Nhóm “Bốn phương” thăm giáo xứ Fatima tại Lào
WGPSG -- Đầu tháng 3 năm 2015, một số thành viên nhóm “Bốn Phương” do chị Anna Cao Thị Oanh dẫn đầu đã sang thăm giáo xứ Fatima, thuộc giáo phận Luang Prabang, Giáo hội Lào nhằm mục đích tìm hiểu và chia sẻ những khó khăn về vật chất và tinh thần của giáo xứ.
Khởi hành từ TP Hồ Chí Minh lúc 05g00 ngày 05/3/2015, sau 24 giờ vật lộn với quãng đường dài trong giấc ngủ vật vờ, lúc 06g00 ngày 06/3/2015, đoàn đã đến thủ đô Viêng Chăn tại Lào. Qua sự giới thiệu của bà con kiều bào Lào, đoàn gặp gỡ một số bà con người Việt, trao tặng sách “Lời Chúa trong Thánh lễ”, ảnh và đĩa “Lòng Chúa Thương Xót” để bà con có tư liệu thực thi việc đạo đức và củng cố niềm tin của mình.
Sau bữa cơm tối, lúc 18g00 đoàn lại khởi hành đi Luang Prabang. Sau một đêm ngủ trên xe, đoàn đến giáo xứ Fatima lúc 06g30 sáng ngày 07/3/2015. Đón tiếp đoàn có Đức Giám mục Titô Banchong Thopayong và một số giáo dân. Mọi người sững sờ nhìn ngôi nhà nguyện nhỏ bé được quây bằng tre nứa tạm bợ, mái tranh thì dột nát. Theo chân Đức Giám mục vào nhà nguyện để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, mọi người cảm nhận được đức tin sống động của bà con kiều bào tại đây. Bởi lẽ, với một bàn thờ đơn sơ và một ảnh tượng Đức Mẹ cao 4 tấc, đã trở thành tâm điểm để Đức cha và giáo dân hiệp dâng Thánh lễ hằng tuần.
Qua trao đổi, Đức cha Banchong cho biết: “Giáo phận truyền giáo Luang Prabang hiện nay chỉ có một giám mục là ngài và một linh mục duy nhất người Lào, nên công tác mục vụ gặp nhiều khó khăn”. Một phút trầm ngâm, ngài cho biết thêm:
- Giáo phận Luang Prabang là một trong bốn giáo phận của Giáo hội Lào. Đây là giáo phận gồm sáu tỉnh thuộc phía Bắc Lào. Tỉnh Xayabouly là một trong sáu tỉnh thuộc phạm vi loan báo Tin Mừng của Giáo phận với số giáo dân ở rải rác trong năm làng khác nhau. Riêng làng Pongvang có có số giáo dân đông nhất với 111 gia đình Công giáo, sống dưới 86 nóc gia trong tổng số 200 nóc gia sinh sống tại đây.
- Sau năm 1975, mọi sinh hoạt tôn giáo tại tỉnh Xayabouly bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2003, Đức cha Banchong đã hình thành ngôi nguyện đường nhỏ mang tên Đức Mẹ Fatima với chiều dài 15m, chiều rộng 8m để làm nơi thờ phượng. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, chính quyền địa phương muốn trưng dụng một phần diện tích khu đất của nhà nguyện, nên diện tích đất của ngôi nguyện đường đang có nguy cơ bị thu hẹp lại rất nhỏ. Trước hoàn cảnh đó, ngài muốn xây dựng một tường rào chung quanh để bảo vệ khu đất. Tuy nhiên, khả năng kinh tế của bà con giáo dân tại vùng đồi núi này còn nghèo, nên việc quyên góp tài chính để xây dựng tường rào với giá ước tính gần 20.000USD, đã vượt khả năng của bà con tại Giáo hội địa phương.
Sau khi tham quan và lắng nghe những lời tâm sự chân tình của Đức cha Banchong, các thành viên trong đoàn đã bịn rịn chia tay Đức cha Banchong và gửi đến ngài một món quà nhỏ hầu chung tay với ngài thực hiện công trình này.
Trên đường về Việt Nam, các thành viên đã cầu nguyện và ước mong sẽ có nhiều quý ân nhân xa gần, trong cũng như ngoài nước, thương tình giúp đỡ để góp phần cho công cuộc truyền giáo tại giáo phận Luang Prabang nói riêng và Giáo hội Lào nói chung.
Được biết, nhóm “Bốn phương” là một trong hơn 40 nhóm trực thuộc Câu lạc bộ Phanxicô Đồng Nai. Hiện nay nhóm “Bốn phương” có trên 10 anh chị em và nhiều cộng tác viên khác từ các quận huyện tại TP.HCM quy tụ lại để thực thi các công việc bác ái, xã hội. Một năm 4 lần vào Mùa Chay, tết Trung Thu, Mùa Giáng sinh và tết Dương lịch, nhóm luôn tổ chức đi đến những nơi nghèo khổ nhất, đặc biệt những người bị khiếm thị, bị tâm thần, bại não, trẻ em bị nhiễm HIV… để giúp đỡ. Ngoài ra, khi có bão lụt, thiên tai, nhóm cũng vận động, quyên góp để đến trao quà và giúp đỡ họ. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên nhóm khởi đầu sang thăm một giáo điểm truyền giáo tại Lào.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm