Điểm lại các sự kiện trong tháng 3 năm 2013
WGPSG -- Tháng Ba hằng năm được Hội Thánh dành kính Thánh Cả Giuse. Năm nay, tháng Ba bắt đầu giữa mùa Chay, trong các nhà thờ có nhiều sắc tím. Ngoài ý nghĩa thông thường của mùa Chay, màu tím còn thêm hai ý nghĩa đặc biệt: Một là trung thành trong lời cầu nguyện cho nguyên giáo hoàng được an khang. Hai là chờ mong vị tân giáo hoàng trong lời nguyện xin cùng Chúa Thánh Linh.
Khí hậu của tháng Ba rất nóng, nóng bởi ánh nắng gay gắt và cũng nóng bởi rất nhiều biến chuyển xảy ra trên khắp thế giới.
1. Giáo hội toàn cầu
Trong rất nhiều thư gửi đến Đức Bênêđictô XVI những ngày cuối tháng Hai, có một bức thư làm cho ngài rất cảm động. Đó là bức thư của một nhóm tín hữu CG Trung Hoa, cảm ơn những nỗ lực của ngài nhằm thúc đẩy cuộc đối thoại cũng như sự nâng đỡ hết mực của ngài đối với GHCG Trung Quốc (Xem WGPSG).
Ngày 1.3, ngày đầu tiên trống Tòa, ĐHY Angelo Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn, đã gửi thư triệu tập các hồng y tham dự phiên Hội nghị đầu tiên, theo quy định của Tông hiến Universi Dominici Gregis (Xem WGPSG).
Trong buổi họp báo buổi chiều cùng ngày, cha Federico Lombardi, SJ, GĐ Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã cho biết một vài thông tin liên quan đến tình trạng trống Tòa và những giờ phút đầu tiên của Đức Bênêđictô XVI sau khi ngài rời sứ vụ giáo hoàng (Xem WGPSG).
Từ ngày 7.2, ứng dụng Giáo hoàng (Pope App) dành cho iPhone đã có mặt trên AppStore. Đây là ứng dụng miễn phí do Hội đồng Tòa Thánh về TTXH phát hành với các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha và Tây ban Nha. Người dùng có thể truy cập vào tất cả các nội dung chính thức liên quan đến ĐGH theo nhiều định dạng (Xem WGPSG).
Sáng 4.3, Hồng y đoàn đã bắt đầu tiến hành phiên Hội nghị chung đầu tiên. Từng người một, các hồng y bước vào Hội trường Phaolô VI của Vatican. Trong Hội nghị này, các ngài cũng thề hứa giữ bí mật, không tiết lộ bất kỳ thông tin chi tiết nào của các Hội nghị hay của MTV (Xem WGPSG).
Chiều cùng ngày, cha Lombardi, đã thông tin cho các phóng viên về phiên họp đầu tiên của HY đoàn. Phiên họp do ĐHY Angelo Sodano -Niên trưởng HY đoàn- chủ tọa, cùng với ĐHY Nhiếp chính Tarcisio Bertone, SDB, và Đức TGM Lorenzo Baldisseri, Thư ký Bộ GM. Chỗ ngồi của các hồng y được sắp xếp theo thứ bậc ưu tiên: trước hết là các HY-giám mục, tiếp theo là các HY-linh mục, và đến các HY-phó tế (Xem WGPSG).
Tại TQ, có ít nhất bốn GM bất hợp pháp và một vài GM bị vạ tuyệt thông đã được bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm làm thành viên của Quốc hội Khóa 12. (Xem WGPSG).
Sáng 6.3, HY đoàn đã nhóm phiên khoáng đại thứ tư tại Hội trường THĐGM ở Nội thành Vatican để chuẩn bị mật nghị bầu Giáo hoàng (Xem WGPSG).
152 Hồng Y đã tham dự phiên họp khoáng đại thứ năm của HY đoàn sáng thứ Năm 7.3, tại Hội trường THĐGM từ 9g30' đến 12g30' (Xem WGPSG).
Phiên họp thứ sáu Công nghị HY đã diễn ra vào chiều 7.3, với sự tham dự của 151 hồng y. Các hồng y đã nghe 16 bài phát biểu của các vị đồng sự. ĐHY GB Phạm Minh Mẫn, TGM TGPSG, đã tuyên thệ về việc giữ bí mật như đã được quy định (Xem WGPSG).
Trong cuộc họp báo lúc 13g00 trưa ngày 8.3 tại Phòng Báo chí Toà Thánh, cha Lombardi cho biết hiện diện trong phiên họp từ 9g30 đến 12g30 ngày 8.3 có 153 HY, trong đó có 115 HY cử tri, không có vị nào mới phải tuyên thệ. Trong phiên họp thứ tám chiều cùng ngày, HY đoàn bỏ phiếu ấn định ngày bắt đầu mật nghị bầu Giáo hoàng (Xem WGPSG).
Cùng ngày 8.3, trong khi HY đoàn nhóm phiên họp thứ 7, Đức TGM Dominique Mamberti, BT Ngoại giao Tòa Thánh đã gửi tweet: “Tòa Thánh, trong hoạt động ngoại giao của mình, cam kết bảo vệ các quyền dễ bị tổn thương nhất” (Xem WGPSG).
Trong phiên họp công nghị thứ 8, HY đoàn đã quyết định: MTV sẽ bắt đầu vào thứ Ba, 12.3. Thánh lễ cầu cho việc bầu chọn Giáo hoàng sẽ được cử hành vào buổi sáng (Xem WGPSG).
Trang mạng Vatican Radio điểm lại các MTV trong lịch sử (từ năm 1740), do Tiến sĩ Donald Prudlo, Phó Giáo sư môn Lịch sử tại ĐH Jacksonville State, Alabama, thực hiện (Xem WGPSG).
Sáng thứ Bảy 9.3, với sự tham dự của 145 Hồng y, HY Đoàn đã nhóm phiên họp thứ chín để tiếp tục nghe ý kiến của các Hồng y (Xem WGPSG).
Về việc bầu Giáo hoàng, vị nào được bầu thì cũng chỉ đón nhận vì vâng phục và cậy trông nơi Đấng mà các ngài tin tưởng. Chính vì thế, thay cho bầu khí ồn ào của những cuộc vận động tranh cử thì trong nhà nguyện Sistine, nơi tiến hành việc bầu giáo hoàng, chỉ có sự tĩnh lặng, cầu nguyện và chiêm niệm (Xem WGPSG).
Sáng thứ Hai 11.3, các Hồng Y – cử tri và không phải cử tri –, đã nhóm phiên họp chung thứ mười và cũng là phiên họp cuối cùng trước khi khai mạc MTV vào ngày thứ Ba (Xem WGPSG).
Ngày 12.3 là một ngày đáng ghi nhớ trong lịch sử Giáo Hội: khởi đầu MTV bầu vị Giáo Hoàng mới kế nhiệm ĐGH Biển Đức XVI (Xem WGPSG).
Lúc 10g00 sáng 12.3, ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng HY Đoàn, đã chủ sự Thánh lễ trong Đền thờ Thánh Phêrô cầu cho việc bầu Tân Giáo Hoàng và cũng để khai mạc MTV bầu Giáo Hoàng (Xem WGPSG).
19g45 tối 12.3 (giờ Roma, tức 01g45 sáng 13.3 giờ VN), mọi người chờ đợi ở bên ngoài đã chứng kiến làn khói đen bay ra từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, có nghĩa là vòng bỏ phiếu đầu tiên chưa có kết quả (Xem WGPSG).
Tại Vatican, lúc 19g07’ ngày 13.3 giờ Vatican, làn khói trắng và tiếng chuông đã được ngân lên báo hiệu đã có ĐGH mới dưới sự chứng kiến của hàng ngàn giáo dân tại quảng trường Thánh Phêrô. Habemus Papam - Chúng ta đã có ĐGH (Xem WGPSG).
Sau 5 vòng bỏ phiếu, các hồng y đã chọn ĐHY Jorge Mario Bergoglio là vị giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo, và ngài đã chọn tông hiệu là Phanxicô (Xem WGPSG).
Một người tự nấu ăn, sử dụng phương tiện di chuyển công cộng thay vì xe riêng và là một mục tử giản dị. Đó là chân dung ĐGH Phanxicô do linh mục Lombardi phác họa, ngay sau khi “Padre Jorge” [cha Jorge] –như tên gọi thường được các tín hữu ở Buenos Aires biết đến– được bầu làm Giáo hoàng. Một trong những việc đầu tiên ĐGH Phanxicô làm là gọi điện thoại cho Đức Bênêđictô XVI (Xem WGPSG).
ĐGH Phanxicô nói: “Trước hết, tôi muốn dâng lời kinh cầu nguyện cho Đức Bênêđictô XVI. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho ngài để xin Chúa chúc lành cho ngài và xin Đức Mẹ gìn giữ ngài. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho toàn thế giới có được cảm nhận sâu sắc về tình huynh đệ.” (Xem WGPSG).
Tiểu sử chính thức của ĐGH Phanxicô được Phòng Báo chí Tòa Thánh công bố trong dịp các hồng y họp MTV, với các thông tin do chính các ngài cung cấp (Xem WGPSG).
Sáng sớm 14.3, ngày đầu tiên của triều đại giáo hoàng, ĐTC Phanxicô đã đến Đền thờ Đức Bà Cả (Roma) với tư cách cá nhân, kính viếng Đức Mẹ. Ngài dùng chiếc xe công vụ bình thường với sự tháp tùng của Đức TGM Georg Gänswein, CT Phủ Giáo hoàng (Xem WGPSG).
Chiều cùng ngày, ĐTC đã dâng Thánh lễ đồng tế với 114 HY tham gia MTV, tại nhà nguyện Sistine. Ngài nói: “Để xây dựng GH, phải có đá và đá phải rắn chắc. Đó là những viên đá sống động, được Chúa Thánh Thần ban ơn để xây dựng Hội Thánh, Hiền thê của Đức Kitô. Viên đá góc để xây dựng HT chính là Chúa. Như vậy, xây dựng là một động thái trong cuộc sống chúng ta.” (Xem WGPSG).
Ngày 14.3, tại Nguyện đường Sistina, ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ với các ĐHY (Xem WGPSG).
ĐHY Dolan ghi nhận: ĐTC Phanxicô là người chân thành, đơn sơ và khiêm tốn, và với cương vị mới, ngài cho tôi cảm nhận một tia sáng kỳ diệu... Từ nhân viên Đền thánh, nhà trọ, cho đến những em học sinh đang đi học khi bất ngờ gặp ĐTC trên đường đều cảm nhận được sự ân cần và thân thiện của ngài (Xem WGPSG).
Được tin ĐGH Phanxicô đắc cử, Huynh đoàn Thánh Piô X cầu xin Chúa ban cho ngài dồi dào những ơn cần thiết để thi hành sứ vụ nặng nề này (Xem WGPSG).
Trong buổi họp báo chiều 15.3, linh mục Lombardi, đã công bố lập trường của Vatican về những cáo buộc vu khống ĐHY Jorge Mario Bergoglio –nay là ĐGH Phanxicô–, trong thời gian ngài còn ở Argentina (Xem WGPSG).
Cũng như Đức Bênêđictô XVI hồi tháng Tư 2005, ĐGH Phanxicô đã gửi một bức thư cho vị Rabbi Trưởng Cộng đoàn Do thái ở Rôma, tiến sĩ Riccardo Di Segni. ĐGH bày tỏ ý muốn đóng góp vào cuộc đối thoại với người Do Thái, trong tinh thần “hợp tác đổi mới” (Xem WGPSG).
Diễn văn của ĐGH trong buổi tiếp kiến HY đoàn lần đầu tiên: “Được thúc đẩy bởi tinh thần trách nhiệm sâu xa và được nâng đỡ bởi tình yêu lớn lao đối với Đức Kitô và Giáo hội, chúng ta cùng cầu nguyện, chia sẻ cho nhau những cảm nhận, kinh nghiệm và suy tư của mình trong tình huynh đệ.” (Xem WGPSG).
Sáng 16.3, ĐTC Phanxicô đã nói chuyện với các phóng viên báo chí đến từ khắp nơi trên thế giới: “Nếu Giáo hội là một định chế mang tính nhân loại và lịch sử, với tất cả những đặc trưng của nó, thì trước hết cũng phải thấy GH là một thực tại thiêng liêng, là dân của Chúa đang bước đến gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Chỉ với cái nhìn như thế, ta mới hiểu được những gì GH đang làm.” (Xem WGPSG).
ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ Chúa Nhật 17.3 tại nhà thờ dâng kính Thánh Anna của Vatican: “Chúng ta hãy cầu Chúa cho ta biết không mệt mỏi khi xin ơn tha thứ luôn mãi, vì Chúa là Đấng không hề biết mệt mỏi khi hằng tha thứ cho ta.” (Xem WGPSG).
Trưa 17.3, ĐTC Phanxicô đã xuất hiện lần đầu tiên tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh Truyền tin. Ngài nói: “Dung mạo của Thiên Chúa là dung mạo của một người cha đầy lòng thương xót, đầy nhẫn nại với chúng ta.” (Xem WGPSG).
Ngày 18.3, Tòa Thánh đã công bố huy hiệu của ĐGH Phanxicô. Huy hiệu này cũng gần giống huy hiệu giám mục của ngài (Xem WGPSG).
Bài giảng của ĐTC Phanxicô tại lễ Khai mạc sứ vụ Phêrô ngày 19.3: “Bảo vệ Chúa Giêsu và Mẹ Maria, bảo vệ toàn bộ công trình tạo dựng, bảo vệ từng con người, đặc biệt người nghèo khổ cùng cực, bảo vệ chính chúng ta: đó là việc phục vụ mà GM Rôma được kêu gọi phải chu toàn.” (Xem WGPSG).
Ngày lễ kính Thánh Giuse, hôn phu của Đức Trinh nữ Maria và là bổn mạng của Giáo hội hoàn vũ, ĐTC Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ chính thức khai mạc sứ vụ giáo hoàng vào lúc 9g30 (giờ Roma) tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước VCTĐ Thánh Phêrô (Xem WGPSG).
Còn hơn bản cương lĩnh của một chính phủ, Thánh lễ trọng thể đánh dấu sự khởi đầu của triều đại giáo hoàng thường là dịp để các ĐGH giới thiệu nét chủ đạo sứ vụ mục tử của mình (Xem WGPSG).
Ngày 20.3, nhân dịp tham dự lễ khai mạc sứ vụ mục tử hoàn vũ của ĐGH Phanxicô, các phái đoàn thuộc các Giáo hội và Cộng đồng Kitô và các tôn giáo đã gặp gỡ Đức tân Giáo hoàng tại Hội trường Clêmentê, Điện Vatican (Xem WGPSG).
Thứ Năm 21.3, ĐTC Phanxicô đã gửi thư chúc mừng nhân dịp lễ đăng quang của Tiến sĩ Justin Welby, tân TGM Canterbury tại Nhà thờ chính tòa Canterbury, London, Anh Quốc. TGM Welby là TGM Canterbury thứ 105 và người đứng đầu Giáo hội Anh giáo trên toàn thế giới (Xem WGPSG).
Cha Lombardi, đã gọi cuộc gặp gỡ sáng thứ Bảy 23.3, tại Castel Gandolfo giữa ĐGH Phanxicô và Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI là “một khoảnh khắc hiệp thông sâu sắc” (Xem WGPSG).
Hôm 24.3, Chúa nhật Lễ Lá, ĐTC đã khai mạc Tuần Thánh tại Quảng trường Thánh Phêrô với nghi thức Rước lá và Thánh lễ. Có khoảng 250 ngàn người tham dự. Đồng tế với ĐTC có ĐHY Agostino Vallini, ĐHY Stanislaw Rylko, Đức TGM Filippo Iannone (Xem WGPSG).
Thông điệp Phục Sinh của các nhà lãnh đạo các GH Kitô giáo tại Giêrusalem: Chúng tôi mời gọi tất cả các tín hữu và những người thiện chí trên thế giới, đặc biệt là những người đang cầm quyền, hãy đấu tranh cho công lý và hòa bình giữa các quốc gia (Xem WGPSG).
Sáng thứ Ba Tuần Thánh 26.3, ĐTC Phanxicô đã dâng Thánh lễ tại Nhà nguyện bên trong Nhà khách Thánh Martha cùng với sự tham dự của các linh mục phục vụ các cơ quan Tòa thánh đang cư ngụ tại đây và các viên chức ngoại giao (Xem WGPSG).
Tại Hội nghị cuối cùng của LHQ về Hiệp ước Buôn bán vũ khí (ATT) đang diễn ra ở thành phố New York, Hoa Kỳ, Đức TGM Francis Chullikatt, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ, đã đưa ra tuyên bố kêu gọi thông qua một hiệp ước cấm chuyển giao vũ khí tại nơi nào đang xảy ra những vi phạm về nhân đạo và nhân quyền (Xem WGPSG).
Sáng Thứ Năm Tuần Thánh, ĐTC đã chủ sự Thánh lễ Truyền Dầu vào lúc 9g30 tại Đền thánh Phêrô. Hơn 2000 hồng y, giám mục, và linh mục đồng tế với Đức Thánh Cha và khoảng 10.000 người tham dự Thánh lễ (Xem WGPSG).
ĐTC đã cử hành Thánh lễ Tiệc ly tại Casal del Marmo, bên kia bờ sông Tevere của thành phố Vatican. Đồng tế với ĐTC là ĐHY Agostino Vallini, Đức TGM Angelo Becciu, Đức ông Xuareb và cha Gaetano Greco, tuyên úy mục vụ cho trẻ em phạm pháp tại đây. ĐTC đã quỳ xuống rửa chân, lau khô, và hôn chân từng người trong số 12 em được chọn gồm nhiều quốc tịch, màu da, và niềm tin khác nhau (Xem WGPSG).
Ngày 28.3, ĐTC đã bổ nhiệm ĐGM Mario Aurelio Poli, hiện đang là GM giáo phận Santa Rosa, làm TGM TGP Buenos Aires (Argentina). Nơi đây đã trống tòa từ khi ĐHY Jorge Mario Bergoglio được bầu làm giáo hoàng vào ngày 13.3. Đây là quyết định bổ nhiệm giám mục đầu tiên của ĐGH (Xem WGPSG).
Vào lúc 5g00 chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, ĐTC đã chủ sự nghi thức Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa tại Đền thờ Thánh Phêrô. Hơn mười nghìn người chen kín trong ngoài Đền thờ để cùng với ĐTC và giáo triều tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa... Sau đó, ĐTC đã đến Colosseum vào khoảng hơn 9 giờ tối để chủ sự Đàng Thánh giá (Xem WGPSG).
Trang web của Tòa Thánh Vatican vừa công bố một mẫu huy hiệu mới của ĐTC với một vài thay đổi nhỏ (Xem WGPSG).
Đêm Canh thức Phục sinh do ĐTC chủ sự diễn ra lúc 20g30 thứ Bảy Tuần Thánh 30.3, tại VCTĐ Thánh Phêrô với khoảng 4000 người tham dự (Xem WGPSG).
Sáng Chúa nhật 31.3, ĐTC đã chủ sự Thánh lễ trọng thể mừng Chúa Phục Sinh, công bố Sứ điệp và ban phép lành “Urbi et Orbi” (cho thành phố [Roma] và toàn thế giới) tại Quảng trường Thánh Phêrô (Xem WGPSG).
Sứ điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2013 của ĐTC: “Tôi vui mừng công bố Sứ điệp này: Đức Kitô đã sống lại! Tôi muốn mang tin vui này đến từng nhà và từng gia đình, đặc biệt là những nơi đang chịu nhiều đau khổ nhất như bệnh viện, nhà tù…” (Xem WGPSG).
2. Giáo hội Việt Nam
Sáng 1.3, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký HĐGMVN, đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội (Xem WGPSG).
ĐC Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã thuyết trình về “Những dấu ấn của ĐTC Bênêđictô XVI trong đời sống GHCG” cho khoảng 1000 người vào lúc 14g30 ngày 2.3, tại Hội trường GB Phạm Minh Mẫn (Xem WGPSG).
Tại VCTĐ Đức Bà Sài Gòn lúc 8g30 sáng thứ Bảy 9.2, ĐC Phụ tá Phêrô đã dâng Thánh lễ đồng tế cùng tám vị linh mục trong giáo phận để cầu cho việc bầu cử ĐGH (Xem WGPSG).
Thánh lễ tấn phong ĐC Giuse Đinh Đức Đạo, GM Phụ tá giáo phận XL, được ấn định sẽ diễn ra tại Tòa GM Xuân Lộc lúc 6g00 sáng thứ Sáu 5.4.2013 (Xem WGPSG).
Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã gửi thư chúc mừng và bày tỏ sự hiệp thông, vâng lời và lòng mến với Đức tân Giáo hoàng Phanxicô (Xem WGPSG).
Thư của Đức TGM Chủ tịch HĐGMVN gửi Cộng đồng Dân Chúa: “Chúng ta hãy tha thiết cầu nguyện cho ĐTC được mọi ơn lành hồn xác để ngài chu toàn sứ vụ Thánh Phêrô trong việc ‘‘củng cố anh em mình’’ trong đức tin (Xem WGPSG).
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân, sáng 19.3, ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn đã long trọng mừng kính Thánh Cả Giuse - bổn mạng ĐCV- và kỷ niệm 150 năm thành lập (Xem WGPSG).
Sau khi tham dự MTV bầu giáo hoàng trở về, ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn đã dành cho phóng viên WGPSG một cuộc phỏng vấn (Xem WGPSG).
Khoảng 600 giảng viên, học viên và nhân viên HVMV đã tham dự buổi Tĩnh nguyện mùa Chay 2013: “Tin trong đức Ái khơi lên tình bác ái” (Xem WGPSG).
Thánh lễ Truyền Dầu đã diễn ra vào lúc 8g30 ngày 28.3, tại VCTĐ Đức Bà Sài Gòn. ĐHY GB Phạm Minh Mẫn, đã chủ sự Thánh lễ cùng với ĐC Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm và khoảng 400 linh mục (Xem WGPSG).
Văn phòng Tòa GM Bắc Ninh xác nhận và thông báo giáo phận không có linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu. Trong chương trình thời sự tối ngày 26.3 của đài truyền hình VTV1 có đoạn phóng sự “Chức sắc tôn giáo góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992,” có dòng chữ chú thích “Lm. Nguyễn Quốc Hiếu, CTUB đoàn kết Công giáo tỉnh BN” làm cho nhiều người ngộ nhận ông Hiếu là linh mục của GP Bắc Ninh (Xem WGPSG).
Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã chủ sự Thánh lễ Tiệc Ly 5g00 chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28.3, tại VCTĐ Đức Bà Sài Gòn (Xem WGPSG).
ĐHY GB Phạm Minh Mẫn đã chủ sự các nghi thức canh thức đêm Vọng Phục Sinh tại VCTĐ Sài Gòn vào lúc 21g00 ngày 30.3.2013 (Xem WGPSG).
Theo thông báo của ĐGM Cosma Hoàng Văn Đạt, S.J., Tổng thư ký, HĐGMVN sẽ họp Hội nghị thường niên kỳ I-2003 tại Trung tâm hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu, thuộc giáo phận Bà Rịa, từ thứ Hai 1.4 đến thứ Sáu 5.4.2013 (Xem WGPSG).
Lời chủ chăn tháng 4: “Anh chị em hãy cầu nguyện cho nhau và cho tôi, sống trọn vẹn hơn hồng ân đức tin, sống tròn đầy hơn tình yêu của Chúa Phục Sinh trong hoàn cảnh và cuộc sống của đất nước và xã hội hôm nay.” (Xem WGPSG).
3. Ngoài Xã hội
Mới ngày đầu tháng, Đài Loan đã tuyên bố sẽ tổ chức tập trận bắn đạn thật trong tháng sau tại khu vực đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Một trực thăng của hải giám TQ cũng đã tuần tra ở vùng biển gần rạn san hô ở cụm Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN một lần nữa khẳng định chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối việc TQ vi phạm. Dù vậy, một đội tàu hải giám và một trực thăng của TQ vẫn đến quần đảo Hoàng Sa để thực hiện "nhiệm vụ tuần tra định kỳ". Hai tàu đánh cá VN đã bị một nhóm tàu tuần tra của TQ ngang nhiên đòi xua khỏi vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Chiếc tàu khảo sát khoa học nghề cá có trọng tải lớn nhất của TQ cũng đã đến vùng biển Trường Sa để thực hiện cái gọi là "điều tra tài nguyên nghề cá". Đại diện UB Biên giới Quốc gia hôm 19.3 mạnh mẽ phản đối việc tàu hải giám TQ xua đuổi tàu cá VN và đưa tàu khảo sát nghề cá đến xâm phạm lãnh hải của VN trên Biển Đông, nhưng các tàu chiến của hạm đội Nam Hải vẫn bắt đầu "nhiệm vụ tuần tra trên biển". Hạm đội này đã tiến hành cuộc tập trận đổ bộ lên đảo với sự phối hợp của các tàu chiến và trực thăng chiến đấu. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN cũng đã kiên quyết phản đối, yêu cầu phía TQ điều tra, xử lý nghiêm việc tàu nước này truy đuổi và nổ súng làm cháy tàu cá của ngư dân VN. Sau khi Hà Nội tố cáo tàu của TQ gây cháy cabin tàu của ngư dân VN tại quần đảo Hoàng Sa, BK còn nói rằng hành động chống các tàu của VN là "cần thiết". Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố phản đối bất kỳ hành động vũ lực hay đe dọa nào ở Biển Đông, sau khi có tin tàu cá của VN bị tàu TQ bắn cháy cabin. Theo Hội Nghề cá VN, không chỉ xâm phạm chủ quyền, TQ đang chuyển sang các hành động vũ lực vô nhân đạo. Từ đầu năm nay, nhiều tàu cá VN đã bị tàu, thậm chí cả trực thăng của TQ rượt đuổi.
Hải quân Philippines đã tiến hành "tuần tra chủ quyền" ở Biển Đông, để kiểm tra xem liệu tàu TQ có xâm phạm đường biên giới trên biển khi tiến hành tập trận hải quân hay không. Ngày 26.3, TQ cử tàu Ngư Chính lớn ra "tuần tra và bảo vệ nghề cá" ở quần đảo Hoàng Sa của VN và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham tranh chấp với Philippines. Lực lượng đặc nhiệm của hải quân TQ đã tới phía nam Biển Đông ngày 27.3, áp sát Malaysia và cả Brunei, trong một hoạt động tuần tra phô trương chưa từng có. Biên đội gồm bốn tàu chiến của hạm đội Nam Hải, TQ, đã diễn tập bắn đạn thật ở tây TBD ngày 31.3.
Do TQ bác bỏ vụ kiện mà Philippines theo đuổi ở Tòa án trọng tài của LHQ, tòa này chỉ định một thẩm phán người Ba Lan để đại diện cho Bắc Kinh, và lập ban trọng tài gồm 5 người. TT Obama đã kêu gọi các nước châu Á có liên quan trong tranh chấp hàng hải cần "tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế" để tránh dẫn đến xung đột có thể xảy ra. Tranh chấp ở Biển Đông sẽ được hàng chục chuyên gia nghiên cứu, giáo sư đầu ngành thuộc nhiều trường ĐH, viện nghiên cứu quốc tế, mổ xẻ trong một hội thảo ở Mỹ.
TQ tuyên bố máy bay chiến đấu J-15 hay còn gọi là 'cá mập bay', dự kiến phục vụ trên tàu sân bay Liêu Ninh, có thể hoạt động trong phạm vi 1.000 km trong các nhiệm vụ tấn công, không kém gì F-18 Hornet của Mỹ. Giao Long, tàu lặn có người lái của TQ, đã trải qua một số đợt nâng cấp và sẽ tiến ra Biển Đông và TBD vào tháng 6 tới để thực nghiệm. Các tàu chiến của TQ thường xuyên tuần tra vùng biển thuộc khu vực hoạt động của nhiều nước mà không thông báo trước, làm dấy lên lo ngại quanh sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của BK. BK đã đặt các cơ quan hành pháp trên biển dưới một sự chỉ huy chung, trong bối cảnh căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền với Nhật vẫn chưa chấm dứt. Nhật đã kêu gọi thắt chặt hợp tác an ninh với ĐNÁ, trong bối cảnh căng thẳng leo thang quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư. Sau khi một tờ báo TQ đưa tin BK sẽ cử đội khảo sát đổ bộ lên các đảo trên biển Hoa Đông, trung tâm của tranh chấp lãnh thổ với Nhật. Tokyo đã lên án kế hoạch của họ là ‘không thể chấp nhận được’. Thủ tướng Nhật đã kêu gọi các sinh viên mới tốt nghiệp của Học viện Quốc phòng bảo vệ đất nước trước những sự "khiêu khích", trong bối cảnh căng thẳng leo thang với TQ. Báo Nhật đưa tin quan chức quốc phòng của TQ lần đầu tiên lên tiếng thừa nhận tàu chiến của nước mình từng hướng radar ngắm bắn vào tàu khu trục của Nhật nhưng Bộ Quốc phòng TQ lại bác bỏ nguồn tin trên. Các quan chức Mỹ và Nhật đã thảo luận kế hoạch đối phó với trường hợp xấu nhất có thể xảy ra tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật vừa tiếp nhận hai máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-1 đầu tiên.. Một nghiên cứu do chính phủ Nhật tài trợ hôm nay chỉ ra rằng sức mạnh đang gia tăng của TQ chính là nguyên nhân khiến nước này hành động ngày càng coi thường các nước láng giềng.
Khi hàng chục nghìn binh sĩ Mỹ có mặt ở HQ để bắt đầu hai cuộc tập trận chung quy mô lớn, TT cũng bắt đầu cuộc diễn tập tàu ngầm và bước vào cuộc tập trận quân sự trên toàn quốc. Họ đe dọa sẽ phá bỏ thỏa thuận ngừng bắn trên bán đảo TT ký năm 1953, để trả đũa những biện pháp trừng phạt của Mỹ. Họ còn dọa sẽ tấn công phủ đầu Mỹ bằng vũ khí hạt nhân và cho thủ đô Washington chìm trong biển lửa, nếu LHQ thông qua các biện pháp trừng phạt mới. Ngay sau khi LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt, BN đã tuyên bố hủy hiệp định đình chiến và chính thức cắt đường dây nóng với Seoul tại biên giới. Bộ Ngoại giao TT còn cho biết họ không công nhận nghị quyết trừng phạt bổ sung của LHQ và sẽ quyết tâm theo đuổi mục tiêu trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Người phát ngôn LHQ khẳng định hiệp ước 60 năm tuổi giữa TT và HQ vẫn có giá trị và bất chấp sự hủy bỏ của BN. Bộ Ngoại giao HQ cho biết không công nhận việc BN rút khỏi hiệp ước kết thúc chiến tranh liên Triều, nhưng BN tuyên bố đã "xé vụn" hiệp định đình chiến với HQ, đồng thời cảnh báo bước tiếp theo sẽ là một hành động trả đũa bằng quân sự "tàn khốc" chống lại các kẻ thù. TT đã phóng thử các tên lửa tầm ngắn ra biển Nhật. Một tờ báo của TT tuyên bố rằng nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, BN sẽ tấn công Nhật và "những nước thù địch" khác. Mỹ đã quyết định hủy giai đoạn cuối cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, vốn bị Nga phản đối mạnh mẽ, nhằm tập trung nguồn lực vào hệ thống đánh chặn tên lửa TT. Lực lượng Mỹ-Hàn đã diễn tập hải quân với sự tham gia của một tàu ngầm hạt nhân Mỹ, nhằm phô trương sức mạnh trước đe dọa tấn công hạt nhân của TT. Mỹ đã triển khai máy bay ném bom B-52 tham gia tập trận tại HQ. TT đã lên án chuyến bay huấn luyện của máy bay ném bom B-52 trên bán đảo TT là "hành động khiêu khích không thể tha thứ", họ đe dọa tấn công các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật và đảo Guam, nhằm phản ứng việc sử dụng máy bay B52 trong cuộc tập trận chung. Họ cũng đã công bố những bức ảnh diễn tập chiến đấu tăng cường, trong đó các binh sĩ quân đội nước này nổ pháo hàng loạt, với quyết tâm cuốn phăng bất kỳ kẻ khiêu khích nào. Hai oanh tạc cơ tàng hình B-2 đã bay tập trên bầu trời HQ, một diễn biến được quân đội Mỹ mô tả là nhiệm vụ phòng ngừa, vì chưa có tiền lệ trong các cuộc tập trận với HQ, nó chỉ là một phần của cuộc diễn tập bình thường và không nhằm khiêu khích TT. Oanh tạc cơ tàng hình B-2 mà Mỹ điều đến HQ là máy bay quân sự đắt tiền nhất thế giới, có khả năng ném bom hạt nhân và đột nhập vào hệ thống phòng thủ tinh vi nhất của đối phương. Quân đội Mỹ đã điều phi đội F-22, loại máy bay chiến đấu siêu thanh tàng hình hiện đại bậc nhất, tới HQ hôm 31.3, giữa lúc TT liên tục đưa ra các cảnh báo sôi sục về nguy cơ chiến tranh.
Cơ quan truyền thông của BN lại công bố đoạn video cho thấy nước Mỹ bị tấn công, lần này là Nhà Trắng và đồi Capitol ở thủ đô Washington biến thành quả cầu lửa. Và một video mới cho thấy các binh sĩ đang nhảy dù xuống chiếm Seoul và tuyên bố bắt giữ hàng nghìn con tin là người Mỹ đang sinh sống ở HQ. Quân đội Mỹ và HQ đã ký một kế hoạch hành động chung để hai nước có thể đối phó các hành động của TT trong tương lai. Lầu Năm Góc đã dành một tỷ USD để thêm 14 tên lửa đánh chặn vào hệ thống phòng thủ, nhằm đối phó với mối đe dọa từ phía TT. TT đã ‘khoe’ những hình ảnh của các binh sĩ trong khắp các binh chủng quân đội thể hiện quyết tâm chiến đấu nếu chiến tranh TT lần thứ hai nổ ra. Sau khi BN tuyên bố "chiến tranh TT lần thứ hai là không thể tránh khỏi", hàng triệu học sinh sinh viên trên toàn TT viết đơn xin gia nhập quân đội, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Những động thái của cả TT lẫn HQ đều cho thấy chiến tranh, dù ở cấp độ nào, cũng không phải là một kịch bản không thể xảy ra. Những hành động ngày một cứng rắn hơn của BN khiến những kịch bản về một cuộc chiến dần rõ nét. Truyền thông TT đã công bố hai bức ảnh, không rõ là tình cờ hay cố ý, cho thấy kế hoạch tấn công vào nước Mỹ cũng như các chi tiết về sức mạnh quân sự TT. Họ tuyên bố đã đặt các đơn vị pháo binh và tên lửa chiến lược trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng tấn công vào đất liền Mỹ, quần đảo Hawaii cũng như căn cứ quân sự ở Guam. Hàng chục nghìn binh sĩ và dân thường TT đã tổ chức diễu hành lớn tại Bình Nhưỡng, nhằm ủng hộ cuộc tấn công quân sự vào Mỹ có thể diễn ra. Nhiều phương tiện được nhìn thấy đang di chuyển đến bãi phóng tên lửa Tongchang-ri ở bờ biển phía tây TT, rất giống như đang chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa. Lãnh đạo TT Kim Jong-un đã ra lệnh chuẩn bị để các tên lửa chiến lược nhằm bắn vào lục địa và các căn cứ quân sự của Mỹ ở TBD. Ông Kim còn tuyên bố TT sẽ phát triển lực lượng vũ trang hạt nhân cả về số lượng lẫn chất lượng.
Hành động đe dọa, phát ngôn hiếu chiến là những gì người ta vẫn thấy ở BN lâu nay, nhưng các diễn biến trong thời gian gần đây ở TT khiến Mỹ và các đồng minh phải tính toán sâu xa hơn. TQ đã kêu gọi những nỗ lực chung nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo TT, trong khi Nga cảnh báo mâu thuẫn Mỹ - Triều có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Tiềm lực quân sự TT là một đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt hiện nay, khi HQ và TT liên tục kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu chống lại sự khiêu khích từ bên kia. TT đã tuyên bố chính thức bước vào "tình trạng chiến tranh" với HQ, và cảnh báo bất kỳ hành động khiêu khích nào sẽ làm leo thang căng thẳng và dẫn đến cuộc xung đột bằng hạt nhân. Nhà Trắng đang xem xét một cách nghiêm túc lời đe dọa của TT về việc bắt đầu "tình trạng chiến tranh" với HQ, tuy nhiên cũng cho rằng diễn biến này có thể cũng chỉ là lời đe dọa như mọi khi. Bộ Quốc phòng HQ ra thông cáo yêu cầu TT chấm dứt đưa ra những "đe dọa không thể chấp nhận được", đồng thời cảnh báo rằng miền Nam sẵn sàng trừng trị miền Bắc một cách đích đáng nếu Bình Nhưỡng gây hấn.
Mạng máy tính của các đài truyền hình và ngân hàng chủ chốt ở HQ ngày 19.3 đồng loạt bị tê liệt hoàn toàn, khiến giới chức nước này phải mở một cuộc điều tra. LHQ đã ban lệnh cấm xuất khẩu các mặt hàng xa xỉ sang TT, đồng thời mở một cuộc săn lùng quốc tế những nhà ngoại giao mang theo vali chứa tiền mặt đến nước này. TT Park Geun-hye đã công khai xin lỗi dân, do bế tắc chính trị khiến bà không thể thành lập chính phủ. Người được TT Park Geun-hye đề cử giữ chức bộ trưởng Quốc phòng HQ đã tuyên bố rút lui, giữa lúc căng thẳng với Triều Tiên tăng cao. HQ đã phê duyệt gói viện trợ nhân đạo đầu tiên cho TT, kể từ khi căng thẳng giữa hai bên leo thang sau vụ phóng tên lửa và thử nghiệm hạt nhân của BN.
TT Obama đã điện đàm với tân CT Tập Cận Bình chỉ vài giờ sau khi ông được bầu, để chúc mừng và gây sức ép về vấn đề an ninh mạng và TT. Thủ tướng Abe đã gửi thư chúc mừng ông Bình chính thức nhậm chức chủ tịch TQ, thể hiện sẵn sàng hợp tác để giải quyết những căng thẳng giữa hai nước. Quốc hội TQ đã bổ nhiệm ông Vương Nghị, cựu đại sứ tại Nhật và là chuyên gia đàm phán vấn đề hạt nhân TT, làm bộ trưởng ngoại giao, trong khi căng thẳng ở Đông Bắc Á về chủ quyền đang gia tăng. Thủ tướng Abe cũng đã tìm kiếm sự ủng hộ của Mông Cổ trong cuộc tranh chấp một chuỗi đảo giữa Tokyo và Bắc Kinh, và vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Ông Bình đã có cuộc gặp cấp cao đầu tiên từ sau khi nhậm chức, với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew, thể hiện mong muốn hợp tác chặt chẽ với nền kinh tế số một thế giới. CT Bình cũng đã kêu gọi quân đội tăng cường khả năng chiến đấu và cam kết biến "giấc mơ TQ" thành hiện thực. Ông Tập đã chọn đi thăm Nga đầu tiên. TT Putin đã tuyên bố trong cuộc hội đàm: Mối quan hệ Nga-Trung là thành tố quan trọng trong nền chính trị toàn cầu. Được đón tiếp long trọng trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Ông Tập nói với TT Putin rằng họ là "những người bạn tốt". Ông tuyên bố chuyến thăm Nga của ông đạt được kết quả vượt quá sự mong đợi và ca ngợi quan hệ khăng khít giữa hai quốc gia sau khi ký kết một loạt thỏa thuận năng lượng.
Mỹ và TQ đã tham gia cuộc tập trận hải quân ở biển Arab với Pakistan và nhiều quốc gia khác, nhằm tăng cường khả năng chống khủng bố và cướp biển. LSC, một loại tàu tác chiến ven biển hoàn toàn mới của Mỹ đã đến Singapore, thực hiện một phần trong chiến lược xoay trục của Mỹ tới châu Á TBD. Quốc đảo ĐNÁ đang ở những giai đoạn cuối cùng trong việc đánh giá các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ, để thay thế cho đội bay cũ kỹ. Đài Loan đã nhận hai chiếc phi cơ cảnh báo sớm được nâng cấp từ Mỹ, một động thái được cho là nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trên không. Hải quân TQ đã tiếp nhận tàu hộ vệ tàng hình thế hệ mới vào đội hình chiến đấu, với nhiệm vụ chủ yếu là hộ tống và chống tàu ngầm. Chiếc tàu khu trục Jamaran-2 do Iran tự chế tạo đã được trình làng trên biển Caspi, một bước tiếp theo giúp tăng cường năng lực của hải quân Iran. Ấn Độ đã lần đầu thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phiên bản phóng từ tàu ngầm và trở thành nước đầu tiên trên thế giới sở hữu năng lực này. Chính phủ Ấn Độ vừa phê duyệt đề xuất chi 277 triệu USD để sản xuất thêm hàng nghìn tên lửa cho hệ thống vũ khí đa nòng Pinaka, nhằm tăng cường hỏa lực cho quân đội. Một đội tàu chiến thuộc hạm đội TBD Nga đã khởi hành để tham gia nhiệm vụ chống cướp biển tại tây bắc Ấn Độ Dương. Chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey thứ hai, nằm trong số 8 chiếc loại này, sẽ được chuyển giao cho hải quân Nga vào cuối năm nay. Truyền thông TQ cho biết nước này sẽ mua hơn hai chục máy bay chiến đấu và 4 chiếc tàu ngầm từ Nga, trong một hợp đồng mua bán công nghệ vũ khí lớn nhất với Moscow, nhưng báo Nga đã lên tiếng phủ nhận thông tin này. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ không xác nhận hay phủ nhận thông tin liên quan tới việc mua máy bay và tàu ngầm của Nga, nhưng khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác quân sự với Moscow. Quân đội TQ hiện sở hữu hàng loạt các vũ khí hiện đại từ tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, xe tăng, chiến đấu cơ đến tên lửa liên lục địa và ngày một nâng cấp khả năng quân sự của mình. Tàu ngầm lớp Lada là tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ thứ tư của Nga, với những cải tiến so với các thế hệ trước, như tiếng ồn nhỏ hơn và các hệ thống tác chiến mới. Đài Loan sẽ tiếp nhận các máy bay chống tàu ngầm từ Mỹ vào giữa năm 2015, nhằm tăng cường phòng thủ hải quân. Hệ thống tên lửa Club-K mới nhất, được thiết kế dành riêng cho xuất khẩu, đã được Nga chào hàng mạnh mẽ tại triển lãm quân sự LIMA-2013 ở Malaysia. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) cho biết năm 2012, chi tiêu quốc phòng của châu Á lần đầu tiên đã vượt châu Âu.
Máy bay chiến đấu và bộ binh Malaysia đã mở cuộc tấn công trên đảo Sulu ngày 5.3 nhằm chấm dứt tình trạng đối đầu dai dẳng giữa quân đội nước này với các phiến quân Philippines từng khiến 27 người thiệt mạng. Cuộc giao tranh này dường như đánh thức quá khứ phức tạp tưởng chừng đã ngủ yên của vùng đất Sabah.
Bộ trưởng QP Nga Sergei Shoigu cho biết, bên cạnh việc đóng các tàu ngầm mới, Nga sẽ giúp VN đào tạo thủy thủ đoàn. Thủy thủ VN của chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên đang được đào tạo tại Nga, trong khi hai trong số 6 chiếc tàu ngầm sẽ được giao vào cuối năm nay và đầu năm tới. Thủ tướng Dmitry Medvedev khẳng định Nga luôn ủng hộ VN không ngừng nâng cao vị thế trong khu vực và trên thế giới. Bộ trưởng Tư pháp Thụy Điển đã ký hiệp định về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia với VN và ra mắt trang Facebook riêng của đại sứ quán nước này, trong chuyến thăm lần đầu tiên tới Hà Nội.
Theo SCMP, thầy phong thủy người Hong Kong, Tony Chan, đã gọi phong thủy là "nghề của quỷ dữ" sau khi theo đạo Kitô và đổi tên từ Tony thành Peter. Ông này nói: "Đây là ngày hạnh phúc nhất trong đời tôi. Tôi có cảm giác như được làm đám cưới, và tôi có thể nói với mọi người rằng tôi là người theo đạo Kitô". Tổng thống Hugo Chavez đã qua đời ở tuổi 58 vì bệnh ung thư, kết thúc 14 năm cầm quyền ở quốc gia Nam Mỹ với nhiều sự ủng hộ nhưng cũng không ít phản kháng. Ông đã kịp trở lại cùng Chúa trước khi từ trần. Từ một người nắm trong tay hàng tỷ USD, Boris Berezovsky tụt dốc không phanh và đi tới chỗ khánh kiệt, để rồi từ giã cuộc đời một cách bi thảm, một mình, không quê hương, không tiền bạc.
Chiều 13.3, hàng nghìn sinh viên đã đến tham dự buổi nói chuyện của GS Ngô Bảo Châu về chủ đề "Phương pháp học tập". Ngồi dưới hàng ghế khách mời, CT quỹ Hòa bình quốc tế, đại diện các ĐSQ tại VN, bố mẹ và những thầy giáo cũ của GS Châu đều chăm chú lắng nghe. Lấy dẫn chứng về vụ tiêu cực Đồi Ngô (Bắc Giang), Giáo sư cho rằng, đây là tiếng chuông cảnh tỉnh về mức độ tha hóa của cả một hệ thống - khi nhiều người cả trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật chơi (Xem vnexpress.net). Chất vấn Bộ trưởng Giáo dục chiều 22.3, nhiều đại biểu Quốc hội bức xúc trước sai sót trong việc in ấn cờ, bản đồ trong sách tham khảo, đồng thời đề nghị đưa kiến thức về chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa. Bộ Tư pháp dự kiến việc cấp mã số định danh cá nhân sẽ được triển khai từ tháng 6/2013 đến 5/2014. Mỗi mã số định danh cá nhân gồm 12 chữ số, cấp từ khi khai sinh và không thay đổi trong suốt cuộc đời.
Thiên tai và nhân tai trên thế giới và ở VN
Bầu trời tối sầm vì sự xuất hiện của đàn châu chấu từ Ai Cập ngày 6.2, và quân đội Israel đã cố gắng chặn chúng để bảo vệ các đồng ruộng ở phía nam. Một trận động đất mạnh 5,5 độ Richter đã làm rung chuyển miền tây nam TQ, khiến 700 ngôi nhà sập và 30 người bị thương. Một trận bão tuyết mạnh quét qua miền bắc Nhật làm ít nhất 9 người thiệt mạng, nhưng một cô bé vẫn may mắn sống sót khi cha em hy sinh thân mình để bảo vệ con gái. Một cơn bão tuyết cuối mùa đông đã đổ bộ lên miền đông nước Mỹ, khiến chính quyền liên bang phải đóng cửa văn phòng và hơn 1.000 chuyến bay bị hủy. Hơn 500 người, trong đó có phụ nữ và trẻ em, đã bị mắc kẹt trên hai tảng băng trôi bị vỡ và trôi dạt ngoài khơi Lativa.
Trong tuần đầu tháng, nước mặn lấn sâu vào nội đồng các tỉnh miền Tây làm hàng nghìn hecta lúa bị ảnh hưởng. Nằm cách cửa biển hàng chục km nhưng nước sông nhiều nơi đã mặn chát. Hồ Dầu Tiếng xả lũ kết hợp với đợt triều cường mới đã khiến các tuyến đường ở quận 2, Bình Thạnh và Nhà Bè vùng ven sông Sài Gòn bị ngập sâu. Ruộng đồng nứt nẻ, hoa màu chết khô, vườn cà phê chết cháy, người dân phải hớt từng ngụm nước dưới mé sông Ba về dùng... là tình trạng bà con Tây Nguyên gặp phải trong đợt hạn hán năm nay. Chiều 15.3, cơn mưa trái mùa cùng lốc xoáy đã làm tốc mái hàng chục căn nhà ở xã Vĩnh Lộc B (H. Bình Chánh). Chiều 20.3, mưa đá kèm lốc xoáy đã làm tốc mái, thủng tôn hàng trăm nhà dân ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Lưới điện bị hỏng nặng, đến sáng hôm sau toàn huyện vẫn chưa có điện. Trận mưa đá kéo dài chừng 20 phút ngày 27.3 đã khiến cả nghìn mái nhà ở Lào Cai bị vỡ nát, 16 người phải đi cấp cứu do đá rơi trúng. Nhiều gia đình đang ngủ phải chui xuống gầm giường trú ẩn. Theo ông Lê Thanh Hải, PGĐ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, với đường kính hạt mưa lớn nhất lên tới 10-14 cm thì trận mưa đá ở Lào Cai là lớn nhất. Kéo dài 20 phút, trận mưa đá sớm 29.3 dội xuống huyện Bảo Yên với kích cỡ viên đá tới 7-8 cm. Chuyên gia khí tượng khẳng định chưa bao giờ địa phương này liên tiếp hứng mưa đá dữ dội như vậy. Trận mưa đá kéo dài 15 phút kèm theo lốc xoáy đã quét qua hai huyện miền núi Quan Sơn và Quan Hóa (Thanh Hóa). Tại Nghệ An, mưa và lốc cũng gây nhiều thiệt hại. Lúc 19h5 tối 30.3, một trận mưa đá kèm theo gió lốc làm hư hỏng nhà và vật dụng của nhiều người dân ở Hà Giang. Trận mưa kéo dài khoảng 7 đến 8 phút, với những cục đá to bằng ngón chân cái. (Mưa đá hình thành trong điều kiện các dòng không khí lên xuống (đối lưu) rất mãnh liệt. Mà điều kiện này chỉ có được vào mùa nóng, ít khi xuất hiện trong mùa lạnh.)
Cây xanh được coi như là những lá phổi của thành phố Hà Nội, song trong 3 năm qua đã có hơn 300 cây bị xâm hại bằng cách chặt hạ, xăm vỏ, đổ axit… (Mary Wolfe, một nhà nghiên cứu môi trường của ĐH Temple tại Mỹ, và Jeremy Mennis, một giáo sư về địa lý và đô thị, đã nghiên cứu tác động của thực vật đối với tỷ lệ phạm pháp trong các thành phố. Nếu số lượng cây trong thành phố tăng 10%, số lượng vụ phạm tội giảm khoảng 12%. Mật độ thực vật trong vùng đô thị càng lớn thì số vụ cướp, hành hung và đột nhập vào nhà riêng càng giảm.)
Sau 3 lần sửa chữa, đại lộ Đông Tây được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng tiếp tục bị lún nặng dù chủ đầu tư cam kết công tác khắc phục sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2013. Đường cao tốc Saigon - Trung Lương có tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng, được khởi công từ cuối năm 2004, tổng chiều dài 62km. Chỉ 4 tháng sau khi được thông xe, đường dành cho ôtô với tốc độ tối đa đến 100km đã xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà, nền đường bị lún. Sau 2 tháng sử dụng, mặt cầu vượt thép tại ngã tư Thủ Đức đã lún thành rãnh, 2 bên thành cầu nhựa đùn nhô cao gây nguy hiểm cho xe cộ lưu thông. Theo tiến sĩ Phúc, nhiều dự án có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng sớm bị hư hỏng như hiện nay cho thấy việc quản lý xây dựng "có vấn đề". Từ khâu thiết kế, thi công, giám sát và cả sử dụng đang bị buông lỏng. Bên cạnh đó, pháp luật chưa quy định chặt chẽ về người phải chịu trách nhiệm khi công trình hư hỏng nên dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm khi xảy ra sự cố.
Tâm tình cuối tháng
Nổi bật nhất trong tháng là những lời đe dọa hiếu chiến, cách phô trương lực lượng quân sự và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, cũng như sự tranh chấp của TQ với các nước ở Biển Đông, khiến cho thế giới cảm thấy bất an. Riêng tại vùng lãnh hải VN, việc TQ đối xử thô bạo, mất nhân tính, với các ngư dân lương thiện, khiến cho những ai vô tâm mấy cũng thấy nhói lòng.
Bên cạnh nỗi lo trước tình hình thế giới và xã hội, niềm vui có được ĐTC Phanxicô: một vị giáo hoàng đơn sơ, khiêm hạ, đầy tình yêu thương, như một nguồn suối mát làm dịu đi mọi cái nóng vì ưu tư lo lắng. Xin hiệp nguyện cùng ĐTC cho hòa bình trên thế giới, cho con người biết sống hòa hợp với thiên nhiên, cho những ai đang phải chịu đau khổ vì bệnh tật, tù đầy… và cho mọi tâm hồn được tràn đầy ánh sáng Chúa Phục Sinh.
Cầu xin Chúa Thánh Linh luôn gìn giữ phù hộ ĐTC và Hội Thánh trên con đường tương lai.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm