Gợi ý suy niệm Phúc Âm CN XXXI TNB - Ngày 1/11: Lễ các Thánh (song ngữ, có file đính kèm)
All Saints
Reading I: Apocalypse 7:2-4,9-14
Reading II: 1 John 3:1-3
Lễ Các Thánh
Bài Đọc I: Khải Huyền 7,2-4.9-14
Bài Đọc II: 1 Gioan 3,1-3
Gospel
Matthew 5:1-12
1 Seeing the crowds, he went up on the mountain, and when he sat down his disciples came to him.
2 And he opened his mouth and taught them, saying:
3 "Blessed are the poor in spirit, for theirs is the kingdom of heaven.
4 "Blessed are those who mourn, for they shall be comforted.
5 "Blessed are the meek, for they shall inherit the earth.
6 "Blessed are those who hunger and thirst for righteousness, for they shall be satisfied.
7 "Blessed are the merciful, for they shall obtain mercy.
8 "Blessed are the pure in heart, for they shall see God.
9 "Blessed are the peacemakers, for they shall be called sons of God.
10 "Blessed are those who are persecuted for righteousness' sake, for theirs is the kingdom of heaven.
11 "Blessed are you when men revile you and persecute you and utter all kinds of evil against you falsely on my account.
12 Rejoice and be glad, for your reward is great in heaven, for so men persecuted the prophets who were before you.
Phúc Âm
Mátthêu 5,1-12
1 Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên.
2 Người mở miệng dạy họ rằng:
3 Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
4 Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
5 Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
6 Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
7 Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ đươc Thiên Chúa xót thương.
8 Phúc thay ai có tâm hôn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
9 Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10 Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
11 Phúc cho anh em khi vì thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
12 Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.
Interesting Details
Humans meet God on mountains, such as Moses on Mt. Sinai, Elijah on Mt. Carmel, Jerusalem on Mt. Zion. In Matthew, Jesus also went to the mountains for temptation (4:8-10), feeding people (15:29-39), transfiguration (17:1-9), arrest (26:30-35), and the final commission to his disciples (28:16).
Jesus sits downs as a Jewish teacher would. When giving his homily, the Pope sits down because of his authority as a teacher, not his old age.
"Open his mouth" indicates the beginning of a public address (Job 3:1-2), a public teaching (Ps 78:2), or a solemn commitment (Judg 11:35-36).
Blessing is common in Jewish culture, such as Ps 1 and the wisdom books (Prov 3:13, 28:14). Old Testament blessings indicate present rewards, but Jesus' blessings are for the judgment day.
The reward for each blessing is in the passive voice to avoid the name of God.
God takes special care of the poor (Ex 22:25-27; 23:11; Lev 19:9-10; Deut 15:7-11; Is 61:1). The poor in spirit recognizes that they need God, that they cannot save themselves.
Mourners are concerned with the social ills and the destruction of Jerusalem (Is 61:2-3; Sir 48:24), not with personal sins.
"Meek" in Hebrew is pretty much the same as "poor in spirit".
"Merciful" is an attribute of God, and God wants people to be merciful.
"Pure in heart" does not mean sexual purity or single-mindedness, but an integration of conscience, intention and actions.
Peace is the fullness of God's gift and will be perfect only in God's kingdom. "Sons of God" means the angels (Gn 6:1-4). Being called sons of God means being invited to join the angels in the Kingdom.
Christians at Matthew's time were persecuted by fellow Jews. All the characteristics above (meek, merciful and thus not retaliating, etc.) did not defend them from persecution.
Chi Tiết Hay
Núi là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, như Moisen trên núi Sinai, Elia trên núi Carmel, đền thánh Giêsuralem trên núi Sion. Trong Matthêu, Chúa Giêsu lên núi để bị cám dỗ (4,8-10), để nuôi dân (15,29-39), để biến hình (17,1-9), bị bắt (26,30-35), và cuối cùng sai các môn đệ đi giảng cho muôn dân (28,16).
Chúa Giêsu ngồi giảng giống như cách thức của các thầy Do Thái. Khi Đức Thánh Cha giảng, ngài cũng ngồi, không phải vì già yếu mà vì là thày dậy.
"Mở miệng" là cách nói trịnh trọng để bắt đầu một bài diễn văn (Job 3,1-2), bài giảng (Ps 78,2), hay là lời tuyên thệ (Judg 11,35-36).
Chúc lành là một phong tục Do Thái, như trong Thánh Vịnh 1 hay Sách Khôn Ngoan (3,13; 28,14). Cựu Ước nói tới phúc lành trong hiện tại, còn Chúa Giêsu thì hứa phúc lành trọn vẹn trong ngày tận thế.
Cách hành văn ở thể thụ động (passive voice) là để tránh nhắc đến tên Chúa, vì nhắc đến tên Ngài là một tội ở trong luật Do Thái.
Thiên Chúa luôn chăm sóc cho người nghèo một cách đặc biệt (Xh 22,25-27; 23,11; Lêvi 19,9-10; Đệ nhị luật 15,7-11; Isaia 61,1) Người có tâm hồn nghèo khó biết mình cần Chúa, chứ không thể tự cứu mình được.
"Sầu khổ" đây là vì tệ đoan xã hội và vì đền thờ Giêrusalem bị phá hủy (Is 61:2-3; Sir 48:24), chứ không phải vì tội riêng.
"Hiền lành" trong tiếng Do Thái gần như đồng nghĩa với "có tâm hồn nghèo khó."
"Xót thương người" là một đặc tính của Thiên Chúa, và Ngài muốn người ta cũng xót thương nhau.
"Tâm hồn trong sạch" không phải là về tình dục nhưng là một tâm hồn nơi đó có sự kết hợp của lương tâm, ý hướng và hành động.
Bình an là quà tặng sung mãn của Thiên Chúa, và bình an chỉ vẹn toàn trong Nước Trời. "Con Thiên Chúa" ở đây chỉ các thiên thần (Sáng thế ký 6:1-4). "Được gọi là Con Thiên Chúa" có nghĩa là được gia nhập hàng ngũ các thiên thần trong Nước Trời.
Người Kitô hữu thời thánh Matthêu bị dân Do Thái bách hại. Các mối phúc thật (hiền lành, xót thương, v.v…) không giúp chống cự lại sự bách hại.
One Main Point
CHRIST WILL COME AGAIN TO SAVE THE POOR
The eight beatitudes express poetically one main idea: those who know that they need God (the poor in spirit) will inherit the Kingdom of God when He comes again. All eight rewards have to do with final coming of Christ. The first and last rewards are the same: Kingdom of Heaven (meaning Kingdom of God). The third reward, land, meaning earth, forms a pair with Heaven (heaven and earth) to mean everything. Other rewards (full justice, mercy, seeing God) are awarded on judgment day [Cleary, Harrington].
Một Điểm Chính
CHÚA KITÔ SẼ TRỞ LẠI CỨU NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ
Tám mối phúc thật dùng nhiều hình ảnh và điển tích để diễn tả một điểm chính: những ai nhận biết là mình cần Chúa (có tâm hồn nghèo khó) sẽ được hưởng Nước Trời khi Ngài trở lại. Cả tám mối phúc đều liên quan tới ngày tận thế. Mối phúc đầu và cuối đều là "Nước Trời." Phúc thứ ba là đất, khi đi đôi với trời có nghĩa là hết mọi sự. Những mối phúc khác sẽ được ban ở ngày tận thế.
Reflections
Observe the setting, the words, the gestures, the tone of voice, etc. of Jesus on the mount. How does he feel? How do people around him react? Where am I in the scene, and how do I react?
Looking at the way I live, do I recognize my poverty, my dependence on God? Do I rely on my brain, beauty, and bucks instead?
Once recognizing my helplessness, do I trust in the promise of the Kingdom of God? If I do, should I experience peace? When?
If this culture advocates brain, beauty and buck while I rely on God instead, I might be persecuted the way Christians were persecuted by Jews at the time this Gospel was written. What forms of persecution may fall my way, and would I be willing to accept them?
Suy Niệm
Tôi quan sát khung cảnh, lời nói, cử chỉ, .v.v… của Chúa Giêsu trên núi. Ngài bày tỏ điều gì qua nét mặt của Ngài? Mọi người chung quanh có những phản ứng nào? Còn tôi ở đâu, làm gì, và phản ứng ra sao?
Theo lối sống của tôi, tôi có thật sự nhận ra sự nghèo khó của mình, và cần có Chúa hay là tôi tự mãn với tài năng, sắc đẹp, và tài sản của tôi?
Khi đã biết mình yếu đuối, tôi có tin vào lời Chúa hứa sẽ ban Nước Trời? Nếu tin, tôi có thấy bình an không? Khi nào tôi thấy bình an?
Nếu trong khi nền văn hoá hiện tại đề cao tài năng, sắc đẹp, và của cải, mà tôi lại chỉ muốn trông cậy vào Chúa mà thôi, có lẽ tôi sẽ bị bách hại như dân Chúa bị bách hại thời thánh Matthêu. Sự bách hại này sẽ mang hình thức nào và tôi có sẵn lòng chấp nhận không?
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm