Đức Maria hồn xác lên trời
Đức Maria hồn xác lên trời
Lễ trọng (15/8)
Nhập lễ
Ngay từ đầu, các giáo đoàn tiên khởi đã có lòng sùng kính Đức Ma-ri-a. Mọi biến cố trong cuộc đời của Ngài, hầu như đều có Thánh lễ; có cả Thánh lễ về giây phút chấm dứt cuộc sống trần thế của Đức Mẹ. Ai cũng tin việc chấm dứt này phải là tốt đẹp; nhưng tốt đẹp như thế nào thì không ai dám khẳng định, như để tránh nói việc chết chóc đối với Đức Mẹ, người thì nói đó là ngày ‘an giấc’, ngày ‘chuyển hoá’; người thì bảo là ‘ngày sinh ra ở trên trời’, hay ‘ngày được nâng lên’.
Thánh lễ ‘an giấc’ của Đức Mẹ được các Giáo hội Đông phương ưa chuộng, nhất là sau công đồng Ê-phê-xô năm 431 tuyên bố ‘Đức Ma-ri-a là Mẹ của Thiên Chúa’. Hoàng đế Maurice thế kỷ 6, đã xác định lễ vào ngày 15.8 hằng năm và xem như ngày lễ của quốc gia, được nghỉ lao động. Đến thế kỷ 7, lễ này đã du nhập vào Giáo hội Tây phương.
Ngày 01.11.1950, Đức Pi-ô 12 long trọng tuyên bố tín điều ‘Đức Ma-ri-a hồn xác lên trời’ và vẫn giữ thói quen mừng lễ vào ngày 15.8 hằng năm.
Bài giảng
Sau khi ông A-đam, bà E-và phạm tội, con người đã phải chịu án phạt đau khổ và phải chết, Thánh Phao-lô dẫn giải cho chúng ta hiểu rằng chính “tội lỗi gây nên sự chết” (Rm 5,12); cái chết ở đây bao hàm cả nỗi thống khổ của con người. Thế nhưng nỗi thống khổ của Đức Giê-su và Mẹ Ma-ri-a những con người thánh thiện - chúng ta phải nghĩ làm sao?
Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thì tất nhiên Người không thể đau khổ hay phải đau khổ. Nỗi thống khổ Người chịu, chính là vì Người đã mang thân phận con người, gánh chịu số phận thay cho loài người; chính trong thân xác, Người đã chết thay cho nhân loại. Còn Đức Ma-ri-a, với tư cách là thân mẫu của Chúa Ki-tô, cộng tác với Chúa trong công trình cứu rỗi, Ngài cũng đã chia sẻ nỗi thống khổ với Con Thánh của Ngài.
Thực ra Thánh Phao-lô dùng từ ngữ ‘tội’ và ‘chết’ ở đây, là nhân cách hoá một thế lực xấu hoạt động trong trần gian nhằm làm con người xa cách Thiên Chúa, đưa con người đến chỗ đối nghịch với Thiên Chúa. Vì vậy, lời sấm của Thánh Gio-an trong đoạn Khải Huyền hôm nay, nói về người phụ nữ phải kêu la quằn quại khi sinh con, chính là hình ảnh của Đức Ma-ri-a, của Hội Thánh và của mỗi Ki-tô hữu phải chiến đấu không khoan nhượng, chống lại những thế lực xấu của con rắn xưa, hầu được sống trong nguồn sống và ơn Thánh của Thiên Chúa.
Tội lỗi đưa đến sự chết, nhưng ơn Thánh thì làm cho sống. Chính vì vậy, khi đối diện với ơn Thánh, Thánh Gio-an Tiền Hô, dù còn trong lòng mẹ, cũng đã phải nhảy mừng; bà Ê-li-sa-bét và Đức Ma-ri-a thì hát lên niềm tri ân cảm tạ. Những lời tri ân đó đã làm rõ lên tình thương yêu và lòng tín trung của Thiên Chúa đối với những ai tin cậy Người.
Tất cả chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương và cứu rỗi, cho thoát ách tội và sự chết. Tuy nhiên, cuộc đời chúng ta vẫn còn phải chiến đấu liên lỉ chống lại những thế lực xấu của con rắn xưa. Cùng với Đức Mẹ, chúng ta vững tin và phó thác cho tình yêu thương của Thiên Chúa. Cộng tác với ơn Thánh, chắc chắn chúng ta cũng sẽ được cùng với Đức Mẹ hát vang ca tụng Thiên Chúa trên Thiên Quốc.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm