Điểm lại các sự kiện trong tháng 4 năm 2021
Nghe tin Chúa đã phục sinh
Vui mừng vuốt lệ lung linh tinh ròng
Ôi chao, hạnh phúc quá chừng
Mộ kia trống rỗng, vô cùng lạ thay
Đoạn đầu bài thơ “Khóc - Cười Phục Sinh” của tác giả Trầm Thiên Thu đã diễn tả niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh trong tháng 4. Tháng Tư là tháng có nhiều sự kiện diễn ra trong Giáo hội toàn cầu và Giáo hội Việt Nam.
Giáo hội toàn cầu
1. Trong bài giảng lễ Truyền Dầu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng loan báo Tin Mừng và bách hại và Thánh giá đi liền với nhau. Đức Thánh Cha mời gọi đừng ngạc nhiên và khủng hoảng khi nhận thấy Thánh giá trong cuộc sống. Thánh giá có sức mạnh tiêu diệt sự ác. Và ơn Chúa cũng được ban cho chúng ta qua những thánh giá trong cuộc sống, vì yêu thương. (xem bài viết)
2. Sáng thứ Sáu Tuần Thánh Đức Thánh Cha đã đến thăm những người vô gia cư và người nghèo đang được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại Vatican. Ngài chào thăm các tình nguyện viên, các bác sĩ và y tá đang giúp tiêm vắc-xin. (xem bài viết)
3. Chiều thứ Sáu Tuần Thánh, lúc 6 giờ theo giờ Roma, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi Tưởng niệm Cuộc thương khó của Chúa Giêsu tại Bàn thờ Ngai tòa, bên trong Đền thờ Thánh Phêrô. Vì lý do các ca nhiễm virus corona tại Ý nói chung và tại Roma nói riêng vẫn đang tăng cao, nên các cử hành trong Tuần Thánh diễn ra với những hạn chế về số người tham dự và hình thức cử hành. Năm nay, cũng như năm ngoái, vì đại dịch, để tránh lây nhiễm virus, sau nghi thức Tôn vinh Thánh Giá, chỉ một mình Đức Thánh Cha hôn kính Thánh Giá. (xem bài viết)
4. Lúc 9 giờ tối thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Đàng Thánh giá với các trẻ em suy niệm, cầu nguyện và vác Thánh Giá. (xem bài viết)
5. Theo truyền thống Giáo hội, trong những dịp trọng đại, Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành Urbi et Orbi - cho thành Roma và toàn thế giới. Vào lúc 12 giờ trưa giờ Roma, Chúa Nhật Phục Sinh 04/04, ĐTC đọc sứ điệp Phục Sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi. Vatican News Tiếng Việt sẽ truyền hình trực tiếp, với thuyết minh Tiếng Việt, Phép lành toàn xá Urbi et Orbi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong ngày Lễ Phục Sinh 04/04/2021, lúc 5 giờ chiều giờ Việt Nam. (xem bài viết)
6. Sáng Chúa Nhật Phục Sinh lúc 10 giờ, ĐTC Phanxicô chủ sự Thánh lễ chính ngày Chúa nhật Phục sinh tại Bàn thờ Ngai tòa của Đền thờ Thánh Phêrô. Với những hạn chế do đại dịch, chỉ có một số ít tín hữu hiện diện. (xem bài viết)
7. TGPSG / Aleteia -- Thánh Giuse đã tỏ ra là một Đấng chuyển cầu rất quyền năng.
Một linh mục - em trai phi công của chiếc máy bay bị rơi và gãy đôi mà không ai tử vong - làm chứng về sự chuyển cầu của Thánh Giuse, Đấng Bảo trợ toàn cầu của Giáo Hội. (xem bài viết)
8. Như nhiều lãnh đạo trên thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị lãnh đạo của các Giáo hội Công giáo và Anh giáo tại Anh đã gửi lời chia buồn về sự qua đời của hoàng thân Philip. Các ngài đánh giá cao sự dấn thân và phục vụ của ông cho gia đình và công ích xã hội. (xem bài viết)
9. Trong vòng 10 ngày qua, vấn đề chia rẽ trong Giáo Hội Công Giáo lại được một số vị lãnh đạo Công Giáo nói đến, như tiếng chuông cảnh giác các tín hữu cần luôn luôn cố gắng bảo tồn sự hiệp nhất (xem bài viết)
10. Trong buổi tiếp kiến chung trực tuyến sáng ngày 14/4/2021, tiếp tục bài giáo lý về việc cầu nguyện của người Kitô hữu, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng lời cầu nguyện thuộc về chính bản chất của Giáo hội;nếu thiếu cầu nguyện thì Giáo hội không thể thực hiện sứ mệnh truyền giáo và phục vụ người khác. (xem bài viết)
11. Một trong những điểm thu hút sự chú ý trong Tuần Thánh năm 2021 là Đức Hồng Y George Pell, cao hơn hầu hết các giám mục khác một cái đầu, có thể nhìn thấy rất rõ trong các nghi lễ của Giáo hoàng. (xem bài viết)
12. Hành vi đức tin cuối cùng của nhà truyền giáo đã chạm đến trái tim của nhân viên y tá. Chuỗi hạt Mân Côi của bệnh nhân COVID-19 này đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ. (xem bài viết)
13. Bốn nhân vật Kitô sẽ được tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc đề nghị mừng kỷ niệm trong hai năm tới đây: 2022 và 2023.
Đó là Đức Tổng giám mục Nerses Shnorhali - người Armeni, cha Nicolas Copernic - nhà thiên văn người Ba Lan, cha Johann Gregor Mendel - người Tiệp, sáng lập ngành di truyền học hiện đại, và sau cùng là thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu - người Pháp, Tiến sĩ Hội thánh. (xem bài viết)
14. Cái chết của Hans Küng là dịp để suy ngẫm về quan điểm bất đồng chính kiến của linh mục này đã lây nhiễm trên Giáo hội như thế nào: những tác động nguy hiểm ấy giờ đây có thể thấy được nơi “Con đường Công nghị” của Đức. (xem bài viết)
15. Đức Thánh Cha khẳng định rằng, các thảm họa toàn cầu, Covid và khí hậu chỉ ra rằng chúng ta không còn nhiều thời gian để chờ đợi. Thời gian đang thúc bách chúng ta, và như đại dịch đã cho thấy, chúng ta có các phương tiện để đối phó với tổn thất. Đã đến lúc phải hành động. (xem bài viết)
16. Ngày 23/4/2021, nhân lễ thánh Giorgio, bổn mạng Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng thống Sergio Mattarella của Ý đã gửi thư chúc mừng Đức Thánh Cha. (xem bài viết)
17. Ngày 22/4, Bộ Giáo dân Gia đình và Sự sống, và giáo phận Roma đã công bố kinh nguyện chính thức của Đại hội Gia đình Thế giới năm 2022, được tổ chức tại Roma từ 22-26/6/2022. Hashtag chính thức của Đại hội: #WMOF2022 cũng được công bố. (xem bài viết)
18. Chỉ trong vòng bốn ngày, từ 20 đến 23/4/2021 vừa qua, mười bốn linh mục Công giáo Ấn Độ đã chết vì Covid-19. Họ thuộc vào số hơn hai mươi linh mục của Giáo hội bị thiệt mạng vì đại dịch trong vòng tháng vừa qua. (xem bài viết)
19. Hôm thứ Ba 27/4, Tòa Thánh công bố danh sách 30 đền thánh sẽ đảm trách giờ cầu nguyện với kinh Mân Côi theo sáng kiến của Đức Thánh Cha “Marathon cầu nguyện”, để xin chấm dứt đại dịch. Ở châu Á có các đền thánh của Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và Liban. (xem bài viết)
20. Từ 1/5, tháng Đức Mẹ, sáng kiến “Marathon cầu nguyện” với kinh Mân Côi của Đức Thánh Cha bắt đầu được thực hiện. Với chủ đề: “Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết” (Cv 12, 5), Đức Thánh Cha mong muốn toàn thể Giáo hội cùng cầu nguyện, nài xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ cho đại dịch chấm dứt, cho xã hội và thế giới việc làm được phục hồi. Đức Thánh Cha muốn tất cả các đền thánh tham gia vào cuộc đua marathon cầu nguyện này, để chính các nơi thánh này trở thành nơi cầu nguyện cho toàn thể Giáo hội và thế giới. (xem bài viết)
Giáo hội Việt Nam
1.”Hãy thấu cảm với giáo dân để công việc mục vụ sinh ra được hoa trái hân hoan của Thần Khí” – Đức Giám mục (ĐGM) Louis Nguyễn Anh Tuấn đã mời gọi như thế khi chia sẻ tâm tình trong buổi Tĩnh tâm tháng 4-2021 của linh mục đoàn Tổng Giáo phận Sài Gòn được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận vào sáng thứ Ba 6-4-2021. (xem bài viết)
2.”Sự Phục Sinh là hồng ân cao cả nhất của Lòng Chúa Thương Xót”, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng (ĐTGM) đã khẳng định điều này trong Thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót do ngài chủ sự vào lúc 17g30 Chúa nhật 11.4.2021 tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn (xem bài viết)
3. Khi cử hành Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót vào chiều Chúa nhật 11.4.2021 tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng đã có những lời nhắn nhủ về 'những việc đạo đức bình dân và việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót'. Dưới đây là nguyên văn những lời nhắn nhủ ấy của Đức TGM Giuse. (xem bài viết)
4. - Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) đã khai mạc Hội nghị thường niên lần I/2021, được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 4 tại Toà Giám mục Nha Trang. (xem bài viết)
5. Sáng sớm ngày 13/4, sau khi Hội nghị cử hành phụng vụ Kinh Sáng, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM đã chủ tế Thánh lễ, cùng với các thành viên hiện diện, xin ơn Chúa Thánh Thần. (xem bài viết)
6. Bước sang ngày làm việc tiếp theo, thứ tư ngày 14 tháng 4, Hội nghị bắt đầu với cử hành phụng vụ Kinh Sáng và Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng, Phó Chủ tịch HĐGM chủ sự. (xem bài viết)
7. Hội nghị thường niên lần I/2021 của Hội đồng Giám mục Việt Nam bắt đầu ngày làm việc cuối cùng với cử hành phụng vụ Kinh Sáng. (xem bài viết)
8. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp Hội nghị thường niên kỳ I/ 2021, tại Tòa Giám mục Nha Trang, từ chiều thứ Hai ngày 12/4/2021 đến thứ Sáu ngày 16/4/2021, với sự tham dự của Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và đông đủ tất cả các thành viên của Hội Đồng Giám Mục. (xem bài viết)
9. Câu chuyện rất đặc biệt này là của một thiếu niên “tuổi teen” - em Lê Trúc Lâm, ở Rạch Giá, Kiên Giang. (xem bài viết)
10. Gọi là “Một tầm nhìn…”, bài viết ý thức rõ và nhận biết về sự hiện hữu còn rất mới mẻ của Học viện Công Giáo Việt Nam (HVCGVN) tính đến thời điểm viết bài này. Chỉ mới chính thức bước sang năm thứ năm để hội nhập vào “mạng lưới giáo dục nhà đạo” tại Việt Nam, HVCGVN rất ý thức về vinh dự được là mơ ước từ rất lâu của cộng đồng dân Chúa. Ước mơ nay đã thành hiện thực, HVCGVN lại càng ý thức hơn về những chỉ đạo cần thiết và hết sức đúng đắn của các vị hữu trách đối với việc phát triển của học viện. (xem bài viết)
11. Sáng 27/4/2021, đại diện các thành phần Dân Chúa tại Giáo phận do Cha Phêrô Hoàng Biên Cương, Phó Chủ tịch Hội đồng Linh mục, làm trưởng đoàn đã đến cảm ơn Đức cha Phaolô vì những năm ngài dẫn dắt Giáo phận. (xem bài viết)
Tâm tình cuối tháng
Trong buổi tiếp kiến chung trực tuyến sáng ngày 14/4/2021, tiếp tục bài giáo lý về việc cầu nguyện của người Kitô hữu, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng lời cầu nguyện thuộc về chính bản chất của Giáo hội; nếu thiếu cầu nguyện thì Giáo hội không thể thực hiện sứ mệnh truyền giáo và phục vụ người khác.
Kết thúc bài giáo lý, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến nhiệm vụ quan trọng của Giáo hội: cầu nguyện và giáo dục cầu nguyện. Chuyển trao ngọn đèn đức tin với dầu cầu nguyện từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngài nói: Không có ánh sáng của ngọn đèn này, chúng ta không thể nhìn thấy con đường loan báo Tin Mừng; chúng ta không thể nhìn thấy khuôn mặt của các anh chị em để đến gần và phục vụ; chúng ta không thể thắp sáng căn phòng nơi chúng ta có thể gặp gỡ nhau trong cộng đoàn… Không có đức tin, mọi thứ sụp đổ; và nếu ngừng cầu nguyện, đức tin bị dập tắt. Đức tin và cầu nguyện đi đôi với nhau. Vì thế, Giáo hội, ngôi nhà và trường học của sự hiệp thông, là ngôi nhà và trường học của cầu nguyện.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần giúp chúng con biết nhiệt thành trong lời cầu nguyện, hầu có thể củng cố Đức tin và chuyển trao cho thế hệ mai sau.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm