Suy niệm Chúa nhật Lễ Hiển Linh năm B
Epiphany
Reading I: Isaiah 60:1-6 II: Ephesians 3:2-3,5-6
Lễ Hiển Linh
Bài Đọc I: Isaia 60:1-6 II: Êphêsô 3:2-3,5-6
-----o0o-----
Gospel
Matthew 2:1-12
1 Now when Jesus was born in Bethlehem of Judea in the days of Herod the king, behold, wise men from the East came to Jerusalem, saying,
2 "Where is he who has been born king of the Jews? For we have seen his star in the East, and have come to worship him."
3 When Herod the king heard this, he was troubled, and all Jerusalem with him;
4 and assembling all the chief priests and scribes of the people, he inquired of them where the Christ was to be born.
5 They told him, "In Bethlehem of Judea; for so it is written by the prophet:
6 'And you, O Bethlehem, in the land of Judah, are by no means least among the rulers of Judah; for from you shall come a ruler who will govern my people Israel.”
7 Then Herod summoned the wise men secretly and ascertained from them what time the star appeared;
8 and he sent them to Bethlehem, saying, "Go and search diligently for the child, and when you have found him bring me word, that I too may come and worship him."
9 When they had heard the king they went their way; and lo, the star which they had seen in the East went before them, till it came to rest over the place where the child was.
10 When they saw the star, they rejoiced exceedingly with great joy;
11 and going into the house they saw the child with Mary his mother, and they fell down and worshiped him. Then, opening their treasures, they offered him gifts, gold and frankincense and myrrh.
12 And being warned in a dream not to return to Herod, they departed to their own country by another way.
Phúc Âm
Luca 2:1-12
1 Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem,
2 và hỏi: "Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người"
3 Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao
4 Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu
5 Họ trả lời: "Tại Bê lem, miền Giuđê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng:
6 Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ítraen dân Ta sẽ ra đời"
7 Bấy giờ vua Hêrôđê bí mật vời các chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện
8 Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người"
9 Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đế tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại
10 Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng
11 Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến
12 Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình
Interesting Details
• (v.1) Herod was appointed King of the Jews by the Roman senate in 40 B.C. He was cunning politically, cruel to his family, and famous for constructing massive buildings and fortresses. When the Magi asked for the newborn "King of the Jews" (v.2) which was official title of Herod, Herod was afraid of a rival.
• (v.1, 11) The Magi were a priestly caste in Persia. Their knowledge of astrology probably came from Babylon, and their gifts from Arabia. Because of three gifts, tradition settled on three Magi, eventually named Caspar, Balthasar, and Melchior. Caspar also became a black. They represent the whole diverse Gentile world.
• (v.5) Bethlehem, a small town five miles south of Jerusalem, was the ancestral home of David. Jesus' birth there indicates that he is "Son of David."
• (v.11) The meanings of the gifts:
1. Gold: a precious metal reserved only for royalty. Jesus is king
2. Frankincense: a favorite part of religious rituals. Its smoke rises like prayer. Jesus is God.
3. Myrrh: used to heal and embalm a dead body. Jesus is man, whose suffering saves the world.
Chi Tiết Hay
• (c.1) Thượng Viện La-Mã phong cho Hêrôđê làm Vua dân Do-thái vào năm 40 trước công nguyên. Ông ta là một chính trị gia nhiều mưu mô, tàn nhẫn ngay cả với gia đình, và nổi tiếng về xây cất nhiều công trình đồ sộ. Khi các chiêm tinh gia tìm hỏi "Vua dân Do Thái" là tước hiệu của chính ông, ông sợ có kẻ cướp ngai vàng.
• (c.1 và 11) Tiếng "nhà chiêm tinh" không lột hết ý nghiã. Các vị này còn biết giải thích giấc mộng và làm tư tế trong đền thờ xứ Ba-tư. Các món quà của họ có vẻ là sản phẩm của Ả-rập. Vì có 3 món quà, nên tục truyền thành 3 chiêm tinh gia. Họ được đặt tên là Caspar, Balthasar, và Melchior, và Caspar trở thành da đen. Các ngài đại diện cho toàn thể dân ngoại từ khắp nơi.
• (c.5) Bêlem là một thành nhỏ quãng 5 dặm về phía nam của Giêrusalem, và là quê của vua Đa-vít. Dấu Chúa sanh ở đây chỉ rằng Ngài là dòng vương giả.
• (c.11). Ý nghĩa các tặng vật:
- Vàng: kim loại quý trong triều đình. Chúa là vua.
- Nhũ hương: thường dùng trong việc tế tự. Khói hương bay lên như những lời khấn nguyện. Chúa Giêsu là Chúa.
- Mộc dược: để tẩm liệm xác chết. Chúa là người, đấng chịu chết để cứu thiên hạ.
One Main Point
THE REVELATION OF GOD TO THE WORLD.
The Magi from around the world search for Jesus and pay him homage, while Herod only pretends to do so. At the beginning of the Gospel, these Gentile Astrologers point to the conclusion of the Gospel, when the disciples pay Jesus homage, and Jesus told them to "make disciples of all the Gentiles." (28:17-20)
Một Điểm Chính
THIÊN CHÚA MẠC KHẢI CHO NHÂN LOẠI
Các nhà chiêm tinh từ khắp thế giới dến bái lạy Chúa, còn Hê-rô-đê chỉ kiếm cớ bái lạy để tìm giết Chúa. Chuyện các nhà chiêm tinh ngoại giáo ở đầu Phúc Âm liên quan trực tiếp tới cảnh kết thúc của Phúc Âm này, khi các môn đệ bái lạy Chúa và Chúa sai các ngài "làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (28:17-20).
Reflections
1. By what signs do I recognize Jesus? How do I feel when I recognize these signs? Then what do I do?
2. Have I looked for and found Jesus? What does Jesus look like? What does he say?
3. What gifts do I bring Jesus? How does Jesus receive my gifts?
Suy Niệm
1. Tôi nhận ra Chúa bằng dấu nào Tôi cảm thấy sao khi nhận ra các dấu ấỵ Rồi tôi làm gì?
2. Tôi đã tìm và đã thấy Chúa chưa? Ngài ra sao Ngài nói gì?
3. Tôi tặng Chúa lễ vật gì? Chúa phản ứng ra sao?
Các bài suy niệm LỄ HIỂN LINH – Năm B
Lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
-----o0o-----
MỤC LỤC
1. Gặp gỡ Chúa
2. Một ngôi sao để đi theo
3. Gặp được Chúa Cứu Thế
4. Gặp Chúa – Lm Tạ Duy Tuyền
5. Thiên Chúa cho ai nhận biết Người?
6. Thiên Chúa của các dân tộc
7. Tìm Đức Kitô
8. Ba vua
9. Ra đi
10. Ngôi sao dừng lại
11. Ngôi sao dẫn đường
12. Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
13. Thành tâm thiện chí sẽ gặp Chúa
14. Gọi tên ngày lễ - ĐGM Vũ Duy Thống
15. Niềm tin: một chuyến đi - ĐGM Vũ Duy Thống
CHÚ GIẢI
1. Chú giải mục vụ của Claude Tassin
2. Chú giải của Fiches Dominicales
3. Chú giải của Noel Quesson
4. Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
-----o0o-----
Những hạng người nào đã được diễm phúc gặp gỡ Hài Nhi Giêsu nơi máng cỏ Bêlem? Trước hết là các mục đồng, những người canh giữ đoàn vật. Họ là những người nghèo và hơn thế nữa, họ còn là những người bị khinh dể bị coi thường. Các luật sĩ và Biệt phái thường gọi họ là bọn dân đen. Cái đám người không biết đến lề luật, họ là những kẻ bị chúc dữ. Thế nhưng, chính đám người bị chúc dữ ấy, chính đám người không biết đến lề luật ấy lại là những người đầu tiên được đón nhận Hài Nhi Giêsu.
Tiếp đến là những nhà bác học xa lạ. Đường không quen, nẻo không thuộc. Họ từ xa mà đến, dám chấp nhận mọi hy sinh gian khổ. Cái nghèo của những người này chính là thái độ sẵn sàng của họ. Các Luật sĩ và Biệt phái coi họ là dân ngoại. Thế nhưng, cái đám dân ngoại này lại được diễm phúc gặp được Hài Nhi Giêsu.
Từ những sự kiện trên chúng ta rút ra được hai nhận định. Nhận định thứ nhất đó là sự gặp gỡ giữa người giàu và kẻ nghèo nơi Hài nhi Giêsu. Đúng thế, từ xưa cho đến nay vẫn có một hố ngăn cách giữa giàu và nghèo. Sự ngăn cách này được tạo nên bởi những nghi ngờ và thù oán. Mỗi bên đều có cái lý của mình. Tuy nhiên trong lịch sử đã có một khoảnh khắc trong đó giàu và nghèo không còn đố kỵ nhau, đó là khoảng khắc Chúa Giêsu sinh ra. Bởi vì có những người giàu, giàu về tiền bạc cũng như giàu về kiến thức đã đến viếng thăm một Hài nhi nghèo nàn, sinh ra không cửa không nhà.Thế nhưng, cái nghèo của Hài Nhi Giêsu mà ba nhà đạo sĩ khám phá ra đã không đẩy lùi họ, trái lại còn hấp dẫn họ, không làm cho họ hổ thẹn, trái lại còn làm họ cảm thấy được tôn vinh. Vì vậy, không ngỡ ngàng, không nghi vấn, họ tự dâng của lễ cho một Hài Nhi của người nghèo, như triều cống cho một hoàng tử của đế vương.
Nhận định thứ hai đó là các mục đồng và dân ngoại là những người ít được chuẩn bị nhất lại nhận ra Chúa. Trong khi đó các Luật sĩ, Biệt phái và tư tế, là những người đã được chuẩn bị nhiều nhất, đã được thông tin hoàn toàn nhất, bởi vì chính họ đã cho các đạo sĩ biết rõ nơi gặp gỡ đích thực của vị Vua mới sinh ra, thế nhưng cuối cùng họ đã không nhận ra Ngài. Họ có dư khả năng để biết nhưng lại không có khả năng để hiểu. Đúng thế, họ biết được bằng trí tuệ, bằng những phương tiện thông tin đầy đủ có trong tầm tay, nhưng muốn hiểu thì còn cần đến tấm lòng, cần đến con tim nữa.
Các mục đồng là những kẻ thiếu học, còn các nhà đạo sĩ là những người thiếu thông tin. Họ không có khả năng để biết, nhưng lại có khả năng để hiểu. Không phải chỉ sáng trí, có học là đủ để đi vào những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Trái lại, cần phải có thiện chí, cần phải có tấm lòng, dám chấp nhận những hy sinh, dám từ bỏ cái tự cao tự đại của mình, thì mới có thể đến gần và gặp gỡ Chúa.
Bởi đó, là những người có đức tin, thế nhưng chúng ta đã gặp gỡ Chúa như các mục đồng và như ba nhà đạo sĩ phương đông hay chưa?
2. Một ngôi sao để đi theo (Suy niệm của Jean-Yves Garneau)
Một ngày lễ đầy màu sắc
Có lễ nào mang nhiều màu sắc hơn lễ Hiển linh? Có những nhân vật (người ta nói là ba nhưng Tin Mừng không khẳng định điều này) không biết chính xác đến từ đâu (thánh Matthêu viết rằng từ phương Đông; nhưng phương Đông lớn lắm!). Người ta không biết tên của họ (dù họ mang tên Mechior, Balthasar và Gaspar, theo một truyền thống rất cổ xưa mãi từ thế kỷ thứ 5, nhưng đó không phải là một điều chắc chắn mang tính khoa học). Và có ngôi sao! Ngôi sao mà người ta đã nói và viết nhiều về nó. Nó hướng dẫn các vị hiền sĩ của chúng ta (có lẽ là những nhà chiêm tinh và chúng ta đã gọi họ là vua) và nó đã dừng đúng chỗ, đúng lúc: Trên ngôi nhà có Đức Maria và Hài Nhi Giêsu! Lại có vàng, nhũ hương và mộc dược nữa…
Hai sứ điệp
Lễ Hiển linh thật là hấp dẫn, tuy nhiên chúng ta đừng để mình quá bị chi phối bởi những chi tiết dù có quan trọng đi nữa. Ta hãy quan tâm tới điều chính yếu: hãy chú ý đến sứ điệp, sứ điệp này gồm hai điều:
Một là, lễ hiển linh nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu không đến trong thế gian vì một số người mà thôi (những người thân cận với Ngài), rằng Ngài không nhập thế duy chỉ vì một dân tộc (dân tộc Do Thái), nhưng vì tất cả các dân tộc trên trần thế và vì tất cả mọi người sống trên quả đất này. Thậm chí quốc gia bé nhỏ nhất cũng không thể bị quên lãng. Không ai, thực sự không người nào bị loại trừ khỏi những bận tâm của Chúa Giêsu. Ngài sinh ra cho hết thảy mọi người. Tất cả mọi người, đàn ông đàn bà, lớn bé, giàu nghèo ở khắp mọi nơi chốn và mọi thời đại đều được mời gọi đến lãnh ơn cứu độ. Chúa Giêsu đến để soi sáng và cứu vớt toàn thể nhân loại. Những bản văn Thánh Kinh được công bố hôm nay khẳng định rõ ràng điều đó (x. Ep 3,6: “Mầu nhiệm này là những kẻ ngoại giáo được thông phần cùng một di sản, cùng một thân thể…” Is 60,3-4: “Chư dân sẽ bước đi hướng về ánh sáng của Ngài… hết thảy họ đều tụ họp lại…”).
Điều thứ hai của sứ điệp dạy chúng ta rằng Chúa Giêsu đã bị những kẻ thuộc về Ngài không biết đến, thậm chí còn ruồng bỏ, nhưng lại được những kẻ xa lạ, các hiền sĩ, tìm kiếm, khám phá, đón nhận và tôn thờ. Không có chỗ cho Ngài nơi những kẻ thuộc chủng tộc Ngài, nơi quán trọ, ngày Ngài chào đời! Không có những người trong làng tìm đến máng cỏ đến Giáng Sinh, chỉ có các mục đồng thôi! Còn Hêrôđê, ông vua thời đó, người ta biết rằng ông muốn giết Đấng đến để cứu ông!
Hai áp dụng cụ thể
Ta có thể rút ra từ sứ điệp trên đây hai áp dụng cụ thể.
• Trước hết, ta phải tự nhủ rằng bao giờ cũng có thể sống bên cạnh Chúa Kitô mà không quan tâm đến Ngài, và cũng có thể biết tên của Ngài mà không thực sự biết chính Ngài. Lúc đó ta có thể mang nhãn hiệu Kitô nhưng kỳ thực ta không phải là Kitô hữu. Về mặt lý thuyết, ta khẳng định Chúa Kitô hiện diện trên thế giới, nhưng ta không rút ra được từ đó một kết luận thực tiễn nào cả cho những ứng xử của cá nhân mình và cho cách điều khiển xã hội.
• Sau đó ta phải tự nhủ –đây là áp dụng cụ thể thứ hai- rằng ta luôn luôn phải để cho một ngôi sao hướng dẫn mình, phải luôn luôn lên đường tìm kiếm Chúa Kitô, luôn luôn cố gắng hiểu rõ Ngài hơn… vì nơi chúng ta bao giờ cũng còn lại một cái gì ngoại giáo! Ở đây tôi nghĩ đến tất cả những ngẫu tượng mà ít nhiều chúng ta còn tôn thờ hoặc để cho mình bị chúng thôi miên mà không hay biết. Những ngẫu tượng này là; tham tiền bạc, cá nhân chủ nghĩa thúc đẩy chúng ta quên đi số phận của kẻ khác. Ta cũng có thể gọi là ngẫu tượng óc tiêu thụ quá đáng rất thường điều khiển chúng ta và nhất là cái nhìn hoàn toàn duy vật của chúng ta về cuộc sống.
Tìm ngôi sao dẫn đến nơi có Chúa Giêsu và Mẹ Ngài, từ bỏ xứ sở, đi đến một nơi xa lạ, dám sống một cuộc mạo hiểm thiêng liêng trong đó ta dấn thân hoàn toàn và vì đó ta cho đi cái tốt nhất nơi mình, đấy là những gì các hiền sĩ đã làm. Còn chúng ta, quá thường sống như người ngoại đạo trong một đất nước còn mang tên Kitô, chúng ta có can đảm lên đường tìm kiếm Chúa Kitô không? Chúng ta có biết đi theo ngôi sao của các hiền sĩ còn đang chiếu sáng cho những kẻ đói khát Thiên Chúa không?
3. Gặp được Chúa Cứu Thế (Trích trong ‘Suy Niệm Phúc Âm Hằng Ngày’ – Radio Veritas Asia)
Hôm nay chúng ta mừng lễ ba Vua, tức lễ Hiển Linh. Dựa vào Thánh Kinh và Thánh Truyền kể lại việc tìm kiếm Chúa của Ba Vua từ Phương Đông miền đất Palestina, theo sự hướng dẫn của một vì sao lạ. Các ngài đã khám phá ra dấu lạ, rủ nhau lần mò dò dẫm tìm đến Bethlem, và cuối cùng sau cuộc lộ trình đường xa nhiều gian khổ và nguy nan, các ngài đã gặp được Chúa Cứu Thế.
Như ngày lễ Giáng Sinh, lễ Hiển Linh biểu lộ một niềm vui, đó là những hình ảnh, những gói quà, lạc đà, Ba Vua, ngôi sao, nhưng còn vui hơn vì ý nghĩa quan trọng chứa đựng trong ngày lễ này, đó là việc Chúa tỏ mình ra cho các dân, các nước. Ngài là Vua các vua và mọi dân tộc khắp bờ cõi trái đất đều phải tôn thờ Ngài.
Nơi bài đọc I, Giáo hội dùng bài ca trở về của dân Do Thái nơi sách tiên tri Isaia để diễn tả niềm vui của người được cứu thoát khi vinh quang của Chúa bừng dậy. Một số những người nô lệ ở Babylon thuộc dân Do Thái nghĩ mình đang sống trong đêm tối, họ mất hết niềm vui, không còn hứng thú gì để đàn ca xướng hát. Họ đặt những nhạc khí, họ treo những cây đàn nơi gốc cây, nơi cành cây dọc bên bờ sông Babylon, và nơi bờ sông họ ngồi khóc nhớ Sion, nhớ về Thành Thánh Jérusalem.
Nhưng vui mừng biết bao ngày cứu thoát đến, ngày trở về quê hương, ngày được gặp lại Jérusalem, được lên đền thờ dâng lễ tạ ơn Chúa. Và điều đặc biệt là ánh sáng bừng lên ở Jérusalem. Đây không phải là ánh sáng của trần gian mà là ánh sáng của chính Thiên Chúa. Thiên Chúa là ánh sáng và khi Chúa là ánh sáng thì Ngài không phải chỉ là ánh sáng của Israel mà thôi nhưng Ngài còn là ánh sáng của muôn dân, muôn nước. Từ đó những kho tàng bể khơi tuốn đến Jérusalem, nguồn phú túc của chư dân sẽ tới Jérusalem. Tất cả muôn người lũ lượt từ các nơi tuôn đến Jérusalem. miệng cao rao những lời ngợi khen Thiên Chúa.
Nếu bài đọc I trình bày một hình ảnh vui tươi của Jérusalem ngày đại lễ, ngày muôn dân tiến đến trong huy hoàng rực rỡ sang trọng, thì nơi bài đọc II thánh Phaolô đưa hình ảnh ấy lên hàng siêu nhiên. Nơi bài I sự giàu sang phú quí từ các nơi được đưa về để tung hô Chúa, thì nơi bài đọc II đáp lại ân sủng Chúa ban phát dư tràn cho mọi người qua các tông đồ, các tiên tri, nhờ Chúa Thánh Thần thánh hóa. Nhờ lòng thương xót bao la ấy của Thiên Chúa, tất cả dân tộc trên mặt đất đều trở nên người thừa tự, trở nên người cùng một thân thể và thông phần với lời hứa của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô.
Nhìn chung cả hai bài đọc đều diễn tả tình yêu thương hài hòa giữa Thiên Chúa và con người với nhau. Con người một lòng một dạ nhìn nhận Thiên Chúa là Vua. Chúa ban ơn cho con người, nhất là ơn được làm nghĩa tử trong Đức Giêsu Kitô, không phân biệt ai cả.
Bài Phúc Âm diễn tả rõ ràng hơn, cụ thể hơn và sinh động hơn trước mắt ta cuộc tìm kiếm Chúa, rồi được Chúa giúp đỡ ban ơn hướng dẫn. Con người không ngại gian lao cực nhọc và cuối cùng gặp được Chúa. Con người quì gối sụp lạy và dâng lễ vật cho Ngài. Xong trở nên con người mới, đi con đường khác, trở nên với đời sống hằng ngày của mình.
Dựa vào đoạn Phúc Âm duy nhất của thánh Matthêu diễn tả cuộc viếng thăm kỳ diệu này, người ta hay trưng bày vao hang đá trong ngày lễ Hiển Linh ba vị vua. Thật ra, không có chỗ nào nói đó là các vị vua, cũng không có chỗ nào cho biết con số của họ là bao nhiêu. Nhưng truyền thống gọi là ba, vì dựa vào ba lễ vật thánh Matthêu kể ra: vàng, nhũ hương và mộc dược.
Về tên của ba vua là: Kalbar, Manthior và Bankasa, nhưng đến thế kỷ IX người ta mới đề cập đến. Thật ra, tất cả những chi tiết nhỏ này không có nền tảng trong Kinh Thánh và ngôi sao lạ hiện vẫn còn là đối tượng của những giải thích khác nhau. Dầu vậy những điểm chính đã dễ cho chúng ta suy niệm đó là những con người đến từ những xứ xa xôi để tìm vị Vua Do Thái mới sinh ra và khi gặp được Ngài, họ quì gối xuống sụp lạy Ngài.
Hình ảnh ấy cho chúng ta thấy mãi mãi bao lâu Phúc Âm còn rao giảng đều luôn luôn có những đạo sĩ, đó là những người tìm kiếm Chúa bằng cách này hay bằng cách khác. Và khi đã gặp được Chúa, thì thành tâm thực lòng thờ lạy Chúa, nhìn nhận Người là Vua, là Chúa của mình, của đời sống mình, của gia đình mình và cuối cùng là của toàn thể nhân loại.
Cùng với Ba Vua bên máng cỏ, chúng ta hãy tôn thờ uy quyền tối cao của Hài Nhi Giêsu và xin cho chúng ta luôn nhạy cảm đối với những cảm hứng khích lệ của quyền năng Chúa trong tâm hồn mình.
Để có việc làm cụ thể, trong tuần này tôi hình dung ra những tác động của Ba Vua trên con đường tìm Chúa. Đó là để tâm, để ý tìm hiểu sự kiện. Dám chấp nhận dấn thân quyết chí tìm gặp cho được Chúa. Khi gặp được Người thì phủ phục tôn thờ và dâng lễ vật. Rồi sau cùng, từ bỏ con đường cũ, đi theo con đường mới, con đường của tin yêu và hy vọng, con đường của sự sống bất diệt trên thiên quốc.
4. Gặp Chúa – Lm Tạ Duy Tuyền
Một cậu bé lần nọ quyết định sẽ đi gặp bằng được Thiên Chúa. Cậu biết rằng chuyến đi sẽ dài và vất vả lắm nên xếp vào túi xách bánh và thức uống.
Khi đã đi qua ba dãy phố, cậu bé gặp một bà lão. Bà ngồi trong công viên, đôi mắt dừng lại ở những chú chim bồ câu. Cậu bé đến ngồi cạnh bà và mở túi xách của mình. Hình như bà lão đang đói, cậu bé nhận ra điều này và mời bà một chiếc bánh. Bà lão cười với cậu. Nụ cười dịu dàng đến nỗi cậu bé muốn nhìn thấy nó hiện ra một lần nữa. Cậu lại mời bà thức uống. Nụ cười lại hiện ra trên khuôn mặt phúc hậu của bà làm cậu cảm nhận được sự ấm áp. Họ ngồi suốt buổi chiều ăn uống và không nói một lời.
Mãi đến khi trời sụp tối cậu bé mới rời chổ. Rồi bất ngờ cậu quay lại, chạy đến chỗ bà lão và ôm lấy bà từ biệt. Món quà mà bà lão đã tặng cho cậu là nụ cười đẹp và rộng mở nhất của mình.
Khi cậu bé mở cửa vào nhà, người mẹ vô cùng ngạc nhiên vì nét rạng rỡ còn ngập tràn trong ánh mắt cậu: - Điều gì hôm nay đã làm con hạnh phúc vậy?
Cậu bé đáp:
- Con đã ăn trưa với Chúa. Mẹ biết không, Chúa có nụ cười tuyệt đẹp trên đời!
Trong khi đó bà lão cũng bừng tỉnh với niềm vui và trở về nhà. Đứa con trai nhận ra vẻ thanh thản trên gương mặt mẹ và hỏi:
- Điều gì hôm nay đã làm mẹ hạnh phúc?
Bà lão đáp:
- Mẹ đã ăn bánh cùng với Chúa bên cạnh những chú chim bồ câu. Con biết không, Chúa trẻ trung hơn chúng ta ngỡ rất nhiều.
Khi làm người, Con Thiên Chúa đã sinh ra trong thân phận người nghèo. Ngài đã chọn chốn hang bò lừa làm nơi để sinh. Ngài đã chọn gia đình nghèo làm gia đình của mình. Ngài đã hoà mình như bao người lao động nghèo làng quê Nagiaret. Ngài đã sống một cuộc đời nghèo khó đến độ không có nơi gối đầu. Ngài còn tự đồng hoá mình với những mảnh đời bất hạnh lầm than. Ngài còn hứa ban hạnh phúc Nước Trời cho những ai đón nhận Ngài qua những người đói, rách, tù đầy...
Cậu bé trong câu chuyện đã tìm gặp Chúa nơi bà lão nghèo ngoài công viên. Và bà lão cũng tìm gặp được Chúa qua tình yêu của cậu bé dành cho bà. Có thể nói tình yêu đã nối kết họ nên một trong tình yêu Chúa. Tình yêu đã giúp họ nhận ra Chúa nơi người mình đang tiếp xúc. Ước mơ của cậu bé là mong được nhìn thấy Chúa đã thành hiện thực khi cậu trao ban miếng bánh thơm ngon cho bà lão. Cậu cũng đâu ngờ rằng tình yêu của cậu làm cho bà lão nhận ra Chúa đang hiện diện nơi tấm lòng nhân ái của cậu.
Năm xưa, ba nhà đạo sĩ đã tìm gặp Chúa không phải nơi cung điện nguy nga, nhưng lại là nơi đồng hoang mông quạnh. Họ đã gặp vị quân vương vừa mới hạ sinh nơi máng cỏ hôi tanh của đám bò lừa. Họ đã bái quỳ trước một hài nhi bé nhỏ con của một gia đình nghèo khó. Họ đã dâng cho hài nhi những lễ vật quý giá là vàng, nhũ hương và mộc dược, tượng trưng cho quyền bính của vị quân vương.
Hôm nay, Chúa vẫn đang hiện diện giữa chúng ta qua tha nhân là hình ảnh của Chúa. Chúa còn hiện diện cách đặc biệt qua những người nghèo khó, những người già neo đơn, những người đau yếu đang sống trong cô đơn tuyệt vọng. Chúa vẫn đang mời gọi chúng ta dâng cho Chúa tình yêu hiến thân phục vụ tha nhân một cách quảng đại. Chúa vẫn đang mời gọi chúng ta hãy nhận ra Chúa nơi anh em đang sống bên cạnh chúng ta. Chúa vẫn mời gọi chúng ta hãy dâng tặng cho Chúa món quà quý hoá nhất chính là tấm lòng biết yêu thương.
Ước gì mỗi người chúng ta biết dâng tặng cho Chúa món quà của yêu thương để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho tha nhân. Amen.
5. Thiên Chúa cho ai nhận biết Người? (Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Như đã nói, thật là dại dột nếu muốn xem ký sự của thánh Matthêu như một phóng sự lịch sự tuyệt đối chính xác. Sự kiện đã xảy ra thật, được thánh chép sử- hoặc cựu truyền mà ông nhắc lại lồng trong một hình thái ký sự hoà hợp với văn hoá Cựu Ước và não trạng người đương thời. Những sự kiện rất thật lẫn lộn với những yếu tố được rút ra từ ký ức tôn giáo của dân tộc và cả từ Kinh Thánh nữa. Đối với chúng ta, điều chủ yếu là thu lượm ký sự này lời giáo huấn mà thánh sử muốn truyền đạt. Vả lại ông cũng không chú ý đến sự kiện lịch sử vì bản chất của nó, chỉ cốt soi sáng để làm nổi rõ tầm mức của sự kiện.
1) Sự kiện ba nhà Đạo sĩ đến thờ lạy ‘Vua của người Do Thái’ làm cho Hêrôđê động tính hiếu kỳ, rốt cục nổi giận, sự kiện đó cho thấy Đức Giêsu được thụ phong một vương quyền thời đó, thánh Matthêu đem đối chiếu thái độ các đạo sĩ nó tương phản với cách xử sự của Hêrôđê. Một bên là những người tìm kiếm Chúa – bên kia là một ông vua chuyên chế bị tư lợi và kiêu ngạo làm mờ mắt. Điều này mời chúng ta nhớ lại tính chất của Vương quyền Chúa. Chúa Kitô đã vâng lời cho đến chết, và vì thế Người được Chúa Cha tôn vinh, và đã vào trong Vinh Quang Nước Người. Mọi vật điều suy phục Người, cho đến khi Người cùng với mọi tạo vật suy phục Chúa Cha, để Thiên Chúa nên tất cả trong mọi người. Người cũng thông ban cho các môn đệ quyền bính đó để họ được hưởng sự tự do vương giả và chiến thắng ách thống trị của tội lỗi nơi họ, bằng một đời sống từ bỏ và thánh thiện, hơn nữa, để khi phụng sự Chúa Kitô nơi tha nhân, họ khiêm nhượng và kiên nhẫn dẫn đưa anh em mình đến cùng Đức Vua, Đấng mà những kẻ phụng sự cũng là những kẻ thống trị có quyền bính. Triều đại Chúa là một triều đại của Chân Lý và sự sống của ân sủng và thánh thiện, của công lý tình yêu và hoà bình’ (Ánh sáng muôn dân, 36). Sự phủ phục của các đạo sĩ dưới chân Hài Nhi Giêsu nhắc chúng ta nhớ lại điều này: muốn nhận biết Thiên Chúa thì phải ao ước thánh thiện, công lý, tình yêu và hoà bình. Ngược lại, hướng của Hêrôđê chứng minh rằng khi lòng bị sa lầy trong tham vọng, khắc nghiệt, bất công, thì trí sinh mù quáng.
2) Tại sao sau khi cho tin đúng, cấp lãnh đạo dân tộc và những ký lục không chịu khó đi tìm ‘Vua của người Do Thái’. Chắc là vì họ không cho rằng công phu tìm kiếm của các đạo sĩ là quan trọng. Có thể đây là hạng người thần cảm – họ nghĩ vậy – còn mình là cấp hữu trách, mình phải sáng suốt. Bất hạnh thay, lý trí họ đã biến thành chủ trương hệ thống hoá cứng rắn. Đa số trong bọn họ thành tâm muốn trung thành với Thiên Chúa, nhưng lại dựng lên giữa Thiên Chúa và họ một hệ thống chủ thuyết – lý luận, định kiến – hệ thống đó khiến cho trí tuệ họ không thể hấp thụ được cái chưa từng thấy, cái bất ngờ. Đó là tình trạng của bất cứ khoa học nào không quan tâm trước hết đến sự cởi mở do cầu nguyện đem lại. Càng thu thập về kiến thức vế trí tuệ, càng phải phát triển kiến thức về tâm hồn, là loại kiến thức giữ cho tâm khảm trong tư thế sẵn sàng nghênh tiếp những sự can thiệp của Thiên Chúa. Cấp lãnh đạo dân Do Thái đã không nhận ra Đức Giêsu vì họ muốn Đấng Cứu Thế hiển linh ở trình độ họ, trong uy thế của quyền bính, thông tuệ, hành động. Nhưng Đấng Cứu Thế đó lại xuất hiện với nét mặt một đứa trẻ, con nhà nghèo. Những kẻ khiêm nhượng và những kẻ nghèo hèn đã nhận ra Ngài. Chúng ta tự hỏi: chúng ta đi tìm kiếm Đức Giêsu ở đâu?
6. Thiên Chúa của các dân tộc (Trích trong “Niềm vui chia sẻ”)
Một linh mục thừa sai Pháp tên là Henri, đi truyền giáo ở Gabon, Phi Châu. Nhân dịp lễ Giáng sinh, cha Henri về nghỉ ở nhà người chị ruột thuộc gia đình Delvart. Ngài đem theo một đứa bé da đen mồ côi được ngài nuôi từ nhỏ và rửa tội với tên thánh là Giacôbê. Trong gia đình chị của ngài cũng có đứa con trai tên là Giacôbê, đồng trang lứa với cậu bé Giacôbê da đen. Hai đứa trẻ quen nhau dễ dàng và người lớn chỉ còn phân biệt chúng qua hai màu da: Giacôbê đen và Giacôbê trắng. Đứng bên hang đá, Giacôbê trắng cố gắng giải thích cho bạn Giacôbê đen của mình hiểu được vẻ đẹp của mầu nhiệm Giáng sinh, từ Bêlem cho đến chuồng bò, máng cỏ chiên lừa, đến cả giấc mộng của Thánh Giuse, rồi kết thúc với hình ảnh Mẹ Maria, Mẹ của hết mọi người.
Giacôbê đen nghe Giacôbê trắng một cách chăm chỉ. Nhưng cậu bé da màu sầm mặt xuống, thoáng lộ vẻ buồn. Cậu hỏi như than thở với bạn:
- Bạn trắng ơi! Bạn thật may mắn.
- Sao vậy?
- Bạn có Chúa Giêsu da trắng, có một người mẹ ở nhà đây rồi lại có thêm một người mẹ ở trên Thiên đàng nữa.
- Nhưng ăn thua gì, bạn trắng đáp lại. Chúa Giêsu là Chúa của hết mọi người và Mẹ Maria cũng là Mẹ của hết mọi người kia mà. Nhất là Mẹ của những đứa con thơ ấu côi cút như bạn.
Nhưng Giacôbê đen không yên tâm. Cậu bé vừa đưa tay chỉ tượng Đức Mẹ vừa buồn rầu nói: Đức Mẹ trắng tinh, còn mình thì đen thui!
- Bạn trắng nói: Có hề gì, Đức Mẹ đâu có căn cứ vào màu da.
- Chứ còn gì nữa, bạn đen cãi lại. Người mẹ trắng thì làm sao có đứa con đen.
Thế rồi sáng ngày 24 tháng 12 người ta thấy Giacôbê trắng một mình từ dưới kho đi lên, tay cầm một cái lon nhỏ và một cây cọ, tiến về phía nhà thờ. Cậu bước ngay tới máng cỏ, tại đây với lon sơn đen, cậu biến tượng Chúa Hài Đồng da trắng thành một Chúa Hài Đồng da đen, y như màu da của bạn Giacôbê đen vậy.
Giáng Sinh năm ấy, cả họ đạo vừa ngạc nhiên thích thú, vừa vui vẻ sốt sắng đón mừng Chúa Giáng Sinh có sắc da màu. Còn Giacôbê đen không ngớt nở nụ cười để lộ hai hàm răng trắng toát. Em sung sướng nghĩ rằng: với Chúa Hài Đồng da màu, em cũng có được một bà mẹ da màu trên Thiên đàng.
Một câu chuyện giữa hai trẻ nhỏ nhưng lại mang một ý nghĩa cho người lớn chúng ta trong ngày lễ Hiển Linh hôm nay: Chúa Giêsu giáng trần không riêng cho một ai, một dân tộc nào, nhưng là cho hết mọi người, mọi dân tộc: da trắng, da đen, da đỏ, da vàng. Ngay trong ba đạo sĩ tìm đến hang đá Bêlem người ta cũng thấy có một vị da màu. Có thể nói, lễ Hiển Linh là Lễ Thiên Chúa đến với mọi người. Với biến cố Thiên Chúa Giáng Sinh làm người trong hang đá Bêlem, Thiên Chúa như phá đổ mọi hàng rào ngăn cách mà con người đã xây dựng nên: hàng rào kỳ thị, kỳ thị chủng tộc, màu da, tôn giáo, giai cấp… Bởi đó, mọi người trong chúng ta phải cộng tác với Thiên Chúa làm bừng sáng lên mầu nhiệm này. Chúng ta phải là ánh sao dẫn đường cho người ta đến với Chúa.
Thời đại chúng ta, Chúa không dùng lời ca của các thiên thần hoặc ánh sao của ngôi sao lạ để giới thiệu Chúa Giêsu cho thế giới. Chính mỗi người chúng ta được mời gọi đóng vai “nhà đạo sĩ” để chiêm ngắm khuôn mặt Chúa Giêsu rồi loan truyền về Ngài cho anh em khác. Phương thức tốt nhất để làm điều đó là nói và hành động như Đức Giêsu. Cha mẹ là “nhà đạo sĩ” thích hợp nhất để trình bày khuôn mặt Chúa Giêsu cho con cái mình. Các thầy, cô giáo là những người cộng tác với “các nhà đạo sĩ”. Các nhà truyền giáo: giáo dân, tu sĩ, linh mục, là những “nhà đạo sĩ” đi đây đó để giới thiệu Chúa Giêsu cho những người khác.
Mới đây, cuộc triển lãm mỹ thuật với chủ đề: “Đức Giêsu Kitô trong hội họa” tại Tòa Giám Mục thành phố Hồ Chí Minh từ đầu Mùa Vọng vừa bế mạc, quả là một cuộc giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người. Đã có hàng vạn lượt người đến xem, kể cả người ngoài Công Giáo và các tôn giáo bạn, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều bạn đã ghi lại những dòng cảm tưởng chất chứa nhiều cảm xúc, chẳng hạn: “Tôi là một con chiên lạc của Chúa. Trong chiều nay sau một cơn mưa, tôi đã được tĩnh lặng để ngắm nhìn những tác phẩm hội họa về Đức Giêsu với những cảm xúc lắng đọng nhất. Tôi yêu con người Giêsu và Đức Chúa Giêsu” (Tường Tường, 5.12.96, trang 45). Một bạn sinh viên khác đã viết: “Con không biết gọi Người là gì, không biết Người là ai vì con không phải là đạo Thiên Chúa. Nhưng hôm nay con tin là có Người, có Người từng hiện hữu trong thế giới này, và có Người trong tâm hồn con ngày hôm nay và mãi về sau. Con xin cám ơn tất cả những điều con được biết ngày hôm nay, cám ơn tất cả, con cám ơn Người cho con lòng tin”. (Hồ Thị Phương Nga, SV năm 3 ĐH. kiến trúc TPHCM. 10.12.96 trang 87) v.v… Cuộc triển lãm đã đem lại nhiều kết quả thầm kín bất ngờ.
Một khi khám phá ra gương mặt đích thực của Đức Giêsu, chúng ta hãy đem Chúa ra giới thiệu cho mọi người. Còn có biết bao người đang sống trong tăm tối thiêng liêng, họ đang lầm lũi bước đi trong lầm lạc. Họ đang khao khát chân lý. Họ không ngớt đặt vấn nạn với chúng ta: “Đức Vua dân Do Thái sinh ra ở đâu?” Cũng chính là câu hỏi: “Đức Giêsu là ai?” vậy thì, hỡi các kitô hữu, hãy trả lời cho họ đi, Đức Giêsu Kitô là ai? Nhưng xin đừng mở sách Kinh Thánh ra nói như một nhà thông thái. Chắc chắn họ không xin chúng ta một Đức Kitô đóng khung trong sách vở, nhưng là một Đức Kitô sống động qua con người của chúng ta. Không có con đường nào khác đưa người ta trở về hoặc khám phá ra Đức Giêsu Kitô ngoài con đường Tin Mừng đã vạch: con đường yêu thương. Chính tình yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất nhưng lại mãnh liệt nhất để đưa con người đến với nguồn chân lý, nguồn tình yêu và sự sống.
Như ánh sao dẫn đường ba đạo sĩ lên đường đến với Chúa Giáng Sinh, chúng ta hãy từ bỏ những lời nói trống rỗng, những công thức, những khuôn mẫu có sẵn và tìm Chúa trong mọi biến cố cuộc đời, để từ đó chúng ta giới thiệu Chúa cho anh em đồng bào bằng chính cuộc sống của chúng ta.
7. Tìm Đức Kitô
Ba vua tìm Chúa Giêsu. Có phải họ đã bị đánh động bởi ý tưởng của người Do Thái về một thời đại vàng son do Đấng Cứu Thế mang lại, và niềm tin ấy có thể đã lan tràn ra hàng trăm cây số về phía đông xứ Palestine chăng? Có người đã nêu ra giả thuyết rằng có những cuốn lịch trong các miền nói trên ghi rằng trong thời gian ấy Vị Chúa Tể của thời đại cuối cùng sẽ sinh ra ở Palestine. Dù sao, chúng ta thấy một số người lên đường đi tìm Chúa Giêsu. Về đề tài này, ta có thể nêu lên vài suy nghĩ sau đây:
1) Tìm Chúa Kitô đòi hỏi trước hết phải có một thái độ tinh thần căn bản
Người ta sống trong tình trạng báo động để nhận ra dấu hiệu có thể đưa tới Chúa. Cứ chấp nhận rằng ba nhà đạo sĩ sống trong một bầu không khí mong chờ một ông vua Cứu Thế, dường như một lúc nào đó họ đã nhận thấy một ngôi sao, một dấu hiệu, tâm hồn họ tỉnh thức. Chúng ta có thuộc về hạng người biết nhận ra, giữa trăm ngàn yếu tố tạo nên đời sống mình, cái dấu hiệu dẫn đưa ta đến Đức Kitô không? Dấu hiệu ấy có thể là một khó khăn, mà đột nhiên ta cảm thấy cần phải phó thác cho Chúa, vì chỉ mình Người có sức soi sáng và giải quyết. Có thể là một niềm vui lớn lao, từ đó ta thấy hiển nhiên là cần phải cảm tạ Chúa. Dấu hiệu ấy cũng có thể là một chi tiết đời sống ta, trong đó, nếu biết nhìn, ta sẽ nhận ra sự hiện diện kín đáo của Chúa. Trong các trường hợp như thế, ta cần phải để ý tới những dấu hiệu dẫn ta tới Đức Kitô.
2) Ba đạo sĩ đã lên đường
Muốn tìm Đức Kitô, ta buộc phải ra khỏi tình trạng ‘yên chuyện’ và ‘an tọa’ của mình. Có người ‘an tọa’ trong những hệ thống tư tưởng; kẻ khác, trong một địa vị ‘ngon lành’; một số thì ngồi yên trong một tiện nghi lương thiện v.v… Bằng cách này hay cách khác, dấu hiệu của Đức Kitô mời gọi ta đừng tự đóng kín trong tình cảnh ‘yên thân’, nhưng phải bước ra khỏi đó để khám phá ra một cái gì lạ lùng, chưa hề thấy, một cái gì mà ta cảm thấy là đáp lại được sự mong chờ của ta, với điều kiện là ta chờ đợi Đức Kitô.
3) Ba đạo sĩ tìm kiếm một cách tích cực
Bao lâu ánh sao còn le lói trước mặt, họ để cho ánh sao dẫn đường. Nhưng kìa, ngôi sao biến mất, họ buộc phải tự tìm đường. Vẫn hy vọng. Không hồ nghi về tính xác thực của ông Vua đã được ngôi sao kia báo hiệu. Thiếu vật chỉ đạo lạ lùng, tức ngôi sao, họ dùng tới những phương tiện thông thường là hỏi han. Họ đi đến những nhà hữu trách tôn giáo. Những người này không muốn bị phiền hà về vụ ông Vua mới sinh ra, nhưng họ cho ba người khách những lời chỉ dẫn đúng. Thế là các đạo sĩ được ‘thưởng công’: họ tìm thấy Chúa Giêsu. Trong đời ta có thể đã có những dấu này, dấu nọ báo tin Chúa Giêsu, rồi tan biến đi. Bổn phận ta bây giờ là tiếp tục nỗ lực tìm kiếm với những phương tiện thông thường sẵn có. Lúc ấy Đức Kitô sẽ không lẩn tránh đâu.
8. Ba vua
Lễ Hiển Linh, đó là ngày Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại, mà đại diện là ba nhà đạo sĩ phương đông, để thực hiện lời tiên tri Isaia đã loan báo:
- Dân ngồi trong tăm tối sẽ được nhìn thấy ánh sáng chói lòa.
Đồng thời đây cũng là ngày trọng đại cho mỗi người chúng ta, vì ơn cứu độ đã được thực hiện cho muôn dân.
Chúng ta hãy nhìn vào cung cách của ba nhà đạo sĩ để rồi từ đó cùng nhau tự vấn lương tâm và kiểm thảo đời sống của mình.
Điểm thứ nhất, đó là ba nhà đạo sĩ đã nhìn thấy ánh sao lạ và trong thinh lặng các ngài đã suy nghĩ để tìm ra sứ điệp mà Chúa muốn gửi đến. Trong khi đó những người khác cũng đã nhìn mà chẳng thấy và chẳng hiểu.
Có lẽ chúng ta cũng vậy, chúng ta đã đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ trước lời mời gọi của Chúa. Chúng ta để cho tâm trí bận rộn và quay cuồng trước đam mê dục vọng, tiền bạc và lạc thú. Rồi từ đó, ánh sao cuộc đời và tiếng nói của Chúa cứ mờ dần, cứ tắt dần trong cõi lòng chúng ta.
Điểm thứ hai, đó là sau khi nhận ra sứ điệp của Chúa, các ngài đã lên đường mặc cho những khó khăn chờ đón. Các ngài có thể đưa ra 1001 lý do để ở lại nhà, từ chối dấn thân vào một cuộc phiêu lưu mạo hiểm bấp bênh. Tuy nhiên, các ngài đã dứt khoát lên đường, không chần chừ do dự, và đã trung thành với quyết định của mình cho đến cùng. Mặc cho người đời cười chê, các ngài vẫn chỉ nuôi một ước vọng: Tìm gặp và thờ lạy vua dân Do Thái.
Thái độ của các ngài hoàn toàn khác xa với thái độ của dân Do Thái, đã được thánh Augustinô diễn tả như sau:
“Các ngài đến chiêm ngắm Đấng Cứu thế trên quê hương của dân Do Thái, nhưng còn họ, họ lại không biết đến. Các ngài đã tìm thấy Chúa Giêsu dưới hình dáng một hài nhi nằm yên trong máng cỏ. Còn họ, họ đã chối bỏ Chúa Giêsu ngay cả khi Ngài rao giảng công khai, ngay cả khi Ngài làm các phép lạ. Các ngài từ xa mà đến, và đã gặp được Chúa. Còn họ, họ ở rất gần mà cũng chẳng thấy”.
Có lẽ chúng ta cũng không hơn gì những người Do Thái. Chúng ta ở cách nhà thờ đôi ba trăm thước mà chúng ta cũng rất ít khi đến tìm gặp Ngài. Chúa còn hiện diện nơi những kẻ cùng khốn bên cạnh chúng ta, thế nhưng chúng ta cũng rất ít khi nhận ra và giúp đỡ.
Điểm thứ ba, đó là sau khi đã khám phá ra và thờ lạy Hài nhi Giêsu, các ngài đã dâng cho Chúa lễ vật, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược, tượng trưng cho tấm lòng quảng đại của mình.
Còn chúng ta, chúng ta sẽ dâng gì cho Chúa trong Mùa Giáng sinh này, cũng như ở chặng cuối cùng của cuộc đời chúng ta? Hay là chúng ta đến gặp Chúa với đôi bàn tay trống trơn, không một chút công nghiệp, và với một tâm hồn nhàu nát vì tội lỗi.
Sau cùng, các ngài định trở lại Giêrusalem để tường trình cho Hêrôđê, nhưng được thiên thần báo mộng, các ngài đã tuân theo, đi một con đường khác mà trở về quê hương xứ sở của mình.
Qua đó chúng ta thấy, mặc dù là những người có thế giá, các ngài vẫn luôn luôn tuân phục lệnh truyền của Chúa một cách tuyệt đối, không bàn cãi.
Còn chúng ta thì sao? Phải chăng cuộc đời của chúng ta là một thảm trạng, trong đó, chúng ta luôn luôn chống lại lệnh truyền của Chúa, bằng những vấp ngã, bằng những phản bội.
Hãy noi gương ba nhà đạo sĩ phương đông, hãy lên đường tìm kiếm và thờ lạy Chúa. Hãy bảo toàn đức tin của mình, dù có phải hy sinh, dù có bị thiệt thòi.
9. Ra đi (Trích trong ‘Manna’)
Thiên Chúa không chỉ tỏ mình cho dân Israel. Ngài còn tỏ mình cho các dân tộc khác, vì Ngài muốn cứu độ mọi người chẳng trừ ai.
Các nhà chiêm tinh vùng Babylon là đại diện cho dân ngoại.
Đối với họ, bầu trời là một cuốn sách, các vì sao nói về những biến cố trên địa cầu. Có thể Thiên Chúa đã muốn dùng sự xuất hiện của một vì sao để báo hiệu Con Ngài chào đời.
Thiên Chúa chấp nhận dùng thứ ngôn ngữ đầy khiếm khuyết đó để mời họ lên đường đi gặp Đấng Cứu Độ.
Hôm nay, Ngài vẫn ngỏ lời với những ai chưa biết Ngài bằng muôn vàn cách thức khác nhau, khiến họ hiểu được.
Thiên Chúa vẫn làm sáng lên muôn ánh sao, không ở trên trời cao, nhưng ở trong lòng người.
Ánh sao có thể là một lý tưởng, một khát vọng mãnh liệt: khát vọng sự thật, tự do, ấm no, hạnh phúc?
Ánh sao đưa con người lên đường tìm kiếm, và Ngài không ngừng ban niềm vui trong suốt cuộc hành trình. Các nhà chiêm tinh đã phải ra khỏi nhà, ra khỏi mình, ra khỏi những định kiến, để đón tiếp cái bất ngờ. Họ chỉ mong được bái lạy vị Vua mới sinh. Nhưng vị Vua này chẳng ở Giêrusalem cao sang, mà lại ở vùng Bêlem bé nhỏ.
Vị lãnh tụ dân Israel chỉ là một hài nhi bình thường, sống trong một căn nhà bình thường.
Hêrôđê bối rối lo sợ khi nghe tin sinh hạ Vua Do thái. Các thượng tế và kinh sư tuy biết rõ nơi Ngài sinh, nhưng họ không muốn lên đường tìm kiếm.
Các nhà chiêm tinh chỉ có một cái biết mơ hồ, nhưng họ đã can đảm ra đi, tích cực tìm kiếm, tin tưởng sấp mình bái lạy và cung kính dâng lễ vật.
Vẫn có đám đông những người không phải là Kitô hữu đang miệt mài nghiên cứu trong mọi lãnh vực, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, tư tưởng..., đang gắng công tu tập trong các tôn giáo, hay đang tận tụy làm cho trái đất được tốt đẹp hơn. Có ánh sáng nào soi chiếu nẻo đường họ đi. Họ đã chấp nhận bao hy sinh từ bỏ, để nhẹ nhàng, thanh tịnh mà tiến bước.
Các nhà chiêm tinh ngày xưa đã gặp được Đấng họ tìm. Hôm nay, còn bao người vẫn trên đường dong ruổi. Thiên Chúa đồng hành với họ mà họ chẳng hay. Họ đã ở gần Chúa ngay khi chưa gặp Ngài.
Lễ Chúa Hiển Linh mời ta nhận ra và trân trọng hoạt động của Thiên Chúa nơi anh chị em ngoài Kitô giáo. Có khi chúng ta giống các thượng tế và kinh sư tự mãn với cái biết lý thuyết của mình về Thiên Chúa, nên chẳng muốn lên đường gặp mặt Ngài.
Ước gì chúng ta không coi mình như người đã tìm thấy, nhưng khiêm tốn học hỏi nơi những người đang tìm kiếm.
Gợi Ý Chia Sẻ
• Bạn có nhìn thấy Thiên Chúa đang hoạt động nơi những anh chị em ngoài Kitô giáo không? Bạn có quen ai làm bạn cảm phục không?
• Thiên Chúa đến với bạn qua những đại lộ (là Thánh Lễ, các Bí Tích...) Nhưng Ngài cũng đến với bạn qua các ngõ hẻm (một biến cố, một bài báo, một câu nói bâng quơ...). Đâu là những ngõ hẻm Chúa thường đến với bạn?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ, nhờ đó con dễ nghe được tiếng Chúa nói, dễ thấy Chúa hiện diện và hoạt động trong đời con.
Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa, xin cho con đừng trở nên cứng cỏi, khép kín và nghi ngờ. Xin dạy con sự hiền hậu để con biết cảm thông và bao dung với tha nhân. Xin dạy con sự khiêm nhu để con dám buông đời con cho Chúa. Cuối cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm, vui tươi đi trên con đường hẹp với Ngài, hạnh phúc vì được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.
10. Ngôi sao dừng lại (Trích trong ‘Manna’)
Người Do Thái đợi chờ Đấng Mêsia từ bao thế kỷ. Đấng Mêsia được ví như một vì sao từ nhà Giacóp (x.Ds 24,17).
Nói một cách thi vị, chờ đợi Đấng Mêsia là chờ đợi một vì sao xuất hiện.
Hình ảnh vì sao gợi lên trong lòng người Do Thái niềm nôn nao đợi chờ Đấng Cứu Độ cho dân tộc mình và cho cả thế giới (x. Ds 24,7).
Nhưng không phải chỉ người Do Thái mới biết đợi chờ. Theo các sử gia đáng tin cậy ở thế kỷ đầu, cả dân ngoại cũng tin rằng Đấng cai trị thế giới sẽ được sinh ra từ xứ Giuđê.
Phải chăng đó là lý do khiến các nhà chiêm tinh từ vùng Ba tư, Ả rập xa xôi đã lặn lội đến Giêrusalem để bái yết tân vương, khi họ thấy trên bầu trời xuất hiện vì sao lạ?
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều phản ứng khác nhau trước sự hạ sinh của Vua dân Do Thái.
Hêrôđê thì sợ hãi vì thấy ngai vàng bị lung lay. Ông dò hỏi về nơi sinh và ngày sinh của vị Vua mới để âm mưu loại trừ một đối thủ.
Các thượng tế và kinh sư ở Giêrusalem lại có thái độ dửng dưng thụ động. Họ rành rẽ Kinh Thánh và biết rõ nơi sinh của Vua Mêsia, nhưng họ chẳng buồn cất bước tới Bêlem.
Còn các nhà chiêm tinh là đại diện cho dân ngoại, đã hăm hở lên đường, lao vào cuộc phiêu lưu tìm kiếm. Họ làm tất cả miễn sao gặp được Đấng quân vương. Dù Đấng ấy chẳng uy nghi ngự trong lầu vàng điện ngọc, nhưng họ vẫn vui mừng đón nhận với cả lòng thành.
Lễ Hiển Linh nhắc chúng ta về việc truyền giáo.
Các nhà chiêm tinh đã đến gặp Chúa nhờ ánh sao. Con người hôm nay nhờ ánh sáng nào mà gặp được Chúa?
Mỗi môi trường cần một thứ ánh sáng riêng. Mỗi con người nhạy cảm với một loại ánh sáng. Chúng ta phải tìm hiểu xem đâu là thứ ánh sáng thu hút được lòng con người.
Ánh sáng của sự chân thành, của phục vụ yêu thương;
Ánh sáng của niềm vui an bình, của can trường bất khuất.
Một nụ cười, một ánh mắt, một lời khích lệ cũng bừng sáng rực rỡ chẳng kém một vì sao. "Giữa một thế hệ sa đọa, anh em hãy tỏa sáng như những vì sao trên vòm trời" (Pl 2,15).
Chúng ta chỉ là những vì sao sáng khi chúng ta để mọc lên trong lòng chúng ta (x. 2Pr 1,19) ngôi sao mai là chính Đức Kitô (x.Kh 2,28).
Ước gì mỗi Kitô hữu trở thành một ánh sao: ánh sao nói được điều gì đó với người đang chờ đợi, ánh sao đồng hành với nhân loại trên mọi nẻo đường, ánh sao ngừng lại trước nhà của Con Thiên Chúa để Con Thiên Chúa và thế giới hôm nay gặp nhau.
Gợi Ý Chia Sẻ
• Những người dân ngoại ở xa có thể gặp Chúa, còn những kinh sư thông thạo Kinh Thánh ở sát Bêlem lại không gặp được Ngài. Theo bạn, để gặp được Chúa, cần có thái độ nào, điều kiện nào?
• Ở môi trường bạn đang sống và làm việc, người ta cần thứ ánh sáng nào? Bạn có thứ ánh sáng đó không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, tạ ơn Chúa đã cho chúng con ánh sáng mặt trời, mặt trăng, và ánh sáng từ những nguồn năng lượng trên mặt đất.
Tạ ơn Chúa vì Chúa đã gọi chúng con là ánh sáng.
Đó là vinh dự và cũng là một trách nhiệm nặng nề.
Xin cho chúng con có khả năng đẩy lui bóng tối của hận thù và bất công, của buồn phiền và thất vọng. Xin cho chúng con biết giữ gìn ngọn lửa mà Chúa đã thắp lên trong lòng chúng con, và biết vâng theo những soi sáng của Chúa qua từng phút giây của cuộc sống.
Lạy Chúa Giêsu,
cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối vẫn còn tiếp diễn trên thế giới và trong lòng chúng con.
Ước gì chúng con đừng chỉ lo nguyền rủa bóng tối, nhưng can đảm thắp lên những ngọn lửa, để cả trái đất ngập tràn ánh sáng Chúa.
11. Ngôi sao dẫn đường (Trích trong ‘Manna’)
Đoạn Tin Mừng trên nói về các nhà chiêm tinh dân ngoại theo ánh sao mà tìm đến bái yết Hài Nhi
Một loạt câu hỏi thường được đặt ra hôm nay. Làm sao một ngôi sao có thể dẫn đường cho họ đi? Nếu đó là một ngôi sao sáng lạ lùng thì tại sao thành Giêrusalem lại không nhận biết? Bởi đâu ngôi sao lại không đi thẳng tới Bêlem? Có tin được chuyện ngôi sao ngừng lại trước cửa nhà không? Các câu hỏi trên đều xoay quanh ngôi sao lạ. Một ngôi sao như thế có thật không hay đây chỉ là một truyền thuyết?
Thánh Mátthêu đã viết đoạn Tin Mừng này theo một thể văn đặc biệt của người Do Thái. Chúng ta không nên hiểu mọi chi tiết theo nghĩa đen. Điều quan trọng không phải là có một ngôi sao lạ, một ngôi sao thông minh biết dẫn lối chỉ đường. Điều quan trọng là điều Mátthêu muốn nói với ta: Đức Giêsu không phải chỉ là Mêsia cho dân Do Thái, Ngài còn là Đấng Cứu Độ cho cả nhân loại.
Các nhà chiêm tinh là dân ngoại. Họ đại diện cho mọi dân tộc, cho chính chúng ta. Họ khao khát tìm ơn cứu độ. Qua những dấu chỉ kỳ diệu hay đơn sơ trong vũ trụ, họ nghe thấy lời mời gọi lên đường. Chấp nhận lên đường là chấp nhận bỏ lại tất cả và bước đi trong đêm tối. Các nhà chiêm tinh không dựa vào điều gì khác ngoài ánh sao khi tỏ khi mờ. Cần có đức tin cứng cáp mới dám dựa vào một dấu chỉ mong manh như thế. Cũng cần có đức tin mạnh mẽ mới dám tin rằng vị vua mới sinh đang khiêm tốn sống trong một ngôi nhà ở Bêlem, chứ không uy nghi ngự giữa hoàng cung lộng lẫy. Cần có một đức tin khiêm tốn biết chừng nào mới có thái độ sấp mình bái lạy trước Hài Nhi, và tiến dâng lễ vật quý giá.
Thiên Chúa vẫn không ngừng lôi kéo cả nhân loại đến với Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô. Ngài vẫn không ngừng cho những ánh sao dẫn đường. Không phải là ánh sao trên trời cao, mà là ánh sáng Ngài gieo vào lòng người. Mỗi người chúng ta phải trung thành với ánh sáng đó, và bước vào cuộc hành trình đức tin đầy mạo hiểm, như các nhà chiêm tinh ngày xưa.
Đôi khi chúng ta có nét giống Hêrôđê, sợ hãi bối rối trước sự xuất hiện của Đấng Cứu Độ. Hãy để Chúa làm lung lay ngai vàng của bạn, đưa bạn vào sự bấp bênh, mong manh, để rồi cuối cùng bạn gặp được sự vững vàng trong Chúa.
Gợi Ý Chia Sẻ
• Sống đời Kitô hữu là bước vào một cuộc hành trình đức tin. Trong cuộc hành trình đầy cam go ấy, vẫn thường có những ánh sao. Có khi nào bạn gặp được một ánh sao lạ hướng dẫn bạn không?
• Thiên Chúa đi tìm con người và con người đi tìm Thiên Chúa. Bạn có thấy đó là hai yếu tố quan trọng trong đời sống người Kitô hữu không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, tạ ơn Chúa đã cho chúng con ánh sáng mặt trời, mặt trăng, và ánh sáng từ những nguồn năng lượng trên mặt đất.
Tạ ơn Chúa vì Chúa đã gọi chúng con là ánh sáng. Đó là vinh dự và cũng là một trách nhiệm nặng nề.
Xin cho chúng con có khả năng đẩy lui bóng tối của hận thù và bất công, của buồn phiền và thất vọng.
Xin cho chúng con biết giữ gìn ngọn lửa mà Chúa đã thắp lên trong lòng chúng con, và biết vâng theo những soi sáng của Chúa qua từng phút giây của cuộc sống.
Lạy Chúa Giêsu, cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối vẫn còn tiếp diễn trên thế giới và trong lòng chúng con. Ước gì chúng con đừng chỉ lo nguyền rủa bóng tối, nhưng can đảm thắp lên những ngọn lửa, để cả trái đất ngập tràn ánh sáng Chúa.
12. Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
CHÚA TỎ MÌNH RA CHO NHỮNG TÂM HỒN THIỆN CHÍ
Bài Tin Mừng hôm nay đưa ra những chi tiết tương phản lạ thường.
Tương phản giữa Giêrusalem và Bêlem: Giêrusalem, thủ đô hoa lệ, trung tâm văn hoá chính trị của nước Do thái, nhưng đã khước từ, không đón tiếp Đấng Cứu thế. Trong khi đó, Bêlem, một thị trấn bé nhỏ, nghèo nàn lại là nơi đón tiếp Đấng Cứu thế hạ sinh.
Tương phản giữa những người có đạo và những người ngoại đạo: Các bậc chức sắc thông thạo Kinh thánh, nhưng chỉ ngồi im tại kinh thành, không chịu lên đường, nên không gặp được Đấng Cứu thế. Trái lại, ba nhà đạo sĩ mà ta quen gọi là Ba Vua, là những người ngoại đạo, không am tường Kinh thánh, nhưng đã biết tìm tòi học hỏi, dấn thân lên đường, nên đã gặp được Chúa.
Tương phản giữa Vua giả và Vua thật: Hêrôđê được gọi là Vua, nhưng lại cứ nơm nớp lo âu, sợ mất ngai vàng, nên tìm cách tiêu diệt người khác. Trong khi đó, Đức Giêsu Kitô, Vua Trời lại thản nhiên bình an trong cảnh khó nghèo, mở rộng vòng tay đón tiếp mọi người xa gần.
Tất cả những tương phản ấy đáng cho ta suy nghĩ. Đấng Cứu thế không đến theo cơ chế, nhưng rất bất ngờ. Người không đến trong những cung điện sang trọng nhưng đến trong một chuồng bò tăm tối, hôi tanh. Người không đến trong quyền lực nhưng trong sự yếu đuối, khiêm nhường.
Tất cả những tương phản ấy khiến ta phải lo sợ. Không phải cứ có đạo là gặp đựơc Chúa. Không phải cứ giỏi giáo lý là biết Chúa. Muốn gặp được Chúa phải có thiện chí đi tìm. Muốn biết Chúa, phải dấn thân lên đường.
Ba Vua là những người ngoại đạo đến từ rất xa, nhưng đã trở nên gương mẫu cho ta trong việc đi tìm và hiểu biết Chúa. Các Ngài là những tâm hồn thiện chí.
Là những tâm hồn thiện chí, luôn luôn khao khát điều lành, nên các Ngài luôn để tâm tìm kiếm. Đêm đêm ngước mắt lên trời cố dò tìm dấu vết thần linh. Chắc chắn không phải chỉ trong phút chốc mà các Ngài phát giác ra ngôi sao lạ, nhưng phải trải qua nhiều năm tháng kiên trì chiêm ngắm bầu trời, cặn kẽ theo dõi đường chuyển dịch của các vì tinh tú, các Ngài mới có thể nhận biết ngôi sao lạ khi nó xuất hiện.
Việc đi theo ngôi sao lạ cũng không giản đơn. Trước hết việc lên đường đòi phải ra khỏi nhà, giã từ những tiện nghi dễ chịu, từ bỏ những sinh hoạt quen thuộc, chấp nhận những thiếu thốn, những nguy hiểm, những bất tiện trên đường đi. Thiện chí của các Ngài rất cao, nên khi ngôi sao biến mất, các Ngài vẫn không nản lòng bỏ cuộc, nhưng tìm mọi cách vượt qua khó khăn, tìm mọi cách để đến gặp được Chúa. Chúa đã chúc lành cho thiện chí của các Ngài, nên đã cho các Ngài được gặp Chúa.
Đời sống chúng ta là một cuộc đi tìm Chúa. Trong cuộc đi tìm, ta phải có thiện chí như Ba Vua, biết dấn thân lên đường, biết phấn đấu chấp nhận hy sinh gian khổ, biết kiên trì không nản lòng bỏ cuộc khi gặp thử thách.
Ba Vua không thể đến với Chúa nếu không có ngôi sao dẫn đường. Hôm nay, Chúa muốn mỗi người chúng ta là một ngôi sao lạ, loan báo tình thương của Chúa, đưa dẫn những tâm hồn thiện chí đến với Chúa. Hãy là ngôi sao sáng trong đời sống công bình. Hãy chiếu sáng đức thương yêu của Chúa. Hãy toả ánh sáng ấm áp tình người. Qua những làn ánh sáng ấy, mọi người sẽ nhận biết và tìm về với Thiên chúa là ánh sáng chân thật.
Để kết thúc, tôi xin kể một câu chuyện có thật. Một buổi chiều, một người lái xe con đi trên con đường miền núi vắng vẻ. ở một khúc quanh, người ấy phát hiện một gia đình bị hỏng xe. Đường vắng, trời tối, họ lo âu sợ hãi vì đó là đoạn đường thường xảy ra cướp bóc. Biết sửa chữa xe, nên người ấy đỗ xe, xuống giúp sửa chữa. Xe hỏng nặng. Người ấy phải chui vào gầm xe, tháo ra từng bộ phận. Tối mịt xe mới nổ máy. Cả gia đình mừng rỡ, muốn trả công cho người ấy. Nhưng người ấy không lấy công. Cả gia đình cám ơn rối rít và xin địa chỉ hẹn ngày lên thăm. Khi lên thăm, gia đình mới biết đó là một vị giám mục. Gia đình đem lòng cảm phục và xin theo đạo cả nhà. Vị Giám mục ấy chính là một Đức Cha ở cao nguyên Trung phần vào những năm 60.
Nhân dịp đầu năm mới, tôi xin cầu chúc tất cả anh chị em có một đời sống đạo trong sáng như ngôi sao sáng để đưa dẫn nhiều tâm hồn về với Chúa.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1. Ba Vua thiện chí ở những điểm nào?
2. Bạn có gặp thử thách trong đời sống đạo không? Khi gặp thử thách, bạn đã ứng xử thế nào?
3. Theo bạn, cách nào hữu hiệu nhất để làm chứng cho Chúa: giảng giáo lý, tranh luận, sống bác ái?
4. Tuần này, bạn quyết tâm làm gì để thực hành Lời Chúa?
13. Thành tâm thiện chí sẽ gặp Chúa (Suy niệm của ĐTGM Ngô Quang Kiệt)
Lễ Hiển Linh là lễ Chúa tỏ mình ra. Việc Chúa sinh ra được loan báo cho mọi người biết dưới nhiều hình thức khác nhau như: lời các ngôn sứ loan báo từ nhiều thế kỷ trước, đạo binh thiên thần ca hát, ngôi sao lạ xuất hiện… Tuy nhiên không phải ai cũng gặp được Chúa.
Có những người không gặp Chúa, dù biết rõ những chỉ dẫn về Người.
- Đó là những kinh sư, biệt phái. Họ hiểu biết Thánh Kinh. Khi ba nhà đạo sĩ đến hỏi thăm, họ đã đọc vanh vách lời ngôn sứ loan báo Đấng Cứu Thế sinh ra tại Bêlem. Nhưng họ không gặp được Chúa, vì họ hiểu biết lý thuyết mà không thực hành. Ngồi một chỗ mà không chịu lên đường. Chỉ chú ý tới chữ nghĩa sách vở mà không chú ý tới cuộc sống con người. Chỉ tìm trong sách vở mà không tìm những dấu chỉ trong đời thường.
- Đó là Hêrôđê. Bạo vương này muốn tìm Chúa nhưng không gặp Chúa, dù ông có binh hùng tướng mạnh trong tay. Ông không gặp Chúa vì ông tìm Chúa không phải vì Chúa mà vì quyền lợi của ông. Ông tìm Chúa không phải để thờ lạy nhưng để giết chết. Ông tìm Chúa không phải để tôn vinh Chúa nhưng để tôn vinh bản thân. Ông tìm Chúa không phải để làm theo ý Chúa nhưng để bắt Chúa phải theo ý ông. Vì thế Chúa đã vượt thoát khỏi tầm tay của ông. Vĩnh viễn ông không gặp được Chúa.
Những người xem ra gần gũi nhất, hiểu biết nhất, có phương tiện nhất đã không gặp được Chúa. Trái lại, những người có vẻ nghèo hèn, thiếu thốn phương tiện, xa xôi cách trở lại gặp được Chúa. Đó là các mục đồng và đặc biệt ba nhà đạo sĩ mà ta nhớ đến trong thánh lễ hôm nay.
Họ đã gặp Chúa vì họ đã lên đường. Dù không biết lời tiên tri loan báo, không biết lời hứa, không thuộc Thánh Kinh, nhưng khi thấy ngôi sao lạ, họ đã lên đường ngay tức khắc. Lên đường nói lên thái độ ngoan ngoãn tuân theo ơn Chúa soi sáng. Lên đường nói lên thái độ dấn thân. Lên đường nói lên lòng cương quyết đi tìm. Lên đường là chấp nhận gian khổ để đạt được điều mơ ước.
Họ lên đường và đã gặp Chúa vì lòng họ khao khát. Khao khát chân lý nên đêm đêm họ không ngừng quan sát bầu trời tìm kiếm ánh sao, vì thế cả một bầu trời bao la, chỉ một ánh sao lạ xuất hiện, họ đã nhận biết. Khao khát chân lý nên khi Chúa vừa tỏ mình qua dấu hiệu ngôi sao, họ đã vội vã theo sát dấu ánh sao đi tìm. Khao khát gặp Chúa nên khi ánh sao vụt biến mất, họ đã không nản lòng, quyết tâm dò hỏi cho ra.
Họ đã gặp Chúa vì tâm hồn họ đơn sơ thành thực. Đi tìm Chúa chứ không tìm bản thân. Đi tìm Chúa để thỏa lòng khao khát chân lý chứ không để thỏa mãn những tham vọng đen tối. Đi tìm Chúa để thờ lạy Chúa chứ không vì lợi lộc cá nhân. Với tâm hồn đơn sơ, họ đã nhận ra ý Chúa, dù ý Chúa chỉ nhẹ nhàng qua một ánh sao. Với tâm hồn đơn sơ, họ đã nhận ra chính Chúa, dù Chúa có ẩn thân dưới hình dáng một em bé yếu ớt nghèo nàn, trong khung cảnh rất tồi tàn của chuồng bò hôi hám.
Đời sống đạo của tôi cũng là một cuộc đi tìm Chúa. Tôi sẽ chỉ gặp được Chúa nếu tôi noi gương ba vua, có tâm hồn đơn sơ thành thực, có lòng khao khát Chúa vì chính Chúa, và dám dấn thân thực hành những điều Chúa truyền dạy, đặc biệt là giới răn bác ái, phục vụ Chúa trong những anh em nghèo khổ.
Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường lối của Chúa. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Tại sao những kinh sư, biệt phái và Hêrôđê không gặp được Chúa?
2) Có những người ngoại đạo thành tâm thiện chí như ba vua. Bạn đã gặp ai như thế chưa? Bạn nghĩ gì về họ?
3) Muốn gặp Chúa, bạn phải làm gì?
4) Ba vua nhờ ngôi sao dẫn đến gặp Chúa. Bạn phải làm gì để trở thành ngôi sao đưa người khác đến với Chúa?
14. Gọi tên ngày lễ - ĐGM Vũ Duy Thống (Trích trong ‘VỚI CẢ TÂM TÌNH’ – Trg. 31)
Trong dịp tĩnh tâm Mùa Vọng ở một giáo xứ, có người bạn trẻ đã nêu lên câu hỏi liên quan đến Thánh Lễ hôm nay: “Tại sao ngày nay Phụng Vụ không sử dụng tên gọi lễ Ba Vua nữa? Phải chăng rốt cuộc chẳng có ông vua nào đến viếng Hang đá cả?”.
Câu hỏi ấy trực tiếp về mặt kiến thức, không khó trả lời; nhưng gián tiếp về mặt tâm linh, lại hé mở cho thấy đức tin hôm nay xem ra đang có nhu cầu tìm hiểu. Đã đành, hiểu chưa phải là tin hay chưa hẳn đã tin, nhưng một phần nào cũng góp phần dẫn tới đức tin cho người chưa tin, đào sâu đức tin cho người đã biết, và cũng quan trọng không kém là củng cố sức mạnh cho những niềm tin đang ở trong tình trạng nhạt nhòa.
Niềm tin là một công trình còn phải dựng xây và là một hành trình còn phải tiếp tục. Trên cơ sở ấy, xin đi vào Thánh Lễ hôm nay.
1) Từ tên gọi “lễ Ba Vua”…
Đây là tên gọi quen dùng đối với tín hữu Việt Nam, để chỉ về việc các Đạo sĩ Đông Phương tìm đến Hang đá viếng Chúa Hài Đồng. Gọi là vua vì họ là những bậc quyền quý đến từ phương Đông theo nhãn giới của bài đọc thứ nhất; và xác định con số ba vì có ba sắc dân được nói đến trong Isaia 60, mà cũng vì lễ vật tiến dâng được liệt kê ba món rành rành là vàng, nhũ hương và mộc dược, như chuyện kể của Phúc Âm. Để rồi cứ thế theo truyền thống, Ba Vua đã trở nên tên gọi cho ngày lễ.
Nhưng điều quan trọng không phải là lo xác định họ là vua hay không phải là vua, họ có ba vị hay có thể có nhiều hơn nữa, mà chính là hãy nhìn họ như hình ảnh sống động của tất cả những ai trong đời đã có một lòng khát khao chân thành tìm kiếm Thiên Chúa khởi đi từ những thiện hảo tốt lành, để rồi với sự trợ giúp của ơn thánh, tới lúc Chúa muốn và bằng muôn ngàn cách thế linh động theo sáng kiến của Ngài, họ sẽ được dẫn tới gặp gỡ Đấng họ nỗ lực tìm kiếm.
Dưới cái tên gọi “lễ Ba Vua”, chính là một thiện chí tìm kiếm đức tin. Nhưng cũng dưới tên gọi ấy, trong bối cảnh của trang Tin Mừng, người ta lại còn thấy cả một đối chứng đau lòng. Trong khi dân ngoại từ xa, dẫu chẳng hề biết đến lời hứa để mà hy vọng, chẳng hề có được giao ước để mà tin tưởng, và cũng chẳng hề được dẫn đường bởi lề luật, nhưng lại chân thành tìm kiếm và sẵn sàng vượt qua những chặng đường gian khổ để mà tìm gặp; thì ngược lại, dân Do Thái ở gần, dẫu có tất cả thuận lợi của một truyền thống dài lâu chờ mong Đấng Cứu Thế, lại không mảy may kiếm tìm, và tệ hại hơn nữa, còn xôn xao về chính việc Chúa đến, không phải vì hối hận về việc mình không sẵn sàng, mà vì lo ngại rằng Chúa đến sẽ đặt dấu chấm hết cho cả một cơ chế họ đã bao đời gầy dựng. Không lạ gì nếu cơ chế ấy đã sản sinh ra những khuôn mặt như Hêrôđê!
Hóa ra, Ba Vua tìm Chúa với lễ vật lòng thành, khi về đã thấy mình là những kẻ tin; còn Hêrôđê tìm Chúa với ác tâm tận diệt, mãi mãi sẽ thấy mình chỉ là một bạo chúa.
2) … Đến tên gọi “lễ Hiển Linh”…
Mặc dù tên gọi “lễ Ba Vua” vẫn giữ nguyên giá trị cổ kính, nhưng ngày nay Phụng Vụ thích sử dụng tên gọi “lễ Hiển Linh” hơn, chẳng phải vì tên gọi đó nghe kêu hơn hoặc hiểm hóc hơn, cũng chẳng phải để tránh né những câu hỏi không cần thiết về những chi tiết nhiều khi chỉ làm cho ngày lễ thêm rườm rà; mà thật ra là để làm nổi bật lên ý định mầu nhiệm chung nhất của Thiên Chúa trong Mùa Giáng Sinh. Đó là: Ngài muốn tỏ mình ra cho tất cả mọi người, mọi thời, bất luận họ là ai và ở đâu, miễn là họ biết chân thành kiếm tìm Ngài.
Nếu “Ba Vua” là tên gọi nói lên thiện chí của con người, thì “Hiển Linh” là danh xưng khẳng định hồng ân của Thiên Chúa. Thiện chí thôi, dẫu rất lớn, vẫn chỉ là khởi điểm; nhưng chính hồng ân Hiển Linh mới là kết điểm mở ra những mùa gặp gỡ. Và tới phiên mình, mỗi lần gặp gỡ tại kết điểm hành trình, lại là một khởi điểm mới cho hành trình tìm kiếm mới, với những thiện chí mới nhằm vươn lên những đỉnh cao mới.
Và gặp gỡ như thế là một cuộc đổi đời. Vì thiện chí luôn tìm kiếm hồng ân, mà cũng vì hồng ân luôn đợi chờ một thiện chí biến đổi cuộc đời. Ba Vua gặp Chúa với cả tâm tình được thể hiện qua những lễ vật tiến dâng, họ đã được soi sáng để theo đường khác mà về nhà. Và ở đó sẽ là những cuộc Hiển Linh mới trong đời sống thường ngày.
Gặp ai thì cũng có thể gỡ ra được, nhưng thiện chí con người một khi đã gặp được Thiên Chúa vốn từ bao giờ đã sẵn tỏ mình ra, thì sẽ không thể gỡ ra được nữa. Người ta thành người nhà của Thiên Chúa, và trong mắt nhìn của Phaolô, người ta dẫu xa cũng hóa gần, dẫu lạ cũng nên quen, dẫu gốc gác thế nào đi nữa “cũng cùng được thừa hưởng gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” (bài đọc thứ hai). Hiển Linh chính là tên gọi khác của mầu nhiệm Nhập Thể, của danh xưng Emmanuel và của bốn mùa gặp gỡ.
3) … Để dẫn tới sứ điệp đời sống
“Lễ Ba Vua” hay “Lễ Hiển Linh”, mỗi tên gọi có những bước nhấn riêng, nhưng rốt cuộc cũng chỉ là một mầu nhiệm gặp gỡ mà Thiên Chúa từ bao thuở đã mở ra cho những kẻ biết kiếm tìm. Thế nên đây không chỉ là một biến cố của ngày đã qua, mà còn là một sứ điệp của ngày hôm nay và cho những ngày sẽ tới. Chúa vẫn tỏ mình, nhưng vấn đề là người ta có thiện chí đến gặp Ngài không.
Hôm qua đã có một nghịch lý là những kẻ đến gặp Chúa đều là những kẻ thành tâm như các mục đồng tại Bêlem, như cụ già Simêon tại Đền Thánh, như những Đạo sĩ hôm nay từ xa đến; còn toàn thể xã hội tôn giáo Do Thái lại hầu như vắng bóng, hay nếu có thì chỉ như một lực cản đáng buồn. Thế đấy! điều tưởng như thuận lợi lại là một cạm bẫy dẫn tới sự thảm bại, còn điều tưởng chừng như bất lợi lại trở nên lợi thế cho việc gặp Chúa. Liệu nghịch lý ấy hôm nay còn có mặt trong đời sống đức tin của cộng đoàn cũng như của mỗi cá nhân?
Trả lời câu hỏi ấy với quyết tâm khởi hành trên con đường mới, thiết tưởng sẽ là một điều tích cực trong Mùa Giáng Sinh. Nhưng điều tích cực hơn của ngày lễ hôm nay không chỉ là sứ điệp hoán cải, mà chính là lời mời gọi mở rộng tấm lòng, mà trân trọng tất cả những người không cùng chia sẻ một niềm tin với mình, bởi lẽ họ cũng có chỗ đứng trong tấm lòng hiển linh của Chúa. Ơn cứu độ là phổ quát. Và nếu nét đặc trưng của lễ Hiển Linh là ánh sao dẫn đường, thì trách nhiệm của những kẻ đã được gặp gỡ Thiên Chúa sẽ không chỉ thu hẹp trong đời sống cá nhân tu thân tích đức, mà còn hướng tới sứ vụ đối với những kẻ lân cận mình. Những chứng tá đức tin cậy mến, những gương sáng đời sống gia đình, những nỗ lực thực thi các giá trị Phúc Âm chính là những ánh sao cụ thể soi đường truyền giáo.
Nếu mỗi kẻ tin là ánh sao, con đường gặp gỡ biết bao sáng ngời, và lời tiên báo của tiên tri Isaia sẽ nên hiện thực hiển linh cho đời.
Tóm lại, khởi đi từ cách hiểu về tên gọi của ngày lễ để dẫn tới đời sống đức tin, đó là chủ đích của những điều chia sẻ trên đây. Nhưng từ hiểu biết đến đức tin, khoảng cách vẫn không nhỏ. Chính Phúc Âm hôm nay là một kinh nghiệm. Xin đừng để kinh nghiệm ấy mãi còn là một nghịch lý không thể vượt qua. Nhưng hãy để kinh nghiệm ấy biến thành những kinh nguyện quyết tâm mở sang cuộc sống mới. Và đó chính là cách gọi tên cụ thể một ngày lễ.
15. Niềm tin: một chuyến đi - ĐGM Vũ Duy Thống (LÀM NỤ HOA TRẮNG - Trg. 13)
Phúc Âm hôm nay rất sống động. Cứ như cuốn phim mô tả cuộc hành trình đầy kịch tính của những khách lạ phương xa: từ ngạc nhiên khám phá ngôi sao lạ, qua xáo động tại Giêrusalem, tới Bêlem nghiêng mình thờ kính, rồi dắt díu nhau lặng lẽ tìm đường khác về nhà. Cứ như xô đẩy nhau xuất hiện trên màn ảnh những cuộc đối đầu càng lúc càng thêm căng thẳng: giữa chính diện và phản diện, giữa lo sợ của bên này và thanh thản của bên kia, giữa tìm gặp hướng tới và lạc mất nẻo đi. Cứ như í ới cơ man nào là tiếng nhỏ to bàn bạc chen lẫn tiếng ồn ào bàn tán của những kẻ bị xem là xa nhưng lại biết bàn vào và của những người được coi là gần nhưng chỉ biết bàn ra.
Nhưng giữa những chi tiết tưởng như bất ngờ trên hành trình rất dài và rất xa ấy, người ta thấy lấp lánh hình ảnh của niềm tin như một chuyến đi với những đặc tính tiêu biểu:
1) Niềm tin: một chuyến đi biết tiếp nhận hồng ân Thiên Chúa.
Những vai chính trong cuộc hành trình tìm tới Bêlem “triều bái Vua dân Do Thái mới sinh” được truyền thống giới thiệu bằng nhiều kiểu nói khác nhau, lúc thì gọi là Vua, lúc khác là Đạo sĩ hoặc Chiêm tinh gia. Gọi sao cũng được: Vua vì những của lễ tiến dâng, Đạo sĩ vì hành trình tìm kiếm, Chiêm tinh gia vì nhìn thấy ngôi sao và dựa vào ánh sao mà xác định lối đường. Chỉ biết họ là những người thiện chí kiếm tìm chân lý và vận dụng tốt những phương tiện đang có để tìm gặp chân lý bằng cách lên đường không mỏi mệt.
Khởi điểm cuộc hành trình là một ánh sao lạ xuất hiện phía trời Đông, tượng trưng cho ơn thánh dẫn khởi từ Thiên Chúa, để ai biết tiếp nhận, sẽ trở nên ánh sáng soi đường. Nhìn thấy ánh sao hằng hà sa số trên bầu trời đêm là một điều bình thường ai cũng có thể làm được, nhưng nhận thấy giữa muôn vàn lấp lánh ấy chỉ một ánh sao lạ thôi lại là chuyện chẳng bình thường chút nào, nếu không muốn nói là do tổng hợp giữa kiếm tìm và gặp gỡ, hay đúng ra giữa ơn Trời ban và lòng người biết mở ra tiếp nhận.
Tương tự, niềm tin trước hết là hồng ân đến từ tình thương Thiên Chúa dành cho hết mọi người, nhưng chỉ những ai biết tiếp nhận với tâm thành chí thiện, họ mới có thể có được niềm tin vào Chúa để sẵn sàng khăn gói lên đường khởi sự chuyến đi. Ra khỏi nếp nghĩ thường ngày để tiếp nhận ý Chúa, ra khỏi thói quen khô cứng lâu đời do cha ông truyền lại để mạo hiểm một phen bước theo ánh sáng trời cao, ra khỏi những tiện nghi đủ đầy dậm chân tại chỗ để cơm mắm cơm muối gieo bước lữ hành.
2) Niềm tin: một chuyến đi biết chấp nhận những thử thách
Là hồng ân Chúa ban, nhưng đức tin cũng còn là nỗ lực đóng góp không ngơi nghỉ của con người, để vượt qua những thử thách và kinh qua những thử luyện được xem là những thách đố trong chiều dài cuộc sống. Đây không chỉ là chuyện “thức lâu mới biết đêm dài” để con người chứng minh sức bền tin tưởng tháng năm, mà còn là chuyện “lửa thử vàng gian nan thử đức” trong những lúc Thiên Chúa xem ra ẩn mặt và hồng ân xem ra vắng bóng, như lúc “ba Vua toan mất hướng, ánh sao bỗng vụt lặn”. Đấy là chưa kể đến những lúc phải đối diện với âm mưu chủ ý của những người đồng đạo, cũng tin Chúa nhưng không thành tâm, thậm chí còn gài bẫy ngọt ngào giả nhân giả nghĩa như Hêrôđê; hay cũng biết cách quy chiếu Thánh Kinh nhưng không để tìm ra lối sống ngay chính, trái lại, chỉ lợi dụng để toa rập lừa gạt phỉnh phờ người khác như một số thượng tế và kinh sư trong dân.
Đêm Noel Chúa sinh ra đem xuống niềm vui, nhưng thành phố nào đó của Iran chẳng những không có niềm vui mà còn phải chịu động đất làm chết nửa thành phố. Chúa như vắng mặt. Thử thách. Đêm Noel thiên thần hát khúc bình an mà tại Bêlem chính nơi Chúa sinh ra hôm nay vẫn còn chiến tranh, chết chóc. Chúa như vắng mặt. Se lòng.
Thử thách đối với đức tin như gió đối với lửa: gió thổi tắt lửa yếu, nhưng làm bừng lên lửa sáng. Vấn đề là cần biết can đảm và bền chí. Những thử thách trong cuộc sống niềm tin không phải là dấu hiệu Thiên Chúa bỏ rơi con người, mà là những cơ hội để con người chứng minh phẩm chất niềm tin. Niềm tin không thử thách: niềm tin dễ dàng; niềm tin thất bại trước thử thách: niềm tin dễ dãi; niềm tin chấp nhận thử thách mới là niềm tin đích thực cho dẫu nhiều khi chẳng dễ chịu chút nào.
3) Niềm tin: chuyến đi biết đón nhận đồng hành
Không phải vô tình mà lễ Hiển Linh vẫn được truyền thống gọi là lễ Ba Vua, có nơi kể tên các vị đến hàng chục (theo kiểu đồng bằng sông Cửu Long thì còn có cả chục 12, chục 16 cơ đấy), nhưng chừng như hữu ý cho thấy niềm tin không phải là cuộc đơn hành mà là một chuyến đi biết đón nhận đồng hành, không chỉ vì lý do “càng đông càng vui” mà vì giới luật yêu thương là biểu hiện rõ nhất của đức tin cũng là cách cụ thể sống động nhất để diễn đạt đức tin. Con người thời nào cũng thế, không thích bị chinh phục bởi giáo điều nhưng lại tự nguyện buông mình chịu khuất phục vì gương sáng đức tin. Nhớ lại ở Thăng Long thuở hạt giống Tin Mừng mới được gieo vào thửa đất Việt Nam, tín hữu thương nhau quá trời đến nỗi người ngoài đời đã gọi tín hữu là những người theo “Đạo yêu nhau”, tức là những người cùng đi với nhau trên nẻo sáng yêu thương.
“Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”, tín hữu đồng hành bên nhau còn để nâng đỡ nhau, nhất là trong cơn nguy biến như Ba Vua gặp Chúa tại Hang đá rồi, phải dìu nhau lên con đường khác để tránh âm mưu đen tối của Hêrôđê. Ngoài miệng thì bảo là đi triều bái, còn trong hành động lại làm điều trái, tàn sát thê lương, “giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi cặn kẽ các nhà chiêm tinh”. Con đường khác ấy sẽ mới hơn, lạ hơn và cũng có thể sẽ gặp rủi ro nhiều hơn, nhưng đã có bạn bè thân quen bên cạnh đồng hành, nên cứ an lòng nương tựa vào nhau mà dấn bước.
Giống như Kinh Tin Kính, dẫu tín hữu tuyên xưng mang tính bản thân cá nhân “Tôi tin”, nhưng không là đơn độc một mình giữa nhà thờ trống vắng mà là giữa cộng đoàn Phụng Vụ một ngày lễ trọng, nên bỗng lấp lánh như thể đồng thanh tuyên tín “Chúng tôi tin”. Tôi và chúng ta chỉ là những cách biểu lộ khác nhau của cùng một niềm tin đón nhận đồng hành.
Tóm lại, dựa vào hành trình của những vai chính ngày lễ Hiển Linh để phác vẽ niềm tin như một chuyến đi biết tiếp nhận hồng ân Thiên Chúa, biết chấp nhận thử thách và biết đón nhận đồng hành là cùng lúc tích cực hòa mình vào biến cố Chúa tỏ mình ra cho muôn dân. Nếu Chúa luôn có cách tỏ mình của Ngài thì tín hữu cũng cần lên đường đúng cách Chúa tỏ ra cho mình biết. Như thế niềm tin mới là chuyến đi đẹp lên ý nghĩa kiếm tìm và gặp gỡ. Và đó cũng là những hình ảnh sinh động mang tính hiển linh của kẻ tin trước mắt người đồng thời, giống như hình ảnh của những vai chính trong chuyến đi hôm nay: ở bước truy tìm họ được mệnh danh là Chiêm tinh gia, khi đã bước lên đường họ được gọi là Đạo sĩ và khi tới đích với lễ dâng thành kính họ được xưng tụng là Ba Vua.
***
CHÚ GIẢI
1. Chú giải mục vụ của Claude Tassin
CÁC ĐẠO SĨ
Đoạn Tin Mừng đề cập đến các vị đạo sĩ gắn kết với đoạn trước bằng cái tên “Giêsu”. Ngoài ra, Mt 1,23 đã loan báo rằng trinh nữ “sẽ sinh hạ”; còn ở 2,2 các đạo sĩ vấn hỏi: vua dân Do Thái “đã sinh hạ” ở đâu. Tuy sự thể đã quá hiển nhiên như vậy rồi, truyền thống kể lại ở đoạn Mt 2,1-12 lại chắc chắn có trước thời Matthêu; ví dụ: như việc không đề cập gì đến sự hiện diện của Giuse (x. c.11) mặc dù ở Mt 1,18-25 lại nói nhiều đến Giuse.
Ý nghĩa phong phú của đoạn này nằm ở chỗ chứa đựng rất nhiều câu ám chỉ. Trước hết ta nên dựa vào bố cục của đoạn văn, căn cứ vai trò của ngôi sao lạ mà chia nó thành hai phần để phác họa rõ nét hơn sự đối kháng giữa thái độ của các đạo sĩ với thái độ của Hêrôđê.
Trong phần đầu (1-8) tấn tuồng được hình thành:
Câu 1-2: các đạo sĩ quan sát thấy một ngôi sao loan báo sự ra đời của vua dân Do Thái và họ phải đến kính viếng. Văn bản chỉ nói rằng ngôi sao đã chỉ đường cho họ, thế thôi. Họ đi đến Giêrusalem, trung tâm của thế giới Do Thái, và hỏi ra vị vua này ở đâu?
Câu 3-6: Ở Giêrusalem, Hêrôđê vua dân Do Thái và toàn thể công nghị (thượng tế và luật sĩ) tập thể đại diện cho dân Do Thái đặc trách việc chú giải Kinh Thánh, đã nghiên cứu những lời tiên báo về Đấng Mêsia. Hơn cả ngôi sao, Kinh Thánh mới là cuốn chỉ nam dẫn đường cho các đạo sĩ.
Câu 7-8: Giới chức Do Thái giải thích rất chính xác các lời tiên tri nhưng không hề ra tay hành động. Còn bản thân Hêrôđê lúc nào cũng e ngại một đối thủ xuất hiện nên đã ghi nhớ điều mặc khải này như đoạn sau sẽ cho thấy.
Phần hai (9-12) tấn tuồng được diễn:
Câu 9-11: Các đạo sĩ lại được ngôi sao hướng dẫn đến tận chỗ ở của Đấng Mêsia sau khi họ được Kinh Thánh soi rọi.
Câu 12: Mưu mô giết chóc của Hêrôđê bị thất bại bởi vì Thiên Chúa lại ra tay can thiệp một lần nữa “các đạo sĩ trở về xứ qua một lối khác”.
Ngoài ra bản văn còn cho ta những chìa khóa khác nếu ta nghiên cứu kỹ lưỡng các nhân vật (các đạo sĩ, Hêrôđê), dấu hiệu ngôi sao và câu trích dẫn (c.6)
1. Các đạo sĩ: Vừa là những bậc thông thái lại là những nhà thuật sĩ, các “đạo sĩ” Đông Phương hành nghề bói toán, y học, chiêm tinh và giải mộng. Trước đó, Môsê đã từng đụng độ họ ở cung điện vua Pharaon, sau này các tông đồ cũng đôi lần gặp phải các nhân vật nhóm này (x. Cv 8,9; 13,8). Kinh Thánh không yêu thích gì họ. Và chỉ có dân ngoại mới làm đạo sĩ bởi vì ở xứ Israel, “phù thủy” là nghề bị cấm chỉ.
Các vị đạo sĩ trong Mt 2 đến từ Đông Phương bởi vì các thuật sĩ Đông Phương nổi tiếng hơn, nhất là các người Chaldé xứ Babylone. Matthêu không nói rõ họ thuộc dân xứ nào. Những lễ vật họ mang theo gợi ta đoán là xứ Ả Rập. Cũng có thể là xứ Ba Tư. Theo hai tác giả La tinh, khoảng năm 66 có các đạo sĩ Ba Tư tuân theo các ngôi sao chỉ đường, đã đến Rôma để triều yết hoàng đế Neron, khi trở về họ chắc rồi cũng “đi theo lối khác”. Tuy nhiên, Matthêu không dẫn dắt các đạo sĩ đến với Neron mà là đến với Chúa Giêsu và cũng rất mỉa mai khi xảy ra sự thể là: đang khi giới hữu trách Do Thái hằng được Kinh Thánh soi sáng lại không biết cách làm thì các đạo sĩ ngoại giáo chỉ dựa vào hiểu biết khoa học chứ không phải do Kinh Thánh soi sáng hoặc do tuân giữ Kinh Thánh lại làm được: đó là bài học truyền giáo đầu tiên của tác giả Tin Mừng.
Giáo Hội Đông Phương cho rằng có ba vị đạo sĩ (dựa vào số món quà đem theo) và gọi họ là ba vua. Sự tôn vinh này khá phổ biến trong Cựu Ước. Thực vậy, theo Thánh Vịnh 72, 10-15 thì các kẻ cầm đầu các dân nước đến dâng hiến châu báu xứ sở lên cho Đấng Mêsia. Nhưng Matthêu không gọi họ là vua: họ là những dân ngoại khiêm hạ nhất đã đến với Đức Kitô.
2. Ngôi sao lạ: Chắc chắn tác giả Tin Mừng sẽ giật mình khi biết rằng hậu thế mình đã ra công cất sức truy tìm những giả thuyết để xác định cho được tinh vân nào hoặc sao chổi nào có lẽ đã xuất hiện vào thời Chúa Giêsu. Ngôi sao của Matthêu không phải là vì tinh tú mọc trên bầu trời, mà là ở trong Kinh Thánh (Theo Ds 24,17 thì sẽ có ngày “ngôi sao nhà Giacóp” sẽ mọc lên. Và dân Do Thái ở thế kỷ I đã áp dụng lời tiên tri này cho Đấng Mêsia. Hình ảnh tượng trưng đó rất phù hợp với câu chuyện về các đạo sĩ ở đây). Bởi vì lời tiên báo trong Ds 24 cho dân Israel không phải do một tiên tri Israel nói ra mà bởi Balaam, một kẻ ngoại mà truyền thống vẫn coi ông ta như là kẻ giải mộng, nghĩa là một “đạo sĩ”.
3. Hêrôđê: Khi Chúa Giêsu ra đời, triều đại Hêrôđê đại đế (năm 37-4 trước Công nguyên) đã chấm dứt. Ta biết rằng Denys bé nhỏ, một tu sĩ sống vào thế kỷ VII đã sai lầm khi xây dựng bộ lịch ngày nay. Đúng ra, Chúa Giêsu ra đời vào năm thứ bảy hoặc thứ sáu “trước khi Chúa Giêsu Kitô ra đời”. Bấy giờ, Hêrôđê rất sợ kẻ chiếm ngôi đến độ y đã ra lệnh xử giảo ngay cả một số con cái mình: các kẻ đương thời đã khôi hài với nhau rằng: thà rằng làm con heo (hus theo tiếng Hy Lạp) của Hêrôđê hơn là làm con đẻ (huios) của y. Tóm lại, những gì ở đây Matthêu gán cho nhân vật Hêrôđê đều cảm hứng từ thực tế. Nhưng một phần thì đoạn kể về các thuật sĩ mang tính biểu tượng và mặt khác lúc bấy giờ người ta lại không hề biết sự ra đời của Chúa Giêsu nhưng cuộc tàn sát ở Bêlem chắc chắn có để lại dấu ấn trong lịch sử Do Thái, đều là những sự kiện thực tế. Hình tượng nhân vật Hêrôđê được truyền thống Tin Mừng xét theo hai cách:
a) Đàng sau lời sứ thần báo tin cho Giuse đúng là một việc khả thi, giống như lời báo tin của Thiên Chúa cho người cha tương lai của Môsê vậy. Nhưng lại có truyền thuyết Do Thái cổ xưa khác, cũng thuật lại một giấc mộng làm Pharaon lo lắng và được các thuật sĩ cắt nghĩa như sau: một Hài Nhi sẽ sinh ra nơi dân Hy Bá Lai, nó sẽ triệt hạ xứ Ai Cập. Chính vì vậy mà Pharaon đã ra sắc chỉ tàn sát mọi con trai đầu lòng của người Hy Bá Lai (x. Xh 1,15). Chịu ảnh hưởng của truyền thống này, ở đây Chúa Giêsu xuất hiện như một Môsê mới và Hêrôđê đóng vai vị vua tàn ác nhưng chỉ chuốc lấy thất bại.
b) Mặt khác, trong đoạn tường thuật này, Hêrôđê được bao quanh bởi “toàn thể Giêrusalem” (c.3) và các quan chức Do Thái giáo (tư tế, luật sĩ: c.4). Như thế cuộc khổ nạn và những kẻ chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu đã được dựng lên ở đây rồi vậy.
4. Lời tiên tri của Mikha (c.6): Đáp lại câu hỏi ở c.2 “Vua dân Do Thái sinh hạ ở đâu?”. Dựa vào lời nói của các tư tế và luật sĩ (thực ra là của Matthêu), bằng cách trưng ra “bố trí” sẵn những câu trích dẫn Cựu Ước. Matthêu đã trích Mk 5,1-3 và phối kết với 2Sm 5,2 “Ngươi sẽ là mục tử chăn dắt Israel dân Ta” đó chính là lời hứa đối với Đavít. Ta cũng cần nói thêm rằng tiên tri Mikha nối kết với câu Is 7,14 đã được trích ra ở trên. Như thế, lời tiên báo được sắp xếp lại như vậy có ý nghĩa gì?
a) Trung thành với Mikha, và ít lạc quan về tương lai của Giêrusalem, Matthêu đã tôn vinh làng Bêlem đơn hèn, vì đó chính là ngôi làng của Đấng sẽ trở nên Mêsia cho những kẻ bé mọn (x. Mt 11,25-30).
b) Nhận chân giá trị của thành vua Đavít và lời hứa ban cho vị vua này (2Sm 5,2) nối kết tầm quan trọng của tổ phụ Đavít của Chúa Giêsu như đã nhấn mạnh trong Mt 1.
c) Nếu Chúa Giêsu phải là “mục tử dân Israel” (một tước hiệu gán cho chính Thiên Chúa x. Tv 80,2) và nếu Giêrusalem đã khước từ Đấng chăn dắt mình, vậy thì lời tiên tri làm sao nên trọn được? Đó chính là toàn bộ thảm kịch của sứ vụ Đức Kitô.
Toàn bộ nét biểu trưng đoạn đã biến Tin Mừng về ba vị đạo sĩ thành một Tin Mừng thu nhỏ lại: vua Đavít mới, Môsê mới ngày kia sẽ rao giảng trên núi, Người mục tử bị chê bỏ (cf. Mt 26,31) bởi những kẻ kêu gào phải giết Ngài đi, rồi chế nhạo “Vua dân Do Thái” trên đồi Calvariô (cf. Mt 27,37) để rồi đến một ngày vang dội lệnh truyền khẩn thiết này “hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân”.
Câu hỏi cốt lõi của đoạn này là: Ở ĐÂU? Những chuỗi kế đến sẽ liệt kê (Mt 28,19) thêm Ai Cập, Rama, Galilê, Nagiarét trong số nhiều địa điểm có ý nghĩa của cuộc sống đời Đấng Mêsia.
2. Chú giải của Fiches Dominicales
BỊ DÂN NGƯỜI TỪ CHỐI KHI MỚI SINH RA,
ĐỨC GIÊSU ĐƯỢC DÂN NGOẠI TIN NHẬN
LÀ VUA KHẮP THIÊN HẠ
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Đọc lại dưới ánh sáng Phục sinh...
Luca đã thuật lại việc các mục đồng đến viếng thăm hang đá, bài tường thuật ấy ăn nhịp với quan điểm lựa chọn người nghèo của ông. Về phần Matthêu, ông này kể lại chuyến thăm viếng của các vị Đạo sĩ, bởi ngay từ những trang đầu của Tin Mừng, họ đại diện cho những vùng đất xa xôi mà Đấng Phục Sinh sẽ sai các môn đệ đến, trong lần gặp gỡ cuối cùng ở Galilê: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành Môn đệ... " (Mt 28,19).
Bên dưới cái bề ngoài có vẻ ngây ngô trẻ con kia, đoạn Tin Mừng về các vị Đạo sĩ rất quen thuộc này thực ra đã được hình thành một cách tài tình, bằng một thứ nghệ thuật ngôn ngữ biểu tượng hoàn hảo, và chứa đầy những ẩn dụ của Cựu Ước mà nó hoàn tất: dưới ánh sáng của Phục sinh, tác giả Tin Mừng đã tìm về nguồn gốc lai lịch của Đức Giêsu, cho chúng ta khám phá thấy dưới dạng còn mới tiềm ẩn, những gì rồi đây sẽ hiện tỏ trọn vẹn trong cuộc đởi và biến cố vượt qua của Người.
A. Marchadour lưu ý chúng ta: "Tác giả Kinh Thánh, không cố bận tâm về tính xác thực lịch sử như chúng ta ngày nay, là những kẻ đầu óc mang nặng chủ nghĩa thực nghiệm. Nên nhớ tất cả những trình thuật về thời thơ ấu của Chúa đều được biên soạn từ các dữ kiện xảy ra về sau, được đưa vào muộn màng sau này. Phải đọc lại quá khứ dưới ánh sáng của hiện tại, tầm quan trọng của Kinh Thánh như là những "Lời tiên tri”, vẻ huy hoàng của biên cố vượt qua, tất cả đều tỏ cho thấy căn tính đích thực của Đức Giêsu. Tất cả cho phép chúng ta hiểu rằng các trình thuật thơ ấu đều đã được viết lại và tính xác thực lịch sử không phải là bận tâm hàng đầu của tác giả Kinh Thánh" (Les dossiers de la Bible, số 44, tr.5).
2. Một tường thuật sử dụng ý nghĩa biểu tượng của những đối lập:
Người đọc dễ dàng nhận ra được ngay hai phía đối lập nhau:
Phía thứ nhất có khung cảnh là đền thờ Giêrusalem, nơi triều đình của Hêrôđê.
Các Đạo sĩ có thể là những nhà chiêm tinh xứ Babylon, chuyên tìm đọc những bí ẩn của những vì sao - đã lên đường đi Giêrusalem, trái tim của thế giới Do Thái, để đến bái lạy "Đức Vua dân Do Thái”, bởi thấy sao của Người xuất hiện loan báo (c.1 và 2).
- Tuy nhiên, để gặp được Đấng họ tìm kiếm, ngôi sao lạ kia không đủ. Các ông cần đến sự trợ giúp của dân Do Thái và Kinh Thánh của họ.
Khi được các vị đạo sĩ đến hỏi, Hêrôđê và thành phần lãnh đạo tôn giáo ở Giêrusalem quay sang tra cứu các lời sấm liên can đến Đấng Mêsia (c.3 và 6).
Để trả lời cho các vị khách phương xa này, nhóm cầm quyền Do Thái đã chú giải một cách chính xác lời các Ngôn Sứ, nhưng vẫn ở lại trong thành Giêrusalem (c.7 và 8).
Phía thứ hai ở tại Bêlem, nơi Đức Vua Giêsu đang chờ đón các vị đạo sĩ.
- Được Kinh Thánh chỉ dẫn lại, các vị đạo sĩ tìm thấy lại ngôi sao lạ. Lần này, nó đưa các ông đến với Đấng Mêsia ở Bêlem (c.9 và 10).
- Đến nơi họ gặp được Chúa Giêsu và sấp mình bái lạy Người, rồi dâng tiến Người những bảo vật quý giá nhất của xứ sở mình, đó là "vàng, nhũ hương và mộc dược" (c.11).
Hêrôđê thì chỉ nuôi những ý đồ giết người, nhưng không thành do sự can thiệp của Thiên Chúa: "được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên các vị đạo sĩ đã đi lối khác mà về xứ mình" (c. 12).
Nếu phân tích kỹ hơn, người ta sẽ phát hiện thấy một bộ ba những cặp đối lập nhau - một lời báo trước về khổ nạn – làm thành cái khung của câu chuyện:
Giêrusalem, trung tâm chính trị và tôn giáo, đã khước từ Đấng đến để hoàn tất những lời hứa, đối chọi với Bêlem, nơi hạ sinh của Con Vua Đavid các ngôn sứ từng loan báo.
Các đầu mục dân lsrael (các thượng tế và kinh sư hợp thành thượng Hội Đồng, cơ quan thẩm quyền đại diện cho Do Thái giáo) là những kẻ tự cho mình là hiểu biết Kinh Thánh, nhưng lại tỏ ra bất lực không thể ra đi, rời bỏ khỏi nơi ở của mình là Giêrusalem, họ đối chọi với các vị đạo sĩ ngoại giáo đã biết tìm kiếm, lên đường và sau cùng đã tìm thấy. Trong lúc phía bên kia “bối rối, xôn xao" thì phía bên này "mừng rỡ vô cùng”.
Hêrôđê, kẻ được tác giả gọi là "vua”, và là kẻ chỉ nơm nớp cho ngai báu của mình, đối chọi với Hài Nhi Bêlem, Đấng thật sự là vua: - Nơi Người đã ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia 60 (bài đọc I), loan báo ngày mà dân ngoại lũ lượt tiến về Giêrusalem, mang theo vô vàn châu báu để triều cống. Nơi Người đã ứng nghiệm lời ngôn sứ Mica 5,1 nói đến Bêlem như là nơi sinh của Đấng Mêsia: "Phần ngươi, hỡi Bêlem, nhỏ bé nhất trong hàng các bộ tộc Giuđa. Chính tự nơi người sẽ xuất hiện cho Ta, Vị có mệnh thống lĩnh Israel”.
Nơi Người đã ứng nghiệm lời tiên tri của Balaam, một người ngoại giáo, trong sách Dân Số 24, báo trước sẽ có một ngày xuất hiện "một ngôi sao mọc lên từ Giacob”.
Như thế, qua nét tinh tế của bố cục và lối viết của mình, câu chuyện đã công bố cho thấy căn tính nhiệm mầu của Đức Giêsu, loan báo sứ mạng của Người, báo trước việc Người sẽ bị những đầu mục của dân Người chối từ, cũng như sự kiện dân ngoại sẽ tìm đến với Hội Thánh. Tắt một lời, nói theo kiểu của Claude Tassin, chúng ta đang có ở đây một thứ "Tin Mừng ở dạng thu nhỏ”.
Được đặt lại trong toàn bộ Tin Mừng của Matthêu, ý nghĩa của đoạn văn sẽ trở nên sáng tỏ. Francois Brossier tóm tắt như sau: "Những kẻ đáng ra phải đón nhận Đấng Mêsia do Thiên Chúa gởi đến, lại không nhận biết người, bởi đầu óc chúng đã ra cằn cỗi. Đang khi đó, chính những dân ngoại lại đón nhận và tôn thờ Người. Sự chối từ nơi phần lớn dân Israel và thái độ đón nhận nơi dân ngoại, một chủ đề sẽ bàng bạc trong khắp cả Tin Mừng, đó là điều đang được minh nhiên công bố ở đây" (Le Monde de La Bible, số 85, trang 18).
BÀI ĐỌC THÊM
1. “Chúng ta có để mình được Phúc Âm hoá bởi chính Tin Mừng mà chúng ta có bổn phận phải loan báo?”
(T.Sintas, trong "Parole de Dieu pour la méditation et l'homélie", Médiaspaul, tr.27).
"Nơi chúng ta, là Giáo Hội, hôm nay, được ký thác một ánh sáng có khả năng soi dẫn đường đi nước bước cho tất cả những ai đi tìm Đức Giêsu. Điều đó chẳng do bởi nhân đức thánh thiện của chúng ta, cũng chẳng do bởi đời sống tốt lành hay đức tin cá nhân của chúng ta. Tất cả chỉ vì đó là sứ mạng chúng ta đã nhận lãnh từ nơi Đức Kitô. Những gì chúng ta phải loan báo không có cơ sở chân lý từ chính bản thân chúng ta, nhưng duy nhất từ Đấng đã giao phó sứ mạng ấy cho chúng ta. Sức mạnh của việc Phúc âm hoá đến từ Thiên Chúa. Đừng chờ đến khi nào nên thánh rồi mới thi hành nhiệm vụ. Một cách đơn sơ, khiêm tốn, chúng ta hãy để mình được phúc âm hoá bởi chính Tin Mừng mà chúng ta có bổn phận phải loan báo".
2. Bạn có biết rõ câu chuyện về Balaam và con lừa của ông ta chưa?
(H.Denis, trong "100 mots pour dire la soi", Desclée de Brouwer, tr. 71-72).
"Không có hang đá nào mà lại không có ngôi sao. Chẳng có lễ Hiển Linh nào mà lại thiếu vắng vì sao lạ ấy... Nhưng sự thực mà nói, bạn có biết rõ hay không câu chuyện về Balaam? Người ta không biết đích xác nó xảy ra khi nào (sách Dân Số, ch. 22- 24), nếu không phải là vào khoảng giai đoạn cuối cuộc xâm nhập của Israel vào Đất Hứa, không xa thành Giêricô bao nhiêu. Những người dân xứ Moab kinh hoàng trước sức tiến của Israel. Họ tìm đến với một người tên Balaam nào đó, có lẽ là một thầy bói, để nhờ ông ta trù ẻo cho Israel (vào thời đó, người ta còn tin vào hiệu năng hầu như ma thuật của những lời trù ẻo).
Được Thiên Chúa can ngăn trong giấc mộng, lúc đầu Balaam từ chối, rồi sau đó lại quyết định lên đường và cưỡi con lừa cái của mình. Thiên Chúa liền nổi giận và hiện ra cho con lừa dưới dạng một Thần sứ với gươm tuốt trần cầm tay. Con lừa tránh sang một bên đường và phóng xuống ruộng. Balaam đánh đập và hành tội con vật. Nó lại chui vào một khúc đường trũng và hẹp, vô phương tới lui hay nhúc nhích bên này bên kia. Con lừa đáng thương quỵ xuống dưới làn roi tới tấp. Lúc ấy, Thiên Chúa cho nó mở miệng nói: nó trách móc Balaam đã đối xử với nó sao quá tàn nhẫn. Phút chốc, Balaam nhìn ra được vị thần sứ với lưỡi gươm trần, ông quì xuống sấp mặt bái lạy. Sau đó, ông được tiếp tục ra đi, nhưng với một điều kiện: chỉ được phép nói trước mặt các thù địch của Israel điều Thần sứ bảo nói! Thế là cái ông Balaam của chúng ta xổ ra một tràng những lời chúc phúc cho Israel: “Làm sao tôi sẽ trù ẻo kẻ Thiên Chúa không cho trù ẻo? Ai nào đếm được số đông của Giacob và Israel? Một ngôi sao mọc lên từ Giacob và một vương tướng xuất từ Israel sẽ đập tan Moab lẫn Eđom? Câu chuyện là như thế, trong đó có nói đến một con lừa biết nói, y như trong chuyện ngụ ngôn của La Fontaine.
Đó cũng còn là lời loan báo trong trời đất về ánh huy hoàng của Đấng Mêsia: "Một ngôi sao mọc lên từ Giacob”. Rồi đây chẳng bao lâu. các nhà đạo sĩ sẽ công bố cái âm hưởng vang vọng khắp địa cầu của cuộc giáng sinh của Chúa Giêsu. Từ nay, trong Người, toàn thể nhân loại, đã được chúc phúc.
Tôi muốn nghĩ rằng ngôi sao của Noel bắt đầu từ chuyện một con lừa cái bị kiệt sức và quỵ ngã, là kẻ đầu tiên nhận thức được tầm mức lớn lao của biến cố. Đúng thế, nhân loại vừa được sinh ra dưới một ngôi sao tốt, ngôi sao của Đức Giêsu.
Khi Đức Giêsu ra đời lại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì
Đó chỉ là những từ duy nhất, rất ngắn ngủi mà Matthêu dùng để nói về lễ Giáng sinh. Ít thật! Thực sự, Matthêu có vẻ chú ý quá ít đến biến cố đơn thuần, khác với Luca. Trái lại, một cách rõ rệt, Matthêu chủ ý trình bày với các độc giả của mình ý nghĩa của sự sinh ra. Và ông cho họ hiểu ý nghĩa trong câu truyện này về các nhà chiêm tinh... chính câu truyện được triển khai tối đa, và được trình bày, nếu chúng ta lưu ý, như một thứ dẫn nhập cho toàn bộ Tin Mừng theo Thánh Matthêu.
Thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ Phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu?”
Matthêu so sánh, như hai chất nổ, hai danh hiệu:Vua Hêrôđê... vua dân Do Thái. Câu hỏi này mà những người nước ngoài sắp nhắc lại trên các phố phường chật hẹp ở Giêrusalem, đã vang đến tai những người Do Thái như một sự mỉa mai cay độc. Người ta hiểu rằng nó cũng làm cho Hêrôđê vốn đa nghi phải giao động. Qua lịch sử, người ta biết rằng cả đời ông bị ám ảnh vì sợ mất quyền bính, và ông thấy chỗ nào cũng có âm mưu, nên chỉ luôn luôn sống trong các thành lũy, và cho giết chết ba người con trai, bà mẹ vợ và thậm chí chính người vợ riêng của mình.
Đấy là về chuyện lịch sử. Nhưng ý nghĩa mà Matthêu dành cho danh hiệu “Vua dân Do Thái" này lại sâu xa hơn nhiều; Nước Trời sẽ là một trong những đề tài ông ưa thích. Matthêu, ngay từ đầu loan báo về Đức Vua của Vương quốc này. Ngay trang đầu trong sách Tin Mừng của ông, có một vương miện đang tranh chấp: ai thực sự là "vua" dân Do Thái? Hêrôđê, một nhà vua chuyên chế, hiếu sát và tàn bạo? Hay là Giêsu, người bé nhỏ, yếu hèn, không có vũ khí sẽ chết như nạn nhân vô tội? Chính ở trang cuối cùng sách Tin Mừng của mình, theo một phương thức viết hàm ý quen dùng trong văn chương Sê-mít, mà Matthêu đã đặt lại cho Đức Giêsu "Vua dân Do Thái" này. Những binh lính sẽ nói "Ngự tâu, Vua dân Do Thái" (Mt 27,29). Philatô sẽ cho ghi "Này là Vua dân Do Thái" ở trên đầu Đức Giêsu chịu khổ hình thập giá, để chỉ rõ cái "lý do khiến người bị kết án" (Mt 27,37). Tất cả các kinh sư và đại giáo trưởng sẽ cười nhạo "Nếu y là Vua dân Do Thái, thì y cứ xuống khỏi thập giá đi" (Mt 27,37).
Từ khi sinh ra, Thánh Matthêu gợi ý, Đức Giêsu chỉ là một vua khiêm tốn, hình ảnh của "Người đầy tớ chịu đau khổ" của Isaia vị vua này sẽ chỉ cưỡi trên lưng lừa (Mt 21,5) trong cuộc khải hoàn chóng qua với những tàu lá, vị vua đến không Phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ (Mt 20,28), và sẽ yêu cầu các bạn hữu của mình "đừng thống trị, mà hãy làm cho mình trở thành những đầy tớ" (Mt 20,25-26). Vương quyền của vị vua này không thuộc về thế gian này, nó không hề giống vương quyền của Hêrôđê: nó chỉ được tiết lộ một cách nghịch lý trong ngày Người thụ nạn, chúng ta sẽ hàm ý gì dưới những từ lặp lại trong lời kinh của chúng ta: "Xin cho Nước Cha trị đến!"...Người trị đến với Chúa Cha và Chúa Thánh Linh đến muôn muôn thế kỷ".
Chúng tôi đã trông thấy vì sao của Người xuất hiện
Ngày nay, Giáo Hội so sánh câu truyện Hiển Linh này với bản văn của Isaia được chọn lựa giữa vô số bản văn Kinh Thánh loan báo Đấng Mêsia đến như một ánh sáng. "Hãy đứng lên hỡi Giêrusalem, ánh sáng của người đã đến và vinh quang của Đức Chúa xuất hiện trên ngươi. Hãy nhìn xem: bóng tối lại bao trùm mặt đất, nhưng Đức Chúa xuất hiện trên ngươi, và vinh quang của Người chiếu tỏ trên ngươi. Các dân nước sẽ tiến về phía ánh sáng của ngươi, và các vua, về phía luống sáng bình minh ngươi (Is 60,1-6) Người ta nhớ lại ánh sáng của Đấng Cứu Độ được hát vào Mùa Vọng và trong lễ đêm Giáng sinh: Người đi trong bóng tối đã trông thấy xuất hiện một ánh sáng lớn lao, bởi vì một Hài Nhi đãsinh ra cho chúng ta" (Is 9,1-5).
Trong chủ đề về ngôi sao, có cả một ý nghĩa mà Thánh Phêrô chỉ rõ khi người nói về đức tin như “sao Mai xuất hiện trong lòng chúng ta” (2Pr 1,19). Ngôi sao tượng trưng cho ánh sáng của Chúa, ân sủng của Chúa, tác động của Chúa trong tâm trí của mọi người, và dẫn dắt mọi người hướng về Đức Kitô. Vâng, Thiên Chúa nhìn ngắm với tình yêu những nhà chiêm tinh ngoại giáo tiến về Đức Giêsu. Trong đời tôi, cũng có một ơn hướng dẫn tôi khám phá ra Đức Giêsu. Tôi có can đảm đi theo ơn đó cho đến nơi mà ơn huệ hướng dẫn tôi không? Xin hãy dẫn dắt con trong ánh sáng này một bước, một bước, chỉ một bước hướng tới Chúa!
Và chúng tôi đến bái lạy Người
"Bái lạy". Động từ này được Matthêu sử dụng ba lần trên trang này chỉ thái độ sâu xa của các nhà chiêm tinh ngoại giáo này. Họ đến để thờ lạy. Còn tôi? Đôi khi tôi có bái lạy không? Trước cái gì? Trước ai? Tôi gán cho một ý nghĩa gì về việc bái lạy của tôi lúc dâng Thánh Thể trong thánh lễ không? Nhiều bạn trẻ ngày nay, tìm lại được cái cử chỉ bái lạy lớn lao, ở đó có người nhận biết sự bé mọn của mình, đã hoàn toàn phục dài trên mặt đất trong lòng tôn thờ của tất cả vạn vật.
Nghe tin ấy vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân Israel lại.
Giữa câu truyện Hiển Linh, Matthêu đưa ra hai thái độ mà cháng ta luôn luôn thấy lại trong sách Tin Mừng cha ông: "Một đàng là sự khước từ của các lãnh tụ chính trị và tôn giáo Do Thái. Đáng lẽ họ phải là những người đầu tiên nhận ra Đấng Mêsia Thế mà, họ làm gì? họ sợ hãi, họ lo âu. Họ không động tĩnh. Ngay từ đầu họ tìm giết Đức Giêsu. Người ta tưởng đã nghe thấy tiếng kêu buồn rầu to lớn Đức Giêsu thốt ra về Giêrusalem: "Khốn thay! Các kinh sư và các Pharisêu... Hỡi Giêrusalem! Giêrusalem! Ngạo giết chết những người ta sai đến với ngươi bao nhiêu lần ta đã muốn tập hợp các con cái ta! Và các người đã không muốn" (Mt 23,27-37).
Đàng khác, trái lại, sự "đón tiếp" của những nhà chiêm tinh ngoại giáo. Dù không được chuẩn bị bao nhiêu để nhận biết Đấng Mêsia, chính họ lại đi tìm kiếm Người, họ năng động, và không chút lo âu, họ cảm thấy "một nỗi vui mừng lớn lao Người ta tưởng chừng nghe thấy câu kết luận của sách Tin Mừng Matthêu: Các ông hãy đi và hãy làm cho tất cả các dân nước trở thành môn đệ (Mt 28,19).
Thực ra, trang Tin Mừng này, trong những thế kỷ đầu tiên, được dành để cố giải thích cho các Kitô hữu gốc Do Thái (Matthêu muốn nói trực tiếp cho chính họ) hiểu tại sao Giáo Hội gồm có đa số là những Kitô hữu gốc ngoại giáo khi mà Thiên Chúa lại gắn bó quá mạnh mẽ với Do Thái. Mátthêu, chứng minh, nơi Giêsu. một Đấng Cứu Độ được mong đợi. Người đến vì tất cả mọi người: và nước Do Thái mới gồm có những người Do Thái hay ngoại giáo, bái lạy trước Đức Giêsu. Điều đó được tất cả những lại phát ngôn "có tính chất phổ độ" loan báo trước: Giêrusalem phải trở nên kinh đô của tất cả các dân tộc. "Lạc đà từng đàn che rợp đất, lạc đà Mađian và Êpha: tất cả những người từ Saba kéo đến, đều mang theo vàng với trầm hương, và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa" (Is 60,1-6). Người ta nhớ đến, bên Israel. nữ hoàng Saba, đến từ xa, bà đã lên Giêrusalem để gặp gỡ Salômôn. Thánh Vịnh 71, được hát ngày lễ Hiển Linh, lặp lại cùng một chủ đề của phần mở đầu: "Các vua xứ Tacsi và các hải đảo sẽ mang các tặng phẩm đến". Và cũng chính Matthêu sẽ nói lại trong sách Tin Mừng của ông rằng các dân tộc "sẽ đến từ Phương Đông và Phương Tây, an phần vào bữa tiệc với Abraham" (Mt 8,11). Một lần nũa, người ta thấy sách Tin Mừng này được cấu tạo như thế nào. Vâng, các "nhà chiêm tinh" tượng trưng cho tất cả những người ngoại giáo (và những người không tin) ở mọi thời đại Và trong những từ này, chúng ta không đưa vào đó một ý nghĩa xấu nào cả. trái lại!trong số các bạn bè của chúng ta, có đông người như thế, tất cả những người này hoàn toàn chân thành trong các xác tín của họ, họ có một cuộc sống ngay thẳng, có một ý thức về công lý, và về việc phục vụ tha nhân, họ có một đời sống gia đình gương mẫu, và làm trọn một cách hoàn hảo những nghĩa vụ nghề nghiệp của họ. Dẫu vậy, họ không biết Đức Giêsu Kitô theo nghĩa mạnh.
Lễ Hiển Linh là lễ của tất cả những người không biết Đức Giêsu, của tất cả những người có niềm tin khác với chúng ta. Và Thiên Chúa yêu mến họ, soi sáng cho họ, Thiên Chúa dùng ân điển vô hình để lôi kéo họ đến với Người. Nhưng, chúng ta, chúng ta phê phán họ như thế nào?
Và đây là điều ngôn sứ đã viết: "Phần ngươi, hỡi Bêlem. miến đất Giu-đa,... vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời".
Tại sao, hãy nói cho tôi hay, ngôi sao lại không trực tiếp dẫn lối những nhà chiêm tinh, nếu phải làm, đến Bêlem, gần Đức Giêsu? Tại sao có đường vòng qua Giêrusalem, qua các "kinh sư và thượng tế” Bởi vì Thiên Chúa trung thành với những lời Người hứa, và vì, nếu ơn cứu độ được đưa đến cho tất cả mọi người, thì ơn đó đến qua trung gian những người Do Thái (Rm 9, 10-11).
Họ mở bảo tráp, lấy tặng vật mà dâng tiến.. Họ đi lối khác mà về xứ mình...
Việc thờ phường là một trong những chức năng chính yếu của Giáo Hội: sự thờ phượng thật, chính là dâng tiến lên Thiên Chúa kết quả lao động của con người và của đất. Như vậy cuối cùng tất cả mọi giá trị mà nhờ đó các nền văn minh sinh tồn được. Cuộc gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời: một con đường mới mở ra... Tin Mừng vui biết bao, lạy Chúa!
4. Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
CÁC ĐẠO SĨ
I. Thật và không thật
Câu chuyện này gây ra 2 cảm tưởng trái ngược nhau: (a) một đàng có những chi tiết khiến ta nghĩ rằng đây là một chuyện hoang đường, giả tạo, chẳng hạn: cuộc hành trình dài của các đạo sĩ, ngôi sao lạ di chuyển dẫn đường rồi cuối cùng chỉ đúng vào chỗ Thánh Gia đang ở, cả thành Giêrusalem khi hay tin có vua mới sinh ra lẽ ra phải vui mừng mà sao lại bối rối. Hêrôđê phải triệu tập tất cả các thầy thượng tế để hỏi một câu rất dễ, mọi người đều biết nơi Hài Nhi sinh ra trong khi Hêrôđê không biết, sao chẳng ai tò mò đi theo các đạo sĩ để xem Hài Nhi v.v. (b) nhưng đàng khác có nhiều chi tiết rất hợp với lịch sử, như quan tâm của các chiêm tinh gia phương đông về một vì vua cứu thế, những hồi nổi cơn bất ngờ của Hêrôđê...
Những nét không thật và những nét thật ấy khiến chúng ta nghĩ rằng tác giả không chủ ý viết một bài tường thuật đúng nghĩa, mà chỉ muốn viết một bản văn để diễn tả quan điểm thần học của mình. Trong mục đích đó, tác giả đã xử dụng văn thể Midrash (xem lại trang 19, số III,4): tường thuật một sự kiện có thật nhưng giải nghĩa thoáng rộng nhằm đưa ra một bài học cho độc giả.
II. Vấn đề đặt ra bài học của Matthêu
- Trong cộng đoàn của Matthêu mà đa số là Kitô hữu gốc Do Thái, người ta rất thắc mắc về sự kiện tại sao trong khi lương dân thì đón nhận Đức Giêsu Kitô, còn dân Chúa chọn lại từ chối Ngài.
- Matthêu viết chuyện này (theo văn thể Midrash) nhằm đưa ra câu trả lời: Tại vì lương dân ngoan ngoãn với Thiên Chúa hơn, chẳng hạn các đạo sĩ. Họ chỉ có hiểu biết rất đơn sơ tự nhiên (chiêm tinh), nhưng nhờ ngoan ngoãn theo sự hướng dẫn của Chúa (biểu tượng là ngôi sao lạ), nên đã được dẫn tới đức tin vào hài nhi Giêsu. Ngược lại, các thủ lãnh tôn giáo của người do thái cùng với Hêrôđê, mặc dù đã có Sách thánh trong tay (họ biết rõ là hài nhi sẽ sinh tại Bêlem) nhưng vẫn không tin. Sự kiện Đức Giêsu được lương dân tin thờ gợi nhớ đến lời của ngôn sứ Isaia (49,23 và 60,3-6), cũng như Tv 72,10-15.
- Matthêu vừa giải đáp thắc mắc của cộng đoàn, vừa xoáy sâu hơn vào luận đề chung của mình trong cả 2 chương nhập đề:
• Bảng gia phả chứng minh sự châm rễ của Đức Giêsu vào lịch sử dân biệt tuyển.
• Câu chuyện báo tin cho Giuse cho thấy tính siêu việt của Đức Giêsu.
• Câu chuyện các đạo sĩ này cho thấy tính vương giả của Ngài, đồng thời hé mở cái nghịch lý vẫn thấy xuất hiện tới lui nhiều lần trong tác phẩm: dân Chúa đã không chấp nhận Ngài.
III. Giải thích một số chi tiết
- Bêlem: ở 7km phía Nam Giêrusalem, là quê quán của Booz, Jessé và nhất là của Đavít (1S 16 20,6).
- Hêrôđê: Đây là Hêrôđê Cả, trấn nhậm miền Judée (37-4 trước công nguyên). Sử sách làm chứng rằng vào những năm cuối đời, ông nghi ngờ mọi người có ý đồ lật đổ ông, vì thế mà ông không ngại ra tay tàn sát tất cả những ai mà ông nghi là sắp làm hại ông, kể cả những người trong gia đình ông.
- Đạo sĩ: Có lẽ đây là những nhà chiêm tinh ngoại đạo nhưng có tiếp xúc với đạo Do Thái và cùng chia sẻ một số niềm tin của Do Thái, trong đó có niềm tin vào Đấng Messia sắp đến. Họ sống ở phía bờ bên kia sông Jordan. Từ thế kỷ V, người ta cho rằng họ là những vị vua số lượng là 3. Đến thế kỷ 8 người ta còn đặt cho các ông những tên là Gaspar, Balthasar và Melchior.
- Vua Do Thái mới sinh ở đâu? Matthêu nhấn mạnh đến tính vương giả của Đức Giêsu. Đồng thời Matthêu cũng cho thấy một nét mỉa mai: chính lương dân nhận ra tính vương giả này và nói cho dân Do Thái hay.
- Ngôi sao: Do Thái giáo dựa vào Dc 24,17: "Một ngôi sao sẽ xuất ra từ nhà Giacóp, một vương trướng sẽ chổi dậy từ nhà Israel" để tin rằng sự xuất hiện một ngôi sao lạ là dấu chỉ Đấng Messia đến.
- Chúng tôi đến thờ lạy Ngài: Động từ "thờ lạy" (preskunêô) được Cựu Ước thường dùng để chỉ việc lương dân đến tôn thờ Giavê trong Đền Thờ. Matthêu dùng động từ này có ngụ ý nói đến tính đại đồng của ơn cứu rỗi mà Đức Giêsu mang đến.
- Cả thành Giêrusalem bối rối: chi tiết này rõ ràng là phóng đại. Matthêu phóng đại như vậy để diễn tả ý tưởng cả một phần lớn dân Do Thái từ chối Đức Giêsu. Chi tiết này càng làm nổi bật cái nghịch lý mà ta đã nói ở trên.
- cc 4-5: không nhằm chúng minh sự ngu dốt của Hêrôđê, cũng không chứng minh sự thông thái của các ký lục và thượng tế, mà đơn giản Matthêu chỉ dùng mấy câu này để dẫn vào câu Sách Thánh mà Matthêu sắp trích dẫn sau đó.
- c 6: Matthêu trích dẫn phối hợp Mt 5,1-3 và 2S 5,2 để trình bày Đức Giêsu là một vua Đavít mới.
- c 10: Niềm vui của các đạo sĩ: "Các ông vui mừng hớn hở". So sánh với Lc 2,10 (Tin vui vĩ đại). Đó là niềm vui to lớn của lương dân khi thấy Đức Giêsu mang đến cho họ ơn cứu rỗi mà bấy lâu nay họ khao khát chờ mong.
- c 11: Cử chỉ của các đạo sĩ cho thấy vừa tính vương giả vừa tính thần linh của Đức Giêsu. Các lễ vật (vàng, hương và mộc dược) là những lễ vật được dâng cho bậc vương giả (xem Tv 72,15 vàng, Is 60,6 vàng và hương, Tv 45,8 mộc dược).
Kết luận
Nghịch lý đã khởi sự diễn ra; Hêrôđê và các thủ lãnh tôn giáo cùng với phần đông dân do thái đã khước từ Đức Giêsu, nhưng lương dân thì lại đến triều bái và tôn thờ Ngài, cũng giống như cộng đoàn Kitô đang tập hợp chung quanh Đức Giêsu phục sinh. Như thế thì lời của ngôn sứ Isaia đã được thực hiện (Is 60 và 62): đông đảo lương dân kéo đến Giêrusalem mới, một Giêrusalem sáng ngời vinh quang Thiên Chúa.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm