viết)
12. Trong nghi thức, tổng giáo phận Krakow chính thức thành lập các tòa án để tìm kiếm bằng chứng cho thấy cha mẹ của thánh Giáo hoàng người Ba Lan đã sống đời sống có nhân đức anh hùng, nổi tiếng về sự thánh thiện và được xem là những người cầu bầu cho các tín hữu. (xem bài viết)
13. Lần đầu tiên trong một thế kỷ, các cử hành ngày 13/05 tại đền thánh Đức Mẹ Fatima sẽ không có sự hiện diện trực tiếp của giáo dân. (xem bài viết)
14. Trước việc ngày càng nhiều Thánh lễ được quay video trực tiếp, đôi khi làm cho mọi người chỉ quan tâm đến tính chất “trình diễn” mà không chú trọng đến tính “thánh thiêng” của việc thờ phượng, Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật bí tích đã lên tiếng cảnh báo về điều này. (xem bài viết)
15. Internet không bao giờ có thể thay thế việc xưng tội trực tiếp
Đức cha Broderick Pabillo, giám quản tông tòa của tổng giáo phận Mania nói: “Internet không bao giờ có thể thay thế việc xưng tội trực tiếp. Các nghi thức sám hối đòi hỏi một cuộc đối thoại cá nhân giữa các hối nhân và cha giải tội của họ”. (xem bài viết)
16. Trong thư đề ngày 6 tháng Năm 2020, Hồng y Miguel Angel Ayuso Guixot, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn đã vui mừng giới thiệu sáng kiến của Ủy ban cấp cao về Tình huynh đệ Nhân loại, theo lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong ngày 3 tháng Năm vừa qua, mời gọi tín hữu của các tôn giáo và mọi người thiện chí hợp nhất thiêng liêng trong ngày 14.5.2020, Ngày cầu nguyện, chay tịnh và bác ái để khấn xin sự trợ giúp của Thượng Đế cho nhân loại vượt qua đại dịch do virus corona gây nên. (xem bài viết)
17. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban cấp cao về tình huynh đệ con người về Ngày ăn chay cầu nguyện cho nhân loại thoát đại dịch, Đức Hồng y Charles Maung Bo - Tổng giám mục Yangon, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Á châu - đã gửi lời kêu gọi đến tất cả các lãnh đạo Kitô giáo và các tín hữu hiệp nhất thực hành những điều được đề xướng. (xem bài viết)
18. Trong những tháng gần đây, mặc dù nỗi bận tâm chính là đại dịch chung, nhưng Đức Thánh Cha vẫn không ngừng quan tâm đến tình hình chiến sự ở Li Băng. Và để bày tỏ dấu chỉ gần gũi cụ thể đối với những người đang đau khổ, qua Phủ Quốc vụ Khanh và Bộ các Giáo hội Công giáo Đông phương, Đức Thánh Cha đã gửi 200 ngàn USD hỗ trợ 400 suất học bổng cho các học sinh. (xem bài viết)
Mary Rose và Ryan Verret
19. Nhiều giáo xứ Công giáo đã đóng cửa trong suốt đại dịch, nhưng công tác mục vụ đổi mới tình yêu hôn nhân gia đình đang tìm cách tái mở cửa “giáo hội tại gia”, tức là gia đình, trong thời gian phong tỏa. (xem bài viết)
20. Trong sứ điệp nhân Ngày Thế giới người Di dân và Tị nạn lần thứ 106, được cử hành vào ngày 27/09 năm nay, Đức Thánh Cha suy tư về thảm kịch của người di dân nội địa và mời gọi các tín hữu nhận ra gương mặt Chúa Giêsu nơi những người di dân này. Trong sứ điệp, ngài muốn nói đến thảm kịch của tất cả những người đang phải chịu đựng sự bấp bênh, bị bỏ rơi, bị gạt ra và bị từ chối do Covid- 19. (xem bài viết)
21. Trong thời đại dịch Covid-19, thánh Gioan Phaolô II sẽ nói gì? Đây là câu hỏi được các giám mục Ba Lan đặt ra trong lá thư nhân dịp bách niên sinh nhật thánh Gioan Phaolô II vào ngày 18/05 tới đây. Và câu trả lời chính là: “Anh chị em đừng sợ!”. (xem bài viết)
Cha Guerrero Alves S.J., Bộ trưởng Bộ kinh tế Toà Thánh
22. Cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Bộ Kinh tế: Vatican không có nguy cơ vỡ nợ, Vatican không phải là một công ty và mọi thứ không thể được đo lường như là sự thâm hụt. Vatican sống nhờ vào sự giúp đỡ của các tín hữu và mỗi năm Vatican phải trả 17 triệu euro tiền thuế cho Ý. Chúng tôi làm việc để tạo nên một hệ thống minh bạch và tập trung đầu tư. (xem bài viết)
23. Vào thứ Bảy 16-5, các viên chức Tòa Thánh nói rằng dịch bệnh Covid-19 đang gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực, đồng thời khuyến khích mỗi người đóng góp phần nhỏ bé của mình để giúp đỡ những người đang thiếu đói. (xem bài viết)
24. Tình trạng tài chánh của Tòa Thánh vốn gặp khó khăn từ nhiều năm, nay trở nên trầm trọng hơn nữa vì đại dịch Covid-19, cùng với sự suy giảm khả năng tài chánh của Quốc Gia Thành Vatican, nhưng LM Bộ trưởng kinh tế của Tòa Thánh bác bỏ viễn tượng “phá sản” của Tòa Thánh. (xem bài viết)
25. Ngày 18/05/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra sắc lệnh, quyết định đưa lễ nhớ thánh nữ Faustina Kowalska vào lịch phụng vụ chung của Giáo hội và lễ nhớ không buộc này được cử hành vào ngày 05/10 hàng năm. (xem bài viết)
26. Khi thiên nhiên quay trở lại với Venice và Cox's Bazar thì đó là một lời nhắc nhở rằng chúng ta phải thay đổi.
Vào giữa tháng 4, một nhà sinh vật học đã quay một đoạn video cảm động về một con sứa lướt qua dòng nước sạch phản chiếu những danh thắng của Venice, thành phố Ý từng là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất thế giới trước khi đại dịch Covid-19 ập vào. (xem bài viết)
27. Đức Hồng y Michael Czerny (ĐHY) nói: Tình trạng khẩn cấp do Covid-19 gây ra đã khiến tình huống của nhiều người dễ bị tổn thương thậm chí còn bấp bênh hơn; nhưng đồng thời cũng cho thấy rất rõ rằng những người nhập cư rất cần thiết cho kết cấu xã hội của chúng ta. (xem bài viết)
28. Chúng ta đang sống qua những biến cố mang tính định hình lịch sử. Laudato Si’ dạy chúng ta cách cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. (xem bài viết)
29. Sứ điệp gửi người Muslim nhân tháng Ramadan và đại lễ ‘Id al-Fitr (xem bài viết)
30. Thiên Chúa tạo dựng mọi sự đều tốt đẹp. Ngay từ khởi nguyên Thiên Chúa đã tạo dựng chim trời, cá biển, cùng mọi thứ thảo mộc; và con người được sống trong sự hoà hợp, canh tác và hạnh phúc với thiên nhiên. (xem bài viết)
31. Năm nay, ngày 24-5 lễ Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu, cũng là lễ Đức Mẹ Xà Sơn ở Trung Quốc, trùng vào Chúa Nhật, nhưng các tín hữu vẫn được mời gọi cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc. (xem bài viết)
32. Hôm 20/5, trong một thông cáo báo chí, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết ông Saeb Erekat, trưởng đoàn đàm phán Palestine đã gọi điện cho Đức tổng Giám mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh, thông báo về “những diễn tiến gần đây” trong các Lãnh thổ của Israel-Palestine và về “khả năng chủ quyền của Israel sẽ được áp dụng đơn phương” cho một số khu vực. (xem bài viết)
33. Kinh tế hậu đại dịch theo tinh thần Kitô: Trước khi là một cỗ máy sản xuất, công ty là một cộng đoàn của những con người cần được tôn trọng. (xem bài viết)
34. Vào thứ Bảy tuần này, nhân dịp kết thúc tháng 5 kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện đọc kinh Mân Côi tại hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trong vườn Vatican. Các đền thánh Công giáo trên toàn thế giới sẽ kết nối với buổi cầu nguyện qua video truyền chiếu trực tiếp. (xem bài viết)
35. Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 14/05, sau khi mời gọi các tín hữu tham dự Năm Laudato Si' từ ngày 24/05/2020-24/05/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc một kinh nguyện đặc biệt dành cho Năm này: (xem bài viết)
36. Việc tham quan bảo tàng chỉ dành cho những người đăng ký trước trên internet để giới hạn số người trong bảo tàng và thời gian vào cửa. Du khách có thể đăng ký trên trang web www.museivaticani.va và trong thời gian này, họ không phải trả 4 euro đăng ký online như trước đây. (xem bài viết)
38. Trưa Chúa Nhật 31/05 này, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ xuất hiện tại cửa sổ Dinh Tông tòa và chủ sự buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng với tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Đây là buổi đọc kinh đầu tiên tại quảng trường kể từ khi chính phủ Ý áp dụng các biện pháp cách ly để ngăn ngừa virus corona. (xem bài viết)
39. Việc tham quan bảo tàng chỉ dành cho những người đăng ký trước trên internet để giới hạn số người trong bảo tàng và thời gian vào cửa. Du khách có thể đăng ký trên trang web www.museivaticani.va và trong thời gian này, họ không phải trả 4 euro đăng ký online như trước đây. (xem bài viết)
40. Caritas Pakistan đã phát động dự án trồng cây dài hạn để diễn tả tầm nhìn của ĐGH Phanxicô về hệ sinh thái không thể tách rời với con người trong Laudato Si’: Thông điệp chăm sóc cho Ngôi Nhà Chung của chúng ta. (xem bài viết)
41. Với Evangelii Gaudium,[1] Đức giáo hoàng Phanxicô đã gửi cho Giáo Hội Tông huấn đầu tiên của ngài, kết quả của Thượng Hội đồng Giám mục năm 2012 về công cuộc “Tân Phúc-Âm-hóa”. Nại đến thẩm quyền của mình cách minh nhiên nhiều lần, Đức Thánh Cha mong ước có sự “biến đổi của Giáo Hội về mặt truyền giáo” nhằm tiến hành công cuộc loan báo mới Niềm vui Tin mừng, trong một thế giới mang dấu ấn của sự kiện thế tục hóa (sécularisation).[2] Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng lối nói này - vốn có nguồn gốc pháp lý nhưng ngày nay được dùng trong xã hội học - để chỉ một sự chuyển biến mang tính vấn đề. (xem bài viết)
42. Nhân kết thúc tháng 5 kính Đức Mẹ, vào lúc 5:30 chiều thứ Bảy 30/05 Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đọc kinh Mân Côi tại hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trong vườn Vatican. Buổi cầu nguyện có chủ đề: “Họ đồng tâm nhất trí trong cầu nguyện cùng với Đức Maria” (Cv 1,14). (xem bài viết)
43. Ngày 31/5/2020, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Sứ điệp cho Ngày Thế giới Truyền giáo 2020 sẽ được cử hành vào Chúa nhật 18/10 tới đây. Chủ đề Sứ điệp: “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8). (xem bài viết)
Giáo hội Việt Nam
- Thư Đức Giám mục Matthêô Nguyễn Văn Khôi gửi nhân ngày Chúa chiên lành 03.05.2020 (xem bài viết)
- Anh chị em thân mến, từ đầu năm 2020 đến nay, cả thế giới phải vật lộn với đại dịch COVID-19 và sức tàn phá khủng khiếp của nó. Việc phòng chống dịch bệnh tại các quốc gia cũng như tại Việt Nam đã làm cho nhiều sinh hoạt xã hội bị đình trệ, kể cả sinh hoạt tôn giáo. Nay lệnh cách ly xã hội vì dịch bệnh đang được nới lỏng từng bước, một số Giáo phận đang chuẩn bị tổ chức lại các sinh hoạt tôn giáo. (xem bài viết)
- Ngày 06.5.2020, phái đoàn Tòa Tổng Giám mục Huế đã đến chúc mừng Đại lễ Phật Đản (PL. 2564 – DL. 2020) Ban trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế và viếng thăm Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Chùa Từ Hiếu. (xem bài viết)
4. “Với lòng từ bi, sự liên đới và tình yêu thương, hai tôn giáo chúng ta cùng chung tay đóng góp cho xã hội là điều rất trân quý”. (xem bài viết)
5. “Thật bồi hồi, xúc động khi - sau 6 tuần lễ tạm ngưng Thánh lễ cộng đồng - cha con lại được sum họp hiệp dâng Thánh lễ, được hạnh phúc bên Chúa và bên nhau”. (xem bài viết)
6. Học viện Công giáo Việt Nam (HVCGVN) xác nhận cuộc thi tuyển sinh năm học 2020 – 2021, vào hai ngày Thứ Năm – Thứ Sáu (04 & 05-6-2020) như đã thông báo (xin gửi lại thông báo này). (xem bài viết)
7. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 14/5/2020, tại nguyện đường Tiền Chủng viện Xã Đoài, Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã cử hành thánh lễ tạ ơn hồng ân 60 năm linh mục. Đồng tế và hiện trong thánh lễ có Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục Phụ tá, quý cha Tiền Chủng viện Xã Đoài, quý cha Tòa Giám mục, quý tiền chủng sinh cùng quý nữ tu đại diện các hội dòng. (xem bài viết)
8. “Để tiến trình đào tạo linh mục được thành toàn, mỗi Chủng sinh phải biết mở rộng tấm lòng, biết tìm kiếm Thánh ý Chúa mỗi ngày, biết trở nên ngoan nguỳ, dễ bảo, dễ dạy dưới tác động của Chúa Thánh Thần có như thế việc đào tạo mới thu lượm được nhiều hoa trái” (xem bài viết)
9. THÔNG BÁO V/v. “Năm Kỷ niệm đặc biệt Thông điệp Laudato Si’” về bảo vệ môi trường, từ 24/05/2020 đến 24/05/2021. (xem bài viết)
10. “Sau 16 năm hướng dẫn Tổng Giáo phận Sài Gòn, 6 năm hưu tại Trung tâm Mục vụ (TTMV), tôi sống chức tư tế, liên đới với linh mục đoàn, dâng Thánh lễ hằng ngày cầu nguyện cho Giáo phận…” Đó là tâm tình của Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn - chia sẻ với Đức cha Louis, cha Tổng đại diện, quý cha đại diện Tòa Giám mục và anh em linh mục tại TTMV - trong Thánh lễ tạ ơn lúc 6g15 sáng thứ Hai, ngày 25.5.2020, tại nguyện đường TTMV. (xem bài viết)
11. “Các con sẽ là nhân chứng của Thầy cho đến tận cùng trái đất”, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng (Đức TGM) đã nhấn mạnh điều này khi ngài chủ tế Thánh lễ Thêm Sức cho 55 em thiếu nhi vào lúc 17g30 thứ Bảy 23.5.2020 tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn. (xem bài viết)
12. “Chúng ta cần phải có sự khôn ngoan để chào đón và tạo ra những câu chuyện đẹp, thực và hay”, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng (Đức TGM) đã nhấn mạnh điều này khi ngài chủ sự Buổi cử hành Ngày Thế giới Truyền thông xã hội (TGTTXH) thứ 54 của Tổng Giáo phận Sài Gòn (TGP) diễn ra vào sáng thứ Bảy 23-5-2019 tại Hội trường Phạm Minh Mẫn của Trung tâm Mục vụ TGP. (xem bài viết)
Tâm tình cuối tháng
ĐTC đã đúc kết Sứ điệp nhân ngày thế giới di dân và tị nạn với kinh nguyện được gợi ý từ gương mẫu của thánh Giuse, đặc biệt khi ngài bị buộc phải chạy trốn sang Ai Cập để cứu hài nhi Giêsu.
Lạy Cha, Cha đã trao phó cho thánh Giuse điều quý giá nhất của Cha, đó là hài nhi Giêsu và Mẹ Người, để bảo vệ các ngài khỏi những nguy hiểm và đe dọa của kẻ ác.
Xin cho chúng con cũng cảm nghiệm được sự bảo vệ và trợ giúp của ngài. Xin thánh nhân, Đấng đã trải qua nỗi đau khổ của những người chạy trốn vì sự thù ghét của những kẻ quyền lực, an ủi và bảo vệ tất cả anh chị em của chúng con, vì chiến tranh, nghèo khổ và các nhu cầu thiết yếu, phải rời bỏ nhà cửa quê hương của họ để lên đường như những người tị nạn tìm đến nơi an toàn hơn.
Nhờ lời chuyển cầu của thánh nhân, xin Cha giúp họ có được sức mạnh để kiên trì tiến bước, được an ủi trong lúc sầu khổ và can đảm giữa những thử thách.
Xin ban cho những người tiếp đón họ một chút yêu thương dịu dàng của người cha công chính và khôn ngoan này, Đấng đã yêu thương Chúa Giêsu như người con thật sự và trợ giúp Mẹ Maria trên suốt đường đời.
Xin thánh nhân, Đấng đã kiếm cơm bánh bằng đôi tay lao động của mình, chăm sóc những người đã bị mất đi mọi thứ trong cuộc sống và cho họ tìm được công việc có phẩm giá và sự an bình trong mái nhà.
Chúng con cầu xin nhờ Chúa Giêsu Kitô, Con Cha, mà thánh Giuse đã cứu khi chạy trốn sang Ai Cập và nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh nữ Maria, mà ngài đã yêu thương như người phối ngẫu chung thủy theo ý Cha. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm