Điểm lại các sự kiện trong tháng 3 năm 2021
Đúng ngày mười chín tháng ba
Giuse thánh lễ diễn ra kính mừng
Các nhà truyền giáo đặt chân
Vào nơi đất nước Việt Nam rao truyền
Đoạn đầu bài thơ “Quan Thầy Giáo Hội Việt Nam” của Lm. Antôn Lê quang Trình đã diễn tả niềm hân hoan mừng kính Thánh Giuse trong tháng 3. Tháng 3 là tháng có nhiều sự kiện diễn ra trong Giáo hội toàn cầu và Giáo hội Việt Nam.
Giáo hội toàn cầu
1. Trong một sứ điệp video gửi đến người dân Iraq, được công bố hôm trước ngày khởi hành đến Baghdad, Đức Phanxicô mời gọi các Kitô hữu, cũng như tất cả "anh chị em của mọi truyền thống tôn giáo", hãy "củng cố tình huynh đệ, cùng nhau xây dựng một tương lai hòa bình". Ngài cầu xin Chúa ban "sự tha thứ và hòa giải sau nhiều năm chiến tranh và khủng bố". (xem bài viết)
2. Không ai ở Vatican muốn Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq trong thời gian này. Vậy tại sao ĐTC vẫn quyết tâm thực hiện chuyến tông du? (xem bài viết)
3. Các tổ chức Công giáo và không Công giáo đang hoạt động tại Iraq chờ đợi chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha. Hôm 2/3, 29 tổ chức đã đưa ra tuyên bố chung bày tỏ niềm vui về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha và khẳng định sự dấn thân của họ trong việc tái xây dựng một xã hội dựa trên tình liên đới và huynh đệ. (xem bài viết)
4. Kể từ thời Cựu Ước, vùng đất có truyền thống đức tin lâu đời này đã sản sinh ra nhiều đấng tiên tri và nhiều vị thánh.
Là một trong những cộng đoàn Kitô hữu lâu đời nhất trên thế giới, các Kitô hữu Iraq - mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm từ ngày 5 đến 8/3/2021 - đã không chỉ mang lại cho thế giới một di sản giáo hội phong phú về văn hóa, mà còn cống hiến cho Giáo hội vô số các vị thánh vĩ đại, nhiều đấng trong số đó là các vị tử đạo. (xem bài viết)
5. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ những người tị nạn Iraq tại Rôma vào rạng sáng thứ Sáu trước chuyến bay đến Baghdad.
Theo thông cáo báo chí vào ngày 5-3-2021 từ ông Matteo Bruni - giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, ĐTC đã dành một ít thời gian để gặp khoảng một chục người tị nạn Iraq cùng với Đức Hồng y Konrad Krajewski - Chánh sở Từ Thiện của Giáo Hoàng. (xem bài viết)
6. Lúc gần 14 giờ giờ Irak ngày 5/3/2021, máy bay chở Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường thủ đô Baghdad. Đức Hồng y Louis Sako, Thủ tướng Iraq và một số vị trong chính quyền và giáo quyền đã chào đón Đức Thánh Cha đến Iraq. (xem bài viết)
7. Sau khi hội đàm với Thủ tướng Iraq tại phi trường Baghdad, lúc khoảng 14:30 giờ ngày 5/3/2021, giờ địa phương, Đức Thánh Cha đi xe đến Dinh Tổng thống cách phi trường 21 km để gặp Tổng thống. (xem bài viết)
8. Trong buổi gặp gặp gỡ chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn của Iraq, đi từ thực trạng của Iraq, Đức Thánh Cha khẳng định: Tòa Thánh không bao giờ mệt mỏi kêu gọi các nhà cầm quyền nhìn nhận, tôn trọng các quyền và bảo vệ các cộng đoàn tôn giáo; Giáo hội Công giáo Iraq mong muốn được làm bạn với tất cả mọi người, và qua đối thoại, cộng tác xây dựng với các tôn giáo khác, vì mục tiêu hòa bình. (xem bài viết)
9. Sau khi gặp gỡ chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Dinh Tổng thống, ĐTC di chuyển bằng xe đến Nhà thờ chính tòa Công giáo Siri ‘Đức Mẹ Ơn Cứu Chuộc’ cách đó 8km để gặp gỡ các Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên. (xem bài viết)
10. Sau cuộc hội kiến riêng với tổng thống Barham Salih và gia đình, lúc gần bốn giờ chiều, Đức Thánh Cha tiến sang phòng khánh tiết để gặp gỡ khoảng 150 nhân vật, gồm các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo, ngoại giao đoàn, đại diện các tầng lớp xã hội và văn hóa của Iraq. (xem bài viết)
11. Sau khi gặp gỡ chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Dinh Tổng thống, ĐTC di chuyển bằng xe đến Nhà thờ chính tòa Công giáo Siri ‘Đức Mẹ Ơn Cứu Chuộc’ cách đó 8km để gặp gỡ các Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên. (xem bài viết)
12. ĐTC Phanxicô sử dụng chiếc Lamborghini được tặng để giúp tái thiết các cộng đồng Kitô giáo ở Iraq.
Nhờ chiếc xe Lamborghini mà ĐTC Phanxicô đã bán đấu giá, những Kitô hữu ở đồng bằng Ninivê của Iraq đã có thể xây dựng lại một trường mẫu giáo và các cơ sở bị Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS phá hủy. (xem bài viết)
13 Đức Thánh Cha bắt đầu ngày tông du thứ II lúc 6 giờ 50 sáng bằng việc ra sân bay Baghdad cách Tòa Sứ Thần 28km, để bay đến Najaf, nơi ngài sẽ gặp Đại Ayatollah Sayyid Ali Al-Husayni Al-Sistani, lãnh đạo của Hồi giáo Shiite Iraq. (xem bài viết)
14. Đức Thánh Cha nói với các đại diện các tôn giáo có cùng tổ phụ Áp-ra-ham điều mà ngài không mệt mỏi nhắc với mọi thành phần nhân dân Iraq, đó là lời mời gọi cùng nhau tiếp tục dấn thân và bám chặt vào hòa bình, xây dựng một tương lai mới bằng sự đoàn kết và thân hữu để vượt qua vết thương của quá khứ nhờ hòa giải và cùng chung sống huynh đệ.
Vào khoảng 11:30 thứ Bảy ngày 06/03/2021, Đức Thánh Cha tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn với các đại diện của ba tôn giáo có cùng tổ phụ Abraham tại thành Ur cổ. (xem bài viết)
15. Trong bài diễn văn tại cuộc gặp gỡ liên tôn, Đức Thánh Cha kêu gọi các tín đồ của các tôn giáo có cùng tổ phụ Áp-ra-ham biến vũ khí của thù hận thành khí cụ hòa bình, bất chấp nhưng vết thương quá khứ. Ngài mời gọi cùng nhau tiếp tục dấn thân và bám chặt vào hòa bình, xây dựng một tương lai mới bằng sự đoàn kết và thân hữu để vượt qua vết thương của quá khứ nhờ hòa giải và cùng chung sống huynh đệ. (xem bài viết)
16. Hội đồng Trưởng lão Hồi giáo vừa đưa ra một tuyên bố liên quan đến chuyến tông du mang tính lịch sử của ĐTC Phanxicô tới Iraq, nhìn nhận rằng chuyến đi này chính là một sứ điệp nói lên tình liên đới với các nạn nhân của bạo lực trong khu vực và trên toàn thế giới. (xem bài viết)
17. Những người Công giáo Iraq đã thỉnh cầu ĐTC Phanxicô làm phép một bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh đã bị Nhà nước Hồi giáo IS xúc phạm. (xem bài viết)
18. Vào lúc 17:30, từ Tòa Sứ thần Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đến Nhà thờ chính tòa thánh Giuse, cách đó khoảng 2, 5 km để chủ sự Thánh lễ. Thánh lễ bắt đầu vào lúc 18:00 và được cử hành theo nghi lễ Canđê, bằng các ngôn ngữ: Ý, Canđê và Ả Rập. (xem bài viết)
19. Chúa nhật, 07/3/2021, ngày cuối cùng trong chuyến tông du tại Iraq, Đức Thánh Cha có ba hoạt động chính: trước tiên là buổi cầu nguyện cho các nạn nhân của chiến tranh tại Hosh al-Bieaa (Quảng trường nhà thờ) ở Mosul. Tiếp đến là cuộc viếng thăm cộng đoàn Qaraqosh tại Nhà thờ “Đức Mẹ Ơn Vô Nhiễm” ở Qaraqosh. Sau cùng là Thánh lễ, tại sân vận động “Franso Hariri” ở Erbil. (xem bài viết)
20. Sau khi gặp gỡ tổng thống và thủ tướng tại Phòng khách VIP của phi trường Erbil, vào lúc 9giờ00, Đức Thánh Cha khởi hành bằng trực thăng đến Mosul. Tại phi trường Mosul, Đức Thánh Cha được Đức cha Najeeb Moussa Michaeel, Tổng Giám mục Mosul và Aqra, Thống đốc của Mosul đón tiếp. (xem bài viết)
21. Trong cuộc viếng thăm cộng đoàn Qaraqosh, thành phố bị Nhà nước Hồi giáo xâm chiếm và tàn phá vào tháng 8/2014, Đức Thánh Cha khuyến khích người dân cùng nhau phục hồi và tái thiết thành phố, đặc biệt là các mối liên hệ cộng đồng. Ngài kêu gọi tha thứ và khẳng định rằng bạo lực không phải là tiếng nói quyết định nhưng là chính Thiên Chúa, dấu chỉ của sự sống chiến thắng sự chết. (xem bài viết)
22. Thủ tướng Iraq hôm thứ Bảy đã tuyên bố ngày 6 tháng 3 là Ngày Quốc gia Khoan Dung và Chung Sống để tôn vinh cuộc gặp mang tính bước ngoặt của Đức Giáo hoàng Phanxicô với vị Giáo sĩ Shiite hàng đầu của đất nước. (xem bài viết)
23. Chiều Chúa Nhật 7/3, ngày cuối trong chuyến tông du, Đức Thánh Cha dâng thánh lễ Chúa Nhật thứ III Mùa Chay tại sân vận động Franso Hariri với khoảng 10 ngàn người tham dự. (xem bài viết)
28. Chuyến viếng thăm Iraq của Đức Thánh Cha diễn ra từ ngày từ 5-8/3. Ngài sẽ thăm các thành phố Najaf, Ur, Erbil, Mosul và Qaraqosh, nơi ngài sẽ viếng thăm nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội Al-Tahira đã bị Nhà nước Hồi giáo đốt phá sau khi nhóm này nắm quyền kiểm soát thị trấn vào năm 2014. (xem bài viết)
29. Trong buổi tiếp kiến chung ngày 10/03/2021 Đức Thánh Cha chia sẻ về chuyến viếng thăm Iraq. Ngài nhắc đến tâm tình thống hối trong cuộc hành hương, mang trên vai thánh giá mà Ki-tô hữu Iraq đã vác suốt những năm tháng qua. Ngài nhắc đến niềm vui và hy vọng không suy giảm của Ki-tô hữu Iraq giữa những đau khổ, và niềm vui đón nhận sứ điệp của Chúa Ki-tô qua sự hiện diện của Đức Thánh Cha ở giữa họ. Đức Thánh Cha cám ơn các tín hữu đã cầu nguyện cho ngài cũng như đã bác ái trong việc giúp đỡ các Ki-tô hữu Iraq. Ngài mời gọi các tín hữu tiếp tục cầu nguyện cho các Ki-tô hữu ở Trung Đông, cầu nguyện cho tình huynh đệ và hòa bình trên thế giới. (xem bài viết)
30. Sự kiện trực tuyến: Sứ điệp của ĐTC khai mạc Năm ‘Amoris Laetitia – Niềm vui của Tình Yêu’ (xem bài viết)
31. Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc ở Genève, kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới nhân danh tình liên đới và công ích, chống lại đói nghèo và sự chênh lệch. (xem bài viết)
32. Nhân dịp 8 năm Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu làm chủ chăn Giáo hội hoàn vũ, các Giám mục châu Mỹ Latinh đã gửi một sứ điệp cảm ơn ngài về “8 năm Giáo hoàng được sống với niềm vui Tin Mừng, cảm ơn những cử chỉ và lời nói khích lệ và hướng dẫn của ngài.” (xem bài viết)
33. Lẽ ra Tông Hiến mới về Giáo Triều Roma sẽ được công bố vào dịp Phục Sinh tới đây, nhưng chắc chắn lại bị hoãn lại, phần nào cũng vì đại dịch Covid-19 và có những lý do khác.
Chúa nhật 14/3/2021 là ngày đầu tiên trong năm thứ 9 triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngay từ khi mới được bầu làm chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ, ngài đã xúc tiến công trình cải tổ Giáo triều như đã được Hồng y đoàn đề nghị trong những ngày nhóm công nghị trước khi bầu Giáo Hoàng mới. Thực vậy, chỉ 1 tháng sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, ngài đã thiết lập Hội đồng Hồng Y cố vấn, gồm 8 vị từ 5 châu, để giúp ngài cải tổ giáo triều Roma và đề ra những thay đổi khác trong Giáo Hội hoàn vũ. (xem bài viết)
34. Chúa Nhật 14/3/2021, sau khi chủ sự Thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô nhân dịp khai mạc kỷ niệm 500 năm loan báo Tin Mừng tại Philippines, vào lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện tại cửa sổ Dinh Tông Tòa để đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu. Trong bài giáo lý ngắn trước khi đọc kinh Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Con Người phải được giương cao trên thập giá; Con Thiên Chúa đã được sai đến thế gian để cứu độ; và ánh sáng phân biệt ai theo sự thật và ai theo điều giả dối. (xem bài viết)
35. Nhà sách Vatican vừa xuất bản sách mới về Đức Thánh Cha với tựa đề “Thiên Chúa và thế giới sẽ đến”. Nội dung được viết dựa theo một cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha của chuyên gia báo chí Vatican, Domenico Agasso, bao gồm các đề tài như đại dịch, môi trường, vũ khí, lãnh đạo, phụ nữ và giới trẻ. (xem bài viết)
36. Ngày 15/03/2021 Bộ Giáo lý Đức tin đã đưa ra câu trả lời, bác bỏ vấn đề có thể chúc lành cho các đôi đồng tính. Tài liệu của Thánh Bộ cũng khẳng định “Đây không phải là sự phân biệt đối xử bất công, không có sự phán xét đối với người đồng tính.” (xem bài viết)
37. Trưa 13 tháng 3 năm 2021, Phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli làm Sứ thần Tòa Thánh tại Ấn Độ. (xem bài viết)
38. Bộ Phục vụ Phát triển con người toàn diện và Ủy ban ứng phó Covid-19 Vatican tổ chức hội thảo “Thúc đẩy giải trừ vũ khí trong thời điểm đại dịch”, với mục đích cổ võ lệnh ngừng bắn toàn cầu, đưa ra các phương pháp cụ thể cho việc theo đuổi giải trừ quân bị và nhấn mạnh vai trò đối thoại đại kết và liên tôn. (xem bài viết)
39. Ủy ban Hội đồng Giám mục của Liên minh châu Âu (COMECE) nhóm họp mùa xuân trong hai ngày 17 và 18/3. Các Giám mục đã nhất trí “Giáo hội Công giáo và Liên minh châu Âu cùng nhau giải quyết những vấn đề trong thời điểm lịch sử đặc biệt này”. (xem bài viết)
40. Ngày 19/3, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố sứ điệp nhân Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi năm 2021. (xem bài viết)
41. Đức Thánh Cha khai mạc Năm “Gia đình Amoris Laetitia” bằng sứ điệp gửi tới các tham dự viên, tham gia hội thảo trên web về chủ đề “Tình yêu hằng ngày của chúng ta”, trong đó ngài kêu gọi tất cả hỗ trợ và đồng hành với các gia đình trong hành trình cuộc sống. (xem bài viết)
42. Ngày 20/3 Ủy ban Tòa Thánh về Đại hội Thánh Thể Quốc tế đã thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ định Tổng Giáo phận Quito ở Ecuador là nơi tổ chức Đại hội Thánh Thể Quốc tế năm 2024. Đại hội Thánh Thể lần thứ 53 sẽ được tổ chức nhân kỷ niệm 150 năm thánh hiến Ecuador cho Thánh Tâm Chúa Giê-su. (xem bài viết)
43. Hôm thứ Hai 22/3/2021, nhân Ngày quốc tế về Nước, Đức Hồng y Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh nhân danh Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến ông Audrey Azoulay, Tổng Thư ký UNESCO; và ông Qu Dongyu, Tổng Thư ký FAO. Ngài kêu gọi một số thay đổi để nước không bị lãng phí và ô nhiễm, mọi người trên thế giới đều có thể tiếp cận với nguồn nước sạch. (xem bài viết)
44. Trên thế giới, hơn 2 tỷ người đang thiếu nước uống, thiếu nước sạch, dẫn theo những hậu quả trầm trọng về sức khỏe, giáo dục, xã hội. Giáo hội đi tiên phong trong việc bảo vệ quyền có nước của con người. Nhân Ngày Thế giới về Nước, Giáo hội lập lại lời kêu gọi này. (xem bài viết)
45. Ngày 25 tháng 3 Văn phòng Thống kê trung ương của Giáo hội đã công bố Niên giám Tòa Thánh năm 2021 và Niên giám Thống kê năm 2019. Theo Niên giám thống kê năm 2019, từ năm 2018 đến năm 2019, số người được rửa tội chiếm 17, 7% dân số thế giới. Trong cùng thời kỳ, số linh mục tăng nhưng số chủng sinh, tu sĩ nam và nữ lại giảm. (xem bài viết)
46. Thực hiện lời kêu gọi của Đức Thánh Cha: không ai bị loại trừ khỏi chiến dịch tiêm vắc-xin chống Covid, trong Tuần Thánh, Sở Từ thiện của Đức Thánh Cha một lần nữa gần gũi với những người yếu đuối và dễ bị tổn thương bằng chiến dịch tiêm vắc-xin ngừa Covid. (xem bài viết)
47. Cô bé qua đời vì bệnh ung thư khi mới 10 tuổi, nhưng cô đã để lại một di sản phi thường trong ước muốn phụng sự Chúa. Ngôi sao của câu chuyện phi thường này là cô bé Teresita Castillo, người đã được Tổng Giáo phận Madrid chính thức tuyên phong là nhà truyền giáo. (xem bài viết)
48. Với chúa nhật Lễ Lá hôm nay, 28/3/2021, cộng đoàn Giáo Hội trên thế giới bước vào tuần lễ trọng nhất trong năm Phụng vụ. Đây là lần thứ 2 các buổi lễ diễn ra trong những giới hạn vì đại dịch Covid-19. Tại nhiều nơi, những giới hạn này thái quá và bị coi là vi phạm tự do tôn giáo của người dân. (xem bài viết)
49. Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung trực tuyến sáng thứ Tư 31 tháng 3 năm 2021, Đức Thánh Cha nghĩ đến nhiều người "bị đóng đinh" thời nay, các nạn nhân của đại dịch, các dân tộc bị tàn phá bởi chiến tranh, trẻ em chết vì đói. Giữa những hoàn cảnh khốn khổ này, Thánh giá của Chúa Ki-tô là dấu chỉ của niềm hy vọng, không bao giờ làm thất vọng. (xem bài viết)
Giáo hội Việt Nam
1. Thông báo về việc phát hành Thông điệp “Fratelli Tutti ” về tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội. Ngày 03/10/2020, tại Assisi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký thông điệp “Fratelli Tutti ”. Ngài gọi đây là một thông điệp xã hội, trong đó tình huynh đệ và tình bằng hữu được xem như là những phương cách để xây dựng một thế giới hòa bình, công bằng và tươi đẹp (xem bài viết)
2. Thánh Lễ ‘Khởi Đầu Sứ Vụ Mục Tử Giáo Phận Xuân Lộc’ của Đức Giám mục (ĐGM) Gioan Đỗ Văn Ngân đã được cử hành vào sáng thứ Tư 3.3.2021 tại Nhà thờ Chánh Tòa Giáo phận Xuân Lộc. (xem bài viết)
3."Đức cố TGM đã phục vụ với nhiều tâm huyết. Ngài là đại ân nhân của chúng ta!”
Đó là lời Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giuse Nguyễn Chí Linh – TGM GP Huế, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN), đã bày tỏ lòng quý trọng, lòng biết ơn về những sự cống hiến, phục vụ của Đức cố TGM cho Giáo Hội - khi ngài chủ sự Thánh lễ giỗ mãn tang Đức cố TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, vào lúc 8g30 ngày 06.3.2021, tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn. (xem bài viết)
4."Thánh Thể Nguồn mạch sự Hiệp thông”, là chủ đề mà linh mục (Lm) đoàn giáo hạt Gia Định suy niệm trong buổi tĩnh tâm tháng 3, được tổ chức tại Giáo xứ Hàng Xanh từ 8g30 tới 11g thứ Ba ngày 9.3.2021. (xem bài viết)
5. Vào ngày 8-3-2021, Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn thông báo: Sinh hoạt mục vụ sẽ trở lại bình thường vào ngày 9-3 sau đúng một tháng hạn chế vì sự lây lan của dịch bệnh Covid 19. Như vậy, trong gần một tháng của Mùa Chay 2021, giáo dân của Tổng Giáo phận Sài Gòn phải sống trong hoàn cảnh hạn chế mục vụ. Và bây giờ niềm vui linh thiêng đã trở lại… xem bài viết)
6. Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. (Ga 3, 14-21) (xem bài viết)
7. Hôm nay, ngày 19 tháng 03 năm 2021, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo:
Đức thánh cha Phanxicô đã chấp thuận cho Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P. từ nhiệm sứ vụ Giám mục Chính tòa Giáo phận Hà Tĩnh; đồng thời, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục hiệu tòa Catrum và đang là Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Hà Tĩnh “trống tòa và theo ý Toà Thánh” (sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis).(xem bài viết)
8. Vào lúc 17g30 thứ Hai 22-3-2021, phái đoàn của Giáo phận Hà Tĩnh đã tới Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn để kính chào Đức Giám mục (ĐGM) Louis Nguyễn Anh Tuấn sau khi Tòa Thánh bổ nhiệm ngài làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Hà Tĩnh. (xem bài viết)
9. Ủy Ban Giáo dục Công giáo: Thư gởi Học sinh, Sinh viên Công giáo nhân dịp mừng lễ Phục Sinh 2021
Các con thân mến,
Chúng ta đang sống những ngày cuối Mùa Chay và chuẩn bị mừng lễ Chúa Kitô, Chúa chúng ta phục sinh. Phụng vụ Giáo Hội nhấn mạnh Tam Nhật Vượt Qua sẽ là những ngày thật đặc biệt cho toàn thể Giáo Hội Công giáo. (xem bài viết)
Tâm tình cuối tháng
Trong Thánh lễ ở Baghdad hôm thứ Bảy, 06.03.2021, ĐTC Phanxicô đã nói với các Kitô hữu Iraq rằng bất kể thế giới nghĩ gì, tình yêu là sức mạnh, và nó luôn chiến thắng tội lỗi và tà ác.
“Trên thập tự giá, tình yêu mạnh hơn tội lỗi, trong ngôi mộ, nó đã chiến thắng sự chết”.
“Đôi khi chúng ta có thể cảm thấy bất lực và vô dụng. Chúng ta không bao giờ nên nhượng bộ điều này..., bởi vì Thiên Chúa muốn thực hiện những điều kỳ diệu một cách chính xác thông qua những yếu đuối của chúng ta”.
Nguyện xin Chúa Thánh Linh tác động và phù giúp để thế giới chúng con được sống trong tình yêu và hòa bình.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm