Nỗi buồn xa quê
WGPSG -- "Gần nhau thì thấy bình thường
Xa nhau mới thấy tình thương dạt dào"
Một mùa Xuân đang về trên quê hương Việt Nam, đem lại cho bao người niềm vui hạnh phúc. Thời gian lặng lẽ trôi đi, thắm thoát đã nửa đời người, nhiều năm đăng đẳng trôi qua, tôi thực sự xa quê, xa hẳn tình thương gia đình nhất là tình thương Cha nghiêm Mẹ hiền. Khối tình thiêng liêng ấy cao cả đến nỗi nếu thiếu tình thương đó thì tôi không thể sống nổi đến ngày nay.
Quê tôi là một vùng thôn quê dân dã nghèo nàn với những mái nhà đơn sơ, cánh đồng lúa xanh, những con đường mòn. Nhưng ở đó, tôi đã lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào của Mẹ, và tình thân đồng bào bao la. Quê tôi chẳng có gì cao siêu ngoài bóng dừa cao trùm khế, trái me với những con người chân chất ít học, quanh năm chân lấm tay bùn bên nương khoai, ruộng lúa, tay cầy, tay cuốc.
Tuổi thơ của tôi như những viên ô mai đơn sơ như trang giấy học trò tim tím dưới mái trường làng. Tôi bôn ba giữa chợ đời, tôi đi mà chẳng trở về quê, nơi đó có cha mẹ già vẫn mỏi mòn trông đứa con đang lận đận mưu sinh. Có về chăng chỉ là dịp Tết vài ngày rồi lại đi. Vô tình mà tôi hóa thành bội bạc.
Và rồi mấy năm qua, tôi không còn bóng cha mẹ hiền nữa, mùa Xuân đến mà lòng tôi thật trống vắng, ít nói hơn. Làm sao không nhớ mỗi khi chiều về, làm sao không buồn khi cơn mưa giăng tầm tã, làm sao không hoài niệm nắng trưa vàng óng. Còn đâu những bữa cơm đạm bạc nhưng mặn nồng tình thương, ánh mắt trìu mến, tiếng cười, tiếng dế, tiếng gà, tất cả của một vùng quê.
Ai đã từng sống ở quê mới hiểu hết chữ quê ấy, chợt nhìn lại kiếp tha phương cầu thực, ăn nhờ ở đậu, sống qua ngày đoạn tháng. Tôi thấy chạnh lòng biết bao! Những cánh diều tuổi thơ, tôi mang những ước mơ đâu rồi, tôi vẫn tiếp tục đồng hành để sống, ít là cho chính mình vì tôi biết là chưa làm việc gì cho người khác. Tôi tự trách mình vô duyên, bất tài. Tâm trạng người viễn xứ, nơi đất khách quê người, buồn đến chừng nào! Tôi luôn nhớ những gì quê hương tôi trong niềm vui nỗi buồn. Tôi nghẹn ngào khi gặp lại người thân mà không thốt nên lời. Tôi bị coi là khó hiểu, khó tính. Xin đừng trách tôi. Xin chúc cho nhau hạnh phúc ngọt ngào, để được nói buồn ơi ta chào mi! Vì chính Chúa Giêsu đã dạy: "Ngày nào có cái khổ của ngày ấy" (Mt 6,34).
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm