Những câu hỏi làm thay đổi cuộc đời
Hãy tự hỏi mình các câu hỏi dưới đây và bạn sẽ sống hạnh phúc hơn. Bạn không tin ư? Vậy thì cũng đáng để bạn thử tự vấn đấy. Nào, bắt đầu nhé!
1. Tôi thực sự muốn làm gì nếu mọi người thu nhập như tôi?
Việc đưa tiền bạc ra khỏi "phương trình" sẽ giúp bạn tập trung vào những gì bạn thực sự thích làm. Khi nghĩ về công việc mơ ước, hãy tự hỏi điều gì thu hút bạn. Có thể đó là giờ giấc linh động hoặc chịu trách nhiệm về kế hoạch riêng. Tuy nhiên, đừng ảo tưởng hoặc mơ mộng hão huyền, hãy bắt tay làm việc để... vượt qua chính mình.
2. Tôi có thực sự đói?
Nếu chỉ ăn khi thấy đói thì không lo tăng cân. Nhưng nếu dùng đồ ăn để thỏa mãn cảm giác (chán nản, cô đơn, buồn miệng...) thì nên tự hỏi: “Tôi có thực sự đói?”. Nếu “có” thì đói tới mức nào? Chưa cồn cào thì đừng ăn. Làm vài lần như vậy với các đồ ăn khác nhau, cơ thể sẽ cho bạn biết nên ăn gì. Hãy luôn tự hỏi để tránh tăng cân. Tất nhiên, tránh béo phì là tránh bệnh. Sống khỏe sẽ sống hạnh phúc.
3. Tôi có thực sự cần giàu hơn?
Người ta nghĩ đến việc trúng số để “đổi đời” hoặc chí ít cũng là cải thiện cuộc sống về mặt tài chính. Nhưng bạn không cần một tài sản lớn để có cuộc sống như mong muốn. Mỗi tháng để dành vài trăm ngàn thì sau vài năm bạn sẽ có vài chục triệu. Bạn có thể đặt ra mục đích để phấn đấu. Về cơ bản, đừng nghĩ suông mà hãy hành động. Quản lý tiền bạc cũng như kiểm soát thể trọng của bạn vậy, hãy cố đạt mục đích, đừng “bán đồ nhi phế”.
4. Bạn bè thêm gì vào đời tôi?
Nếu câu trả lời là những điều tốt thì bạn có một nền tảng vững chắc. Nhưng nếu câu trả lời là những điều “gây nhức đầu” thì bạn nên xem lại những người bạn đó. Có bạn tốt thì cũng có bạn xấu, đúng là phải “chọn bạn mà chơi”. “Người bạn tâm giao là người dám làm trái ý ta cả trăm lần để mang lại lợi ích cho ta” (L.Albert).
5. Cha mẹ tôi vẫn biết rõ?
Bạn cảm thấy muốn đổi chỗ làm hoặc đi với ai đó, nhưng mẹ bạn cho rằng bạn sai lầm. Bạn không biết nên làm gì. Ý của cha mẹ có thể đúng, có thể sai, nhưng bạn nên cân nhắc kinh nghiệm của những người đi trước. “Bảy mươi phải học bảy mốt” kia mà. Sự khôn ngoan của người lớn rất đáng học hỏi. Trước khi bỏ qua ý kiến của cha mẹ, bạn hãy tự hỏi ý tưởng đó đến từ đâu và có chứng cớ gì đáng tin cậy hay không.
6. Mức độ sống đạo thế nào?
Với người có niềm tin tôn giáo nói chung, và người Công giáo nói riêng, cuộc sống còn đòi hỏi bổn phận và trách nhiệm với Thiên Chúa, Đấng mình tôn thờ – nghĩa là sống đạo chứ không đơn giản là giữ đạo. Xác cần lương thực để sống thì hồn cũng cần “lương thực” để sống, xác cần vận động và chừng mực để sống khỏe thì hồn cũng vậy. Đời sống đạo cần tích cực thể hiện ba đức đối thần nhưng cũng cần phát triển các đức đối nhân. Người Pháp có câu: “Đừng vì kính mến Chúa mà chống kẻ khác”. Có vậy thì mới khả dĩ sinh hoa kết trái Thánh Thần (Gl 5, 22).
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm