Doanh nhân với công việc xã hội - từ thiện
Trong khi Bill Gates kêu gọi giới tỷ phú góp 50% tài sản làm từ thiện, người giàu nhất thế giới Carlos Slim gây sốc khi cho rằng việc bỏ ra hàng nghìn tỷ Mỹ kim làm từ thiện không giải quyết được vấn đề gì. (VnExpress, 18/10/10). Hoạt động xã hội của doanh nhân là một hình ảnh đẹp; tuy nhiên, vẫn có nhiều tranh luận trong vấn đề này. Người viết bài này chỉ muốn trình bày ý của mình trên quan điểm của một doanh nhân Công giáo.
Làm từ thiện để xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu bằng cách làm từ thiện gắn liền với đã trở thành xu thế chung của các doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh. Đối với các doanh nghiệp này, hoạt động từ thiện là một phần không thể thiếu trong kế hoạch marketing của họ. Hằng năm, họ đều có chi phí riêng cho hoạt động từ thiện với nhiều hình thức. Họ còn có bộ phận chuyên phụ trách lĩnh vực này, làm việc chuyên nghiệp.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp Việt Nam còn chưa quen với khái niệm “từ thiện - marketing”. Hoạt động từ thiện tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khuynh hướng hoàn toàn vì mục đích từ thiện, và mang tính chất cá nhân của người chủ doanh nghiệp nhiều hơn. Việc làm từ thiện này thường xuất phát từ quan niệm riêng của mỗi doanh nhân.
Một doanh nhân có tiếng khẳng định: “Làm từ thiện như một mũi tên mà trúng hai đích. Mục đích thứ nhất, các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội bằng các chương trình từ thiện giúp đỡ người nghèo, bệnh nhân cơ nhỡ, nạn nhân chất độc da cam, chăm lo cho các học sinh nghèo hiếu học… Mục đích thứ hai, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp một cách thân thiện và thuyết phục”. Như vậy, trong trường hợp này làm từ thiện là: “Giúp cho người cũng là làm lợi cho ta”.
Nhiều người nói rằng, làm từ thiện chẳng qua chỉ là một cách marketing, mua thương hiệu. Do quan niệm ấy, người ta có cái nhìn xét nét trước “lòng tốt” của các doanh nhân. Tôi còn nhớ cách đây gần 10 năm, một lãnh đạo tập đoàn từng nói: “Bọn tôi bước qua xác của nhiều người để làm ra 1 triệu USD, sau đó bọn tôi bắt đầu làm từ thiện”. Câu nói này chợt khiến tôi liên tưởng đến Warren Buffett trong lần quyên tặng gần 4 tỷ USD cho 5 quỹ từ thiện đã phát biểu: “Tôi trả lại cho xã hội những gì đã góp nhặt được từ xã hội”.
Tinh thần Bác ái Kitô giáo
Theo thông điệp Bác Ái trong Chân Lý: “Bác ái (Caritas) là tình yêu được đón nhận và trao ban. Nguồn gốc của bác ái là tình yêu vô thủy vô chung của Thiên Chúa Cha ban cho Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần - Bác ái là Tình yêu, từ Chúa Con tuôn trào đến chúng ta…. Là đối tượng tình yêu của Thiên Chúa, con người được đặt làm chủ thể của bác ái, được kêu gọi trở thành khí cụ của ân sủng để truyền đạt bác ái của Thiên Chúa, kiến tạo những mạng lưới bác ái.”
Công việc bác ái là thể hiện tình yêu một cách cụ thể đối với tha nhân. Đây là tình yêu Trao Ban, một tình yêu vô vị lợi, bắt nguồn từ Thiên Chúa. Như vậy thể hiện được tình yêu đó chắc chắn sẽ làm cho người ta nhận ra được Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga 4,8).
Có người cho rằng, đi làm việc bác ái, lo giúp cho những người khó khăn nghèo khổ thì đủ rồi, không cần phải có tương quan gì với Thiên Chúa, vì thế cũng không cần phải tham dự các bí tích, không cần phải đến nhà thờ, không cần phải tham dự thánh lễ như luật Chúa dậy,… Về vấn đề này, trong Đường Hy Vọng, Người Tôi Tớ Chúa ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận có viết: “Nếu các công việc từ thiện xã hội của con không phải vì Chúa, thì con chỉ là nhân viên của một chi nhánh Hồng Thập Tự” (Bác Ái, 786).
Xin dẫn lời của sư huynh Yesudas, dòng Thừa sai Bác ái Chúa Kitô: “Điểm khác nhau của công tác bác ái Kitô và không Kitô là ở đây. Bác ái không Kitô luôn tìm kiếm cho mình, thỏa mãn cho mình hay là một sự đánh đổi. Còn Bác ái Kitô thì không phải là cho mình, nhưng cho Chúa Giêsu, cho vì một tình yêu nhưng không.”.
Truyền thông Bác ái
Một vấn đề quan trọng trong việc thực thi bác ái là Truyền thông Bác ái. Chúng ta có thể bịbối rối trước những ý tưởng có vẻ trái ngược nhau: Phúc âm có câu“Khi làm phúc bố thí, các con đừng cho tay trái biết việc tay phải làm,…”(Mt 6,3 ), nhưng rồi lại có: “không ai thắp đèn rồi lại để dưới đáy thùng, nhưng để trên giá để mọi người xem thấy”(Mt 5,15 ).
Tôi xin trích dẫn đoạn Phúc âm liên quan như sau:“Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” Ý của đoạn phúc âm đã quá rõ ràng và đầy đủ không cần phải nói gì thêm.
Thế thì câu “không ai thắp đèn rồi lại để dưới đáy thùng, nhưng để trên giá để mọi người xem thấy”(Mt 5,15)được giải thích thế nào?
Để lý giải vấn đề này tôi xin viện dẫn đoạn Phúc âm về năm chiếc bánh và hai con cá, trong đó phép lạ bánh hóa ra nhiều đã được một nhà thần học diễn giải theokhuynh hướng thực tiễn. Đây là một cách diễn giải không mang tính truyền thống, muốn đưa con người tham gia tích cực vào mầu nhiệm của Thiên Chúa. Tôi chỉ muốn trình bày diễn giải này như một cách nhìn mới để chúng ta cùng tham khảomà thôi.
Hơn 5.000 người đi theo Chúa Giêsu lên núi (núi này khá cao, có một số anh chị đi hành hương Israel chắc còn nhớ), một số người phòng xa biết rằng nơi núi cao vắng vẻ này không ai bán đồ ăn nên họ mang đồ ăn theo, nhưng một số người khác thì lại không. Khởi đầu là lòng bác ái của Chúa Giêsu khi “nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình”: Ngài hỏi “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” thì trong khi những người có mang đồ ăn theo còn đang dè dặt chưa muốn bày ra, vì như thế họ phải chia sẻ với những người không có, thì lúc đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Chúa Giêsu một cậu bé đã đưa ra năm chiếc bánh và hai con cá để Ngài phân phát cho mọi người. Và rồi hành vi chia sẻ của cậu bé đã lan tỏa đến những người có mang thức ăn theo. Họ cảm thấy lòng mình mở ra và đem hết thức ăn của mình để chia sẻ cho nhau. Tấm gương bác ái của cậu bé đã phổ biến, đã được “đặt trên giá để soi cho cả nhà”. Và kết quả của sự quảng bá, truyền thông bác ái đó, theo Phúc âm: ”Mọi người đều được ăn no”.
Như thế thì công việc bác ái phải được truyền thông trong cộng đồng. Chắc chắn có sự khác biệt dễ nhận ra giữa việc thông tin mang tính phô trương và thông tin mang tính hiệp thông. Đó chính là sự nhắc nhở cho mọi người về nhu cầu của những người thiếu thốn, khổ đau trong xã hội, và cũng nhắc nhở về bổn phận thi hành bác ái của mỗi ki tô hữu. Truyền thông Bác ái không phải là quảng bá, tôn vinh cho riêng một ai, nhưng là để lên tiếng kêu gọi mọi người cùng tham gia.
Đến đây, xin tóm lược và kết thúc bài này như sau: Những họat động xã hội từ thiện của mỗi doanh nhân hoặc doanh nghiệp đều có lý lẽ riêng, dù nhắm vào mục đích nào thì điểm đến cuối cùng vẫn là mang lại lợi ích cho xã hội và rất đáng hoan nghênh. Trong khi đó bác ái Kitô giáo ngay trong từ ngữ của chính nó là tình yêu, mọi công việc bác ái xã hội đều phát xuất từ tình yêu đích thực và vô vi lợi. Truyền thông Bác ái không phô trương nhưng mang tính hiệp thông để mọi người cùng nhau thể hiện tình yêu thương của Thiên Chúa.
Sài Gòn, 26/11/2010
Giuse Lê Thanh Liêm, MBA
Giới Doanh Nhân Công Giáo TGP TPHCM
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm