Ngậm ngùi nuối tiếc
WGPSG -- “Tuổi trẻ không sống nghiêm túc. Tuổi già sẽ ngậm ngùi nuối tiếc”.
Đó là lời một nữ tu nhắc nhở các em thiếu nhi trong một buổi nói chuyện về tâm lý lứa tuổi teen. Câu hỏi mở đầu: “Một hạt giống nở ra bao nhiêu cây?” đã làm nóng bầu khí buổi nói chuyện với các câu trả lời: “Nở ra một cây”; “Nở ra nhiều cây”; “Không nở ra cây nào vì chưa trồng xuống đất”… Câu trả lời thật sự là nếu hạt giống trồng xuống đất rồi nỗ lực đầu tư chăm sóc, vun phân tưới nước đầy đủ, mới nở ra thật nhiều cây khác.” Cuộc đời của các bạn trẻ muốn trưởng thành tốt đẹp cũng phải dày công chuẩn bị như thế.
Điều cần làm đầu tiên là phải có Ước Mơ. Tuổi trẻ thường có nhiều ước mơ, nên phải biết Chọn Lựa một ước mơ chính đáng và quyết tâm thực hiện cho thật Nghiêm Túc. Câu chuyện nhà sản xuất xe Huyndai của Hàn Quốc là một điển hình. Từ nhỏ, thấy gia đình làm ruộng quá vất vả, ông đã hai lần trốn nhà đi tìm một nghề có thể làm ích lợi cho gia đình nói riêng và giúp cho xã hội nói chung. Đến lần thứ ba, với sự nhiệt tình và cách làm việc nghiêm túc, ông chẳng những đã hoàn thành ước mơ mà còn đem lại danh tiếng cho nước nhà qua các công trình phúc lợi khác. Trái ngược với chủ hãng Huyndai là công tử Bạc Liêu, ông rất giàu có, ruộng đất cò bay thẳng cánh, nổi tiếng với việc đốt tiền để đun nước pha trà. Ông cũng là người thứ hai có chiếc máy bay trực thăng riêng, vua Bảo Đại là người thứ nhất. Vậy mà đến đời người cháu lại làm nghề chạy xe ôm.
Tuổi trẻ chỉ có một lần, khi qua rồi nếu chưa đạt được hoài bảo sẽ nuối tiếc. Nếu muốn thành công ở đời phải biết làm chủ mọi cảm xúc của mình. Những vụ án giết người đủ kiểu xảy ra ngoài xã hội gần đây là do bị nô lệ cho những xúc cảm cá nhân. Cảm xúc nổi bật nhất ở tuổi trẻ là sự đam mê. Đam mê không xấu không tốt, tốt xấu là do con người, đam mê điều tốt thì nên tốt, và trái lại. Ví dụ điển hình là ông Thomas Edison với lòng đam mê phát minh đã phải thử nghiệm trên mười ngàn lần mới chế tạo ra bóng đèn điện. Một cuộc thử nghiệm kéo dài trên hai mươi năm với một nhóm đối tượng từ tuổi mẫu giáo đến trưởng thành càng làm rõ điều này. Trước sự hấp dẫn của các loại kẹo từ ngon ít đến ngon được bày ra trước mặt. Trong ba lần, cô giáo bảo không được ăn rồi bỏ ra ngoài: Các bé nào ăn ngay lần thứ nhất sẽ bỏ học ngang nửa chừng. Những bé nhịn không được ăn trong lần thứ hai cũng học lên cao nhưng không làm gì nổi bật. Chỉ có nhóm trẻ nhất định không ăn theo lời cô dạy là thành công trong mọi mặt. Như vậy, bí quyết cuối cùng là phải Đình Hoãn để đợi đến lúc tốt hơn: Đợi làm xong bài tập mới xem TV; Đợi cha mẹ về rồi ăn cơm chung; Đợi học xong rồi mới xin việc làm… Những việc đình hoản đó sẽ rèn cho con người tính Tự Chủ. Biết tự chủ mới thành nhân. Người Kitô hữu trước hết thành nhân rồi mới thành Thánh.
Mong rằng các thiếu nhi biết “bỏ túi” những bí quyết nho nhỏ này để làm hành trang vào đời xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Nhất là không phải “ngậm ngùi nuối tiếc” cho một thời tuổi trẻ khờ dại.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm