Nuôi bò, gà giúp cải thiện đời sống cô nhi viện
Mua ba con bò và 50 con gà để nuôi là bước khởi đầu của dự án phát triển nhằm cải thiện đời sống của trẻ mồ côi người dân tộc thiểu số tại các cô nhi viện của Giáo hội ở Tây Nguyên.
“Các vị ân nhân ở Sài Gòn đã ủng hộ 14 triệu đồng cho hai nhà mồ côi mua bò và gà để nuôi” – linh mục Gioan Baotixita Trần Khắc Du, điều phối dự án, cho biết.
Dự án hy vọng giúp đỡ 210 cô nhi dân tộc thiểu số thức ăn, chỗ ở và học hành. Hai nhà mồ côi này do các nữ tu dòng Ảnh Vảy Đức Mẹ ở Kon Tum điều hành.
Dự án nhằm giúp các nhà mồ côi này tự lập về mặt tài chính, cha Du cho biết.
Sau khi ba con bò sinh con, các nhà mồ côi sẽ đựơc hai con, con còn lại sẽ nhập lại vốn hoặc cho nhà khác nuôi. Tiền lời nuôi gà sẽ chia lời theo tỉ lệ 70% cho nhà mồ côi, 30% còn lại nhập vốn.
Các nhà mồ côi có thể quản lý được chi tiêu của mình trong tương lai theo cách này và các nhà tài trợ sẽ tiếp tục cấp thêm vốn cho dự án để thực hiện tại các nhà mồ côi khác.
Ya (nữ tu) Liên, phụ trách một trong hai nhà mồ côi, cho biết dự án sẽ giúp họ tạo được thu nhập đủ để chăm sóc các em mồ côi. Đây là dự án vi mô cho sáu nhà mồ côi đang chăm sóc 815 em tuổi từ một tháng đến 18 tuổi mà các nữ tu điều hành, chị nói thêm.
Trẻ em tại các nhà mồ côi là do bị bỏ rơi sau khi mẹ qua đời và cha lấy vợ khác. Theo hủ tục của người thiểu số, trẻ sơ sinh còn sống cũng bị chôn theo mẹ đã chết. Vì thế mà nhiều người đã mang con đến cho các nữ tu chăm sóc, Ya Liên nói thêm.
Người thiểu số sống chủ yếu nhờ săn bắt hái lượm trong rừng và có từ 5-10 đứa con mỗi gia đình. Nhiều người phải gởi con cho các nữ tu nuôi vì nghèo khổ.
Tuy nhiên, các nhà mồ côi đều thiếu chỗ ăn ở ngủ nghỉ. Trẻ em cũng thiếu đồ dùng học tập và phương tiện đến trường.
Mặc cho những khó khăn đó, nhiều em vẫn học xong trung học, vào đại học, có việc làm hoặc trở về làng trong khi một số em đi tu, Ya Liên cho biết.
Các nữ tu phải làm việc cực nhọc để nuôi các em này.
Dòng Ảnh Vảy Phép Lạ được lập năm 1947 ở Kon Tum hiện có trên 100 nữ tu thuộc các dân tộc thiểu số.
Các chị lo việc truyền giáo cho người thiểu số và phục vụ những người kém may mắn.
bài liên quan mới nhất
- Thư ngỏ về việc tổ chức Ngày Thế giới Người nghèo 2020
-
Phóng sự: Caritas Việt Nam đồng hành cùng người khuyết tật -
Caritas Việt Nam: Tập huấn “di cư an toàn và phòng tránh buôn người” -
Tin mừng cho người khuyết tật -
Thư ngỏ của Hội Saint Lucas và Caritas Việt Nam -
Caritas Việt Nam: Ngày thứ III – Bế Mạc Hội Nghị 2019 -
Caritas Việt Nam: Khai mạc Hội nghị Thường niên 2019 -
Caritas Việt Nam: Bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta -
Caritas Việt Nam: Gieo niềm hy vọng -
Caritas Việt Nam: Phóng sự Caritas Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp trồng người
bài liên quan đọc nhiều
- Caritas Việt Nam: Khai mạc Hội nghị Thường niên 2019
-
Đêm nhạc gây quỹ 'Nhịp cầu Caritas 6' -
Caritas Việt Nam: Thư ngỏ chương trình Nhịp Tim Yêu Thương -
Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn tĩnh tâm Mùa Chay -
Caritas TGP. Sài Gòn trao tặng xe lăn, xe lắc cho người già, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn -
Tin mừng cho người khuyết tật -
Thư ngỏ của Hội Saint Lucas và Caritas Việt Nam -
Thư ngỏ về việc tổ chức Ngày Thế giới Người nghèo 2020 -
Caritas Việt Nam: Gieo niềm hy vọng -
Caritas Việt Nam: Tập huấn “di cư an toàn và phòng tránh buôn người”