Giữ đạo như thế?
Câu chuyện xảy ra có thật trong gia đình chúng tôi.
Trước những năm 1975, gia đình anh chị tôi cùng các cháu nhỏ phiêu bạt, nay đây mai đó. Đời quân nhân, không định cư được chỗ nào cho nhất định. Cuối cùng, thành phố Biên Hòa là nơi bám trụ lâu nhất.
Cuộc sống như thế, nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống tâm linh. Việc giữ đạo, giáo dục và hướng dẫn con cái xem ra có phần chểnh mảng, hơn nữa, lại sống ở khu vực phần đông là người không cùng tôn giáo.
Ngược lại, gia đình chúng tôi ở trong một xóm đạo hầu như là toàn tòng, nhà nào nhà nấy đều có một bàn thờ Công giáo rất trang trọng: Một bên là tượng Thánh Giuse, bên kia là Đức Mẹ; ngoài ra, còn treo thêm ảnh Đức Giáo Hoàng đang cai quản Hội Thánh.
Thời ấy, quả thật những thông tin trong Giáo hội còn rất hạn chế, tầm hiểu biết về Giáo hội địa phương hay Giáo hội hoàn vũ không mấy ai được biết, thậm chí ngay tên của cha sở trong xứ đạo gần nhất mà nhiều người chỉ biết gọi là cha Phêrô, cha Giuse… chứ ít ai biết đến tên “cúng cơm” của ngài.
Một hôm, gia đình chúng tôi có dịp tổ chức bữa giỗ, thường thì gia đình các anh chị tôi hay đưa các cháu nhỏ cùng về, xa gần gì thì vào những ngày này đều thu xếp về cả. Kinh hạt xong, mọi người trong nhà quây quần đoàn tụ bên mâm cơm, các cháu lớn nhỏ lâu ngày được về thăm ông bà nội, ngoại ríu rít trò chuyện, cười nói râm ran khiến bầu khí gia đình thật ấm cúng.
Bỗng có một cháu trai (tuổi đã tầm chịu rước lễ lần đầu) nhìn lên tường nơi treo hình Đức Giáo Hoàng (lúc bấy giờ là Đức Thánh Cha Phaolô VI – 1963-1978) chỉ tay vào ảnh rồi ngơ ngác hỏi tôi: “Chú, chú…cho cháu hỏi”.
Tôi ngỡ cháu tìm hiểu về giáo lý Công giáo, nhưng thật không ngờ cháu nói tiếp: “Ông Tây này có đạo không chú?” Đến đây, tôi thật sự ngỡ ngàng?! Chuyện như đùa!...
Không thể trách cháu được, có phải cha mẹ thờ ơ trong việc hướng dẫn các cháu về người và việc trong đạo? Cũng không đúng.
Chỉ những năm gần đây thôi, báo chí nhà đạo thì ít ỏi, nhưng mạng Internet thực sự bùng nổ, chúng ta may mắn được tiếp cận những thông tin một cách nhanh chóng, hiểu và đọc được tất cả những tin tức trong nhà đạo, từ sinh hoạt của các Đoàn thể Công giáo, các giáo xứ, giáo hạt trong Giáo phận, đến 26 Giáo phận trên toàn quốc, các hoạt động của Giáo hội Việt Nam và Giáo hội hoàn vũ…
Trở lại câu chuyện trên, từ câu hỏi rất “vô tư” năm xưa đó, nay cháu tôi đã lập gia đình và có con trai được lãnh nhận bí tích Thêm Sức vào dịp tháng 8 vừa qua. Tôi cũng đứng gần đó và quay qua hỏi cháu:
- “Không biết con của cháu, có hỏi ba nó là “Ông Đức Giám mục làm lễ hôm nay có đạo không ba???!!!”.
Cháu tôi, mặt đỏ ửng lên, hích tôi cười trả lời: “Chú…này”.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm