Philippines: Trẻ em lao động trong các hầm mỏ
Em Ricky (tên thật đã được thay đổi) bắt đầu ngày mới từ lúc tờ mờ sáng bằng việc chọn lấy mấy xô đựng cá đối và đất quặng.
Sau đó em chui vào một trong số 200 đường hầm của mỏ vàng Warik-warik gần làng của em ở miền nam Philippines, và làm việc suốt ngày ở đó.
Sinh ra trong một gia đình nghèo, Ricky không có chọn lựa nào khác ngoại trừ phải chấp nhận công việc này với đồng lương ít ỏi là 40 peso (khoảng 1 Mỹ kim) mỗi ngày.
Mới 13 tuổi, nhưng Ricky đã làm việc như một “abantero” (thợ đào hầm cừ khôi) trong hơn ba năm tại làng Balabag.
Em là một trong hơn 100 lao động trẻ em làm việc quần quật trên những ngọn đồi có trữ lượng vàng lớn của các mỏ vàng Balabag, nơi thuê tổng cộng khoảng 2.000 công nhân cho các hoạt động có quy mô nhỏ lẻ.
“Em muốn đi học nhưng cha mẹ không thể lo cho em ăn học được” – em nói với giọng địa phương.
Em kể các đường hầm chạy sâu xuống cả trăm mét là sân chơi của mình. “Lúc đầu em sợ lắm vì khó thở. Nhưng rồi cũng quen” – em nói. Em làm việc bên trong đường hầm từ tám đến 10 tiếng đồng hồ.
Theo số liệu của Tổ chức Lao động quốc tế, thợ mỏ trẻ em ở Balabag là một phần trong 2,4 triệu trẻ em, tuổi từ 9-17, được “thuê” làm việc trên khắp cả nước.
Thượng nghị sĩ Allan Peter Cayetano, chủ tịch Ủy ban Thượng viện về đạo đức và quyền ưu đãi, bày tỏ quan ngại rằng số trẻ em làm việc trong điều kiện nguy hiểm nhiều hơn so với số đã được báo cáo.
“Chúng tôi muốn thấy nhiều ban ngành chính phủ hơn kiểm tra các ngành công nghiệp thuê mướn lao động trẻ em làm việc, và tại các cộng đồng nơi bố mẹ các em được biết là bắt buộc chúng tìm việc làm” – ông nói.
Tuy nhiên, một nhà điều hành mỏ ở địa phương cho biết không có trẻ em làm việc trong khu vực.
“Chúng tôi không thuê trẻ em mà cha mẹ chúng làm việc cho chúng tôi yêu cầu chúng giúp vận chuyển quặng” – Julieto Munding, một nhà điều hành khai thác mỏ ở thị xã Balabag, giải thích.
Ông đổ lỗi cho chính phủ không thông báo cho phụ huynh biết họ không được cho trẻ em làm việc trong các hầm mỏ.
Bộ trưởng Bộ Lao động Rosalinda Baldoz nói rằng bà đã chỉ đạo các viên chức địa phương điều tra các báo cáo về lao động trẻ em.
“Chúng tôi nhấn mạnh vai trò quan trọng của các lãnh đạo cộng đồng trong việc xác định, loại bỏ và ngăn chặn tác động của lao động trẻ em và việc tuyển dụng bất hợp pháp trẻ vị thành niên” – bà nói.
Tuy nhiên, đối với Ricky, đào vàng không phải là một chọn lựa nhưng là một điều cần thiết. Em nói rằng em phải làm việc để kiếm sống.
“Em biết sẽ gặp rủi ro chứ, nhưng em không có chọn lựa nào khác ngoài làm việc. Em muốn đi học cơ”.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm