“Quyền phá thai” coi thường các tiêu chuẩn luân lý và luật pháp
Đức tổng GM Bernardito Auza nhận định rằng “quyền phá thai” bất chấp các tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý trong các điều luật quốc gia và phân tán các nỗ lực giải quyết các nhu cầu thực sự của các bà mẹ và trẻ em, đặc biệt là những người chưa được chào đời.
Ngày 03.04 vừa qua (2019), Đức tổng GM Bernardito Auza, Quan Sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp quốc, đã phát biểu tại đại hội thường niên mùa xuân của Ủy ban Dân số và Phát triển của Liên Hiệp quốc rằng nhấn mạnh đến “quyền phá thai” trong đại hội này làm giảm đi những nỗ lực của ủy ban trong việc giải quyết các nhu cầu thật sự của các bà mẹ và trẻ em.
Đức tổng GM Auza đã lên tiếng sau khi đại diện các nước Âu châu kêu gọi “đẩy mạnh sự phát triển”, “hướng tới việc tiếp cận phổ cập các dịch vụ sinh sản và tính dục, bao gồm phá thai an toàn và hợp pháp”. Ngài nói: “Tuy nhiên, trình bày và đặt các vấn đề về dân số theo quan điểm của ‘quyền sinh sản và tính dục’ của cá nhân là thay đổi trọng tâm, điều vốn là mối quan tâm đúng đắn của các chính phủ và các cơ quan quốc tế”.
Cần nỗ lực giải quyết các nhu cầu thực sự của bà mẹ và trẻ em
Ngài nói tiếp: “Khi đề nghị rằng sức khỏe sinh sản bao gồm quyền phá thai, là vi phạm rõ ràng ngôn ngữ của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, bất chấp các tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý trong các điều luật quốc gia và phân chia các nỗ lực để giải quyết các nhu cầu thực sự của bà mẹ và trẻ em, đặc biệt là những người chưa được chào đời”.
Vấn đề sự sống cần được đặt trong tương quan với thiện ích của gia đình
Đại diện của Tòa Thánh cũng khẳng định rằng gia đình là đơn vị căn bản của xã hội và nhiều vấn đề liên quan đến việc chuyển trao sự sống không thể được giải quyết thỏa đáng trừ khi trong tương quan với thiện ích của gia đình. Ngài mời gọi các chính quyền và xã hội thăng tiến các chính sách xã hội, trong đó gia đình là đối tượng chính yếu; trợ giúp gia đình bằng cách cung cấp các nguồn lực và phương tiện trợ giúp hiệu quả, cả trong việc nuôi dạy trẻ em và chăm sóc người già, để tăng cường mối quan hệ giữa các thế hệ và tránh việc làm cho người già bị tách khỏi đơn vị gia đình.
bài liên quan mới nhất
- Tròn một năm Covid-19: Phản tỉnh từ nhãn quan Thần học Luân lý Y Sinh học Công giáo
-
Đồng tính & Hôn nhân đồng tính: Quan điểm của Giáo hội Công giáo -
Bác thằng bần -
Lắng nghe những suy tư của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
ĐTC cổ võ nền luân lý thương xót và có tinh thần truyền giáo -
Thư của Bộ Giáo lý Đức Tin gởi các Giám Mục về đồng tính -
Hội nghị Quốc tế của các Thần học gia Luân Lý tại Sarajevo, Bosnia và Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Hội nghị -
Đức Thánh Cha gửi sứ điệp cho Hội nghị quốc tế về thần học luân lý -
Khi bác sĩ sản phụ là kẻ vô lương -
Giới thiệu sách: “Thần học về Thân xác” của Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II
bài liên quan đọc nhiều
- Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay
-
Vấn đề nạo phá thai trong giới trẻ ngày nay -
Lương tâm của giới trẻ ngày nay -
Vấn đề đạo đức của giới trẻ ngày nay -
Có phải tiền là tất cả ? -
Thai nhi bị dị tật: Bỏ hay giữ? -
Bác thằng bần -
Đồng tính & Hôn nhân đồng tính: Quan điểm của Giáo hội Công giáo -
Đồng tính luyến ái và chuyển giới tính: một nhận định trên phương diện Khoa học và Luân lý Công giáo -
Giới thiệu sách: “Thần học về Thân xác” của Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II