Không bao giờ nên ngần ngại trong việc loan truyền Tin Mừng
WGPSG / Aleteia -- Một số Kitô hữu cảm thấy ngại ngần trong việc truyền giáo, nhưng truyền giáo lại chính là nẻo đường tốt nhất để phát triển tâm linh.
Chúng ta thường bị cám dỗ coi truyền giáo là việc của người khác: Đây hẳn là việc của ai đó có nhiều kinh nghiệm hơn, trẻ hơn hay già hơn, có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Nhưng không phải vậy đâu, chúng ta cần phải coi truyền giáo như là căn nguyên mối liên hệ giữa ta với Chúa. Chúng ta chỉ cần thốt lên: “Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài.” (Thánh Vịnh 51,17)
Một nguồn vui
Loan báo sứ điệp của Chúa Kitô là cảm nhận được Chúa Thánh Thần ở thẳm sâu trong ta. Ngài mở môi miệng chúng ta để ta ca ngợi Chúa Giêsu và nhận biết Người là Thiên Chúa của ta. Điều này giúp ta mạnh dạn tiếp cận một người lạ để hỏi họ: Bạn có biết Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn không? Chúa Thánh Thần ban cho ta ơn khôn ngoan và minh mẫn của Ngài để ta nói năng khéo léo và truyền cảm hứng cho ta khi ta kêu cầu Ngài.
Công việc truyền giáo là cơ hội để học biết Chúa đồng thời hồi phục tâm linh. Vì thế đó chính là nguồn vui. Khao khát loan truyền sứ điệp của Chúa Kitô sẽ đưa ta đến gần Chúa hơn.
Loan báo Chúa Kitô phục sinh
Đây là lý do tại sao cầu nguyện là động lực thúc đẩy công việc truyền giáo: cầu nguyện khiến chúng ta muốn dành nhiều thời gian hơn với Chúa. Làm sao chúng ta có thể nói về Ngài nếu không biết Ngài? Nếu chúng ta muốn tiếp xúc với những người mà ta có ý định nói về Chúa cho họ, chúng ta cần học hiểu về Ngài, để nuôi dưỡng đức tin và sự minh mẫn. Rồi ta còn cần đón nhận kho tàng vô tận của thần học nữa. Nhờ đó, ta sẽ trở thành một phần trong kế hoạch của Chúa và sẽ thấy được ơn cứu độ mà Ngài dành cho ta, cũng như thấy được lý do tại sao ta cần loan báo Chúa Kitô phục sinh.
Loan truyền sứ điệp của Chúa Kitô không phải là giai đoạn cuối cùng của đời Kitô hữu, mà là bản chất của Kitô hữu. Nó khiến ta phải khiêm tốn, vì biết tự mình ta không thể đến được với ánh sáng. Nhưng nó cũng làm cho ta nên thánh thiện trong đức tin mà chúng ta công bố, vì chúng ta chỉ chạm đến được trái tim của người khác khi chính chúng ta thực hành đức tin ấy.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm