Một kinh nghiệm gặp gỡ tín đồ Islam tại Indonesia
Tôi không có nhiều kinh nghiệm về người Islam, nhưng kinh nghiệm được tiếp cận với họ trong thời gian tháng 6/2009 ở Indonesia thì thật đẹp.
Người dân Indonesia theo Islam từ thế kỷ XIII, ở miền Bắc Sumatra và tôn giáo này trở thành tôn giáo chiếm ưu thế quốc gia vào thế kỷ XVI, hiện chiếm 87% (theo số liệu năm 2001) và trở thành một trong những nước có dân số theo Islam đông nhất thế giới.
Tôi ở hai nơi là thủ đô Jakarta và đảo Malang (Tây Java) thuộc tỉnh Java. Tôi sống trong tu viện của các soeurs Carmel. Mỗi cộng đoàn có khoảng hai mươi đến ba mươi người Islam làm việc. Họ là những người nghèo, tham gia các công việc đồng áng, bếp núc, tạp vụ,… Khi tôi đến nơi, họ vui vẻ nói “Selamat Datang” (chào mừng).
Việc làm quen, trò chuyện với họ khá dễ dàng dù tôi chỉ biết vài chữ tiếng Indonesia. Tôi nhận thấy họ cũng có những phong tục giống người Việt, như cởi giầy dép khi vào nhà, ăn mặc chỉnh tề khi đến nơi thờ tự, bắt tay khi chào hỏi và trên miệng không quên câu “Terimakasi “ (cám ơn). Họ đã bắt đầu làm việc từ sáng sớm. Nhìn họ tôi lại nhớ người Việt Nam cần cù lao động vất vả để mưu sinh. Đàn ông vẫn tham gia công việc bếp núc, quét dọn,…Phụ nữ Islam mặc trang phục che đầu khi làm việc. Trẻ nữ khi đến trường dù nội quy trường không buộc, nhưng vẫn tự nguyện trùm đầu. Họ không ăn thịt heo, do đó các bữa trưa trong nhà dòng, tôi thấy họ chỉ ăn cơm với ít rau củ.
Tôi biết một cô hiệu trưởng trước đây theo Islam nhưng sau này được rửa tội và gia nhập Công giáo. Cô ấy chia sẻ rằng không có nhiều khó khăn khi tin vào Thiên Chúa theo quan niệm đạo Công giáo và cô rất vui khi có thể làm chứng tá cho các đồng nghiệp Islam về đạo Kitô của mình.
Hành trình đi từ Jakarta đến đảo Malang mất 26 giờ. Trên xe đò, tôi quan sát thấy hai bên đường có rất nhiều thánh đường Islam. Nhiều nơi, các em thiếu nhi tụ tập vui chơi sinh hoạt tại sân trước của Mosque. Trước giờ đọc kinh có tiếng chuông vang xa để nhắc nhở tín đồ. Các trạm xe dừng cho hành khách ăn cơm đều có phòng cầu nguyện. Tôi đã đi qua sáu thành phố của vùng Tây Java. Theo lời người bạn đồng hành, thì người Inđônêsia sống tập trung theo từng tôn giáo chứ không như Việt Nam: người Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài,… có thể sống thành xóm giềng gần gũi, hòa hợp.
Cảm nhận của riêng tôi về người tín đồ Islam: họ đơn sơ, chất phác hơn tôi tưởng! Cuộc tiếp xúc này đã xóa đi thành kiến trong tôi về người Islam cuồng tín, giữ luật nghiêm ngặt,… Mỗi khi nghe lời cầu kinh vang lên nhiều lần trong ngày, tôi rất xúc động trước lòng mộ mến của họ.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm