Dự án giáo dục cho thanh niên khuyết tật nghèo
Một tổ chức phi lợi nhuận dành cho người khuyết tật vừa mở một dự án đào tạo nghề và tạo cơ hội cho thanh niên khuyết tật hội nhập cộng đồng xã hội.
Hôm 23-2, Trung tâm Khuyết tật và phát triển (DRD) ra mắt dự án Nâng cao năng lực cho thanh niên khuyết tật với mức tài trợ một triệu Đôla của tổ chức từ thiện The Atlantic Philanthropies.
Giám đốc DRD Võ Thị Hoàng Yến cho biết dự án kéo dài trong 42 tháng sẽ tạo cơ hội hòa nhập xã hội và dạy nghề cho 300 thanh niên khuyết tật thông qua việc nâng cao năng lực cho tổ chức của người khuyết tật, thiết lập hệ thống hỗ trợ người khuyết tật dựa vào cộng đồng và nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề khuyết tật.
Chị Yến, bị khuyết tật chân có bằng thạc sĩ ngành xã hội học, cho biết dự án sẽ hỗ trợ cho thanh niên khuyết tật học văn hóa, học nghề và tìm việc làm thông qua nhóm đồng hành.
Chị Yến kỳ vọng “dự án sẽ là cơ hội để người khuyết tật trẻ có sự thay đổi bền vững, thoát ra được cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói và tự ti mặc cảm”.
Chị Yến nói rằng phần lớn người khuyết tật thiếu cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội vì học thức kém, không được đào tạo nghề, thiếu kỹ năng sống. Người khuyết tật làm các ngành nghề như bán vé số, làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Chị Lê Thị Bụi, 27 tuổi, bị teo hai chân do chứng sốt bại liệt từ năm 1 tuổi, chị kiếm sống bằng nghề kết cườm.
Chị Bụi, người được thụ hưởng từ dự án, ước mong được học tin học để thay đổi cuộc sống vì mức thu nhập 500.000 mỗi tháng như hiện nay không đủ sống.
Cha mẹ chị ở Tiền Giang quanh năm làm thuê ở chợ cá vì không có ruộng đất.
Chị ngồi trên chiếc xe lăn nói rằng: “Em muốn được đào tạo làm nghề IT vì nghề này em không phải di chuyển nhiều. Nhưng quan trọng nhất là em mong có cuộc sống ổn định, có mức lương đủ để lo cho bản thân và sau này giúp đỡ cha mẹ, cũng như giúp những bạn trẻ khuyết tật như em ở quê còn chịu nhiều thiệt thòi”.
Anh Hoàng Văn Dũng, một tín đồ Phật giáo, khoe rằng “em là thành viên trong Nhóm Đồng hành dự án này. Em sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ các bạn cùng cảnh ngộ có cuộc sống tốt hơn”.
Dung, 24 tuổi, bị teo hai chân vì sốt bại liệt lúc 3 tuổi, sắp tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, nói thêm: “Em hy vọng sẽ có nghề nghiệp tốt sau khi ra trường để mẹ em không còn phải cực khổ bán vé số nữa”.
Dũng cũng hy vọng dự án sẽ được nhân rộng ra nhiều nước để thay đổi những số phận phải vất vả kiếm cái ăn hàng ngày bằng việc buôn bán vé số vất vả, đi xin ăn, sống lang thang đầu đường xó chợ.
bài liên quan mới nhất
- Xây dựng chương trình giáo lý hôn nhân theo tinh thần của Tông huấn Amoris Laetitia
-
Giáo hội và sứ vụ giáo dục -
Khi con bạn học hành khó khăn, hãy nhớ 6 vị Thánh này -
Ủy ban Giáo dân: Bài huấn luyện số 16 -
Ủy ban Giáo dân: Bài huấn luyện số 15 -
Đêm Canh Thức Vượt Qua 2019 tại Nhà thờ Chính Tòa Đức Bà Sài Gòn -
“Một nền giáo dục tốt bao giờ cũng là một truyền đạt từ trái tim đến trái tim” -
Học viện Công giáo Việt Nam khai giảng niên khoá 2017-2018 -
Nghệ thuật giáo dục con cái -
Thiếu nhi giáo xứ Vĩnh Hòa thực hành yêu thương
bài liên quan đọc nhiều
- Đêm Canh Thức Vượt Qua 2019 tại Nhà thờ Chính Tòa Đức Bà Sài Gòn
-
Khi con bạn học hành khó khăn, hãy nhớ 6 vị Thánh này -
Xây dựng chương trình giáo lý hôn nhân theo tinh thần của Tông huấn Amoris Laetitia -
Ủy ban Giáo dân: Bài huấn luyện số 16 -
Giáo dục Kitô giáo theo tinh thần Thánh Phaolô (2) -
Giáo hội và sứ vụ giáo dục -
Câu chuyện giáo dục cảm động -
7 yếu tố giúp giáo dục Phần Lan thành công -
Nghệ thuật giáo dục con cái -
Ủy ban Giáo dân: Bài huấn luyện số 15