Giữ đạo và sống đạo
Không biết vì “quen” hay “cố ý” mà chúng ta thường nói “giữ đạo”. Nếu chỉ “giữ đạo” thì quá đơn giản, quá dễ, còn “sống đạo” mới khó. Giữ đạo là dạng sơ đẳng và tiêu cực, sống đạo mới là cao đẳng và tích cực.
Thánh Giacôbê đã xác định: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 17 & 26).
Học phải đi đôi với hành, lời nói phải đi đôi với việc làm, và đức tin cũng phải đi đôi với hành động để chứng tỏ đức tin đó sống động, chứ không thể nói suông!
Vào nhà thờ, ai cũng tỏ ra khiêm cung lâm râm khấn nguyện, nhưng sau thời gian phụng vụ đó, chúng ta vào đời có chuyển tải được động thái đó để minh chứng là Kitô hữu? Chúa Giêsu khẳng định: “Không phải cứ Lạy Chúa! Lạy Chúa! thì được vào Nước Trời, nhưng là người làm theo Thiên Ý”. Cũng vậy, miệng luôn nói yêu thương tha nhân mà sao lại cho hòn đá khi họ xin bánh, sao lại cho con rắn khi họ cần trứng? Kiểu đó, theo cách nói của thánh Phaolô, chỉ là tiếng kêu vang của thanh la, não bạt. Còn Đức Kitô cho đó là “mồ mả tô vôi”.
Kinh Thánh nói rất rõ, thậm chí nói theo nghĩa đen chứ không nói bóng gió, trực khởi chứ không lung khởi, đừng suy diễn lệch lạc và tự biện hộ cho động thái của mình. Trong Phúc Âm theo thánh Gioan, Chúa Giêsu chỉ rõ: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh chị em là môn đệ của Tôi, đó là anh chị em hãy yêu thương nhau”. Yêu nhau thì phải biết sống CHO NHAU và VÌ NHAU, với cả con tim và đôi tay rộng mở, thậm chí là yêu cả kẻ thù ghét mình. Không gì đáng nói nếu chỉ yêu người yêu mình, thân thiện vói người đồng quan điểm hoặc cùng phe với mình!
Yêu thương luôn có hệ lụy với tha thứ. Sống đạo không chỉ giữ trọn ba đức đối thần mà còn phải sống trọn các đức đối nhân nữa.
Đường vào Thiên đường vừa thênh thang vừa hẹp, “thênh thang” vì chúng ta hoàn toàn được tự do chọn lựa, không bị ép buộc, nhưng “hẹp” vì phải sống tích cực theo Luật Yêu Thương của Thiên Chúa, phải dứt khoát và rạch ròi chứ không được “hâm hâm”, không nóng, không lạnh. Quả thật, sự khôn ngoan của người đời là sự dại dột của Thiên Chúa, và sự dại dột của người đời lại là sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Chính Chúa Giêsu không giống ai, như một “gã điên”, luôn bị chỉ trích và bị chê trách là “không bình thường”, vì Tình Ngài cũng khác thường, khác đến nỗi Ngài đã chết cho cả những kẻ khinh ghét Ngài. Trái tim Ngài luôn rộng mở, Tình Ngài quá bao la, sẵn sàng vâng lời cho đến chết trên Thập giá!
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm