Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật VII Thường niên năm B
7th Sunday in Ordinary Time
Reading I: Isaiah 43:16-19,21-22,24-25 II: 2Cor 1:18-22
Chúa Nhật 7 Thường Niên
Bài Đọc I: Isaia 43:16-19,21-22,24-25 II: 2Cr 1:18-22
-----o0o----
Gospel
Mark 2:1-12
1 And when he returned to Caper'na-um after some days, it was reported that he was at home.
2 And many were gathered together, so that there was no longer room for them, not even about the door; and he was preaching the word to them.
3 And they came, bringing to him a paralytic carried by four men.
4 And when they could not get near him because of the crowd, they removed the roof above him; and when they had made an opening, they let down the pallet on which the paralytic lay.
5 And when Jesus saw their faith, he said to the paralytic, "My son, your sins are forgiven."
6 Now some of the scribes were sitting there, questioning in their hearts,
7 "Why does this man speak thus? It is blasphemy! Who can forgive sins but God alone?"
8 And immediately Jesus, perceiving in his spirit that they thus questioned within themselves, said to them, "Why do you question thus in your hearts?
9 Which is easier, to say to the paralytic, 'Your sins are forgiven,' or to say, 'Rise, take up your pallet and walk'?
10 But that you may know that the Son of man has authority on earth to forgive sins" --he said to the paralytic—
11 "I say to you, rise, take up your pallet and go home."
12 And he rose, and immediately took up the pallet and went out before them all; so that they were all amazed and glorified God, saying, "We never saw anything like this!"
Interesting Details
• Context. Chapter 1, read in the previous 4 Sundays, Mark described a successful beginning of Jesus’ ministry. In 2:1-3:6, read today and in the next two Sundays, leaders and scholars challenged Jesus with five legal issues, with increasingly hostile feeling:
- 2:1-12: Some scribes quietly held “questions in their hearts” when they heard that Jesus forgave sins, which they considered a blasphemy.
- 2:13-17: The scribes and Pharisees started to speak up, though only to the disciple and not directly with Jesus, about Him eating with sinners.
- 2:18-22: People started to challenge Jesus directly because his disciples did not fast.
- 2:23-28: Pharisees accused Jesus’ disciples of breaking the Sabbath law.
- 3:1-6: Pharisees plotted to kill Jesus because He healed on the Sabbath.
• The bracketing technique: two very similar verses bracket a point that the writer wants to emphasize. “Questions in their hearts” in verses 6 and 8 thus emphasizes verse 7, “who can forgive sin by God alone?” Similarly, “Rise, take up your pallet and walk” in verses 9 and 11 emphasizes verse 10, “The Son of Man has authority on earth to forgive sins.”
• Judaism then believed that only God can forgive sins, and only in heaven. For anyone else but God to claim this power is blasphemy, which is the conclusion of the high priest at Jesus’ trial (14:64).
Phúc Âm
Maccô 2:1-12
1 Vài ngày sau, Đức Giêsu trở lại thành Caphácnaum. Hay tin Người ở nhà,
2 người ta tụ tập lại, đông đến nỗi không còn chỗ nữa, cả ngoài cửa cũng không còn. Người giảng lời cho họ.
3 Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giêsu một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng.
4 Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống.
5 Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Này con, con đã được tha tội rồi."
6 Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng:
7 "Sao ông này lại dám nói như vậy ? Ông ta nói phạm thượng ! Ngoài một mình Thiên Chúa ra, ai có quyền tha tội?
8 Tâm trí Đức Giêsu thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ: "Sao trong bụng các ông lại nghĩ những điều ấy?
9 Trong hai điều: một là bảo người bại liệt:'Con đã được tha tội rồí, hai là bảo: 'Đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi, điều nào dễ hơn?
10 Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, Đức Giêsu bảo người bại liệt,
11 Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà !"
12 Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: "Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ!"
Chi Tiết Hay
• Bốn tuần vừa qua trong chương 1, chúng ta đã theo dõi sự khởi đầu của sứ vụ khá thành công của Đức Giêsu. Trong bài Tin Mừng tuần này và trong hai tuần tới, chúng ta sẽ thấy các kinh sư, tôn sư và giới lãnh đạo tôn giáo Do thái tỏ thái độ chống đối Ngài qua những cuộc tranh biện về Lề luật:
- Mc 2:1-12: Vài ký lục đặt vấn đề khi nghe nói Đức Giêsu tha tội. Đối với họ, đây là việc lộng ngôn phạm thánh.
- 2:13-17: Những người ký lục và Biệt phái phàn nàn với các môn đệ về việc Đức Giêsu ăn chung với người tội lỗi.
- 2:18-22: Một số người đặt vấn đề với Đức Giêsu vì các môn đệ Ngài không ăn chay.
- 2:23-28: Nhóm Biệt phái cáo buộc môn đệ Đức Giêsu phạm Luật vì không giữ ngày Hưu lễ.
- 3:1-6: Nhóm Biệt phái âm mưu giết Đức Giêsu vì trong ngày Hưu lễ Ngài đã vi phạm Luật mà chữa bệnh.
• Lối văn dùng câu kép nhấn mạnh đến ý chính tác giả muốn trình bầy. Thí dụ, cụm từ “nghĩ thầm trong bụng” ở câu 6 và8 nhấn mạnh đến ý “ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?” của câu 7. Tương tự như thế, câu “đứng dậy vác chõng mà đi” ở câu 9 và 11 nhấn mạnh câu 10 “Con Người có quyền tha tội.”
• Đạo Do Thái tin rằng chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội, và chỉ tha ở trên trời. Ai dám tự cho mình quyền tha tội là phạm thánh. Đó cũng là lời buộc tội Đức Giêsu khi Ngài bị bắt và bị xét xử trước thượng tế Caipha (Mc 14:64).
One Main Point
Jesus is the Son of God, who forgives our sins now. Một Điểm Chính
Đức Giêsu là con Thiên Chúa, Đấng xóa tội chúng ta.
Reflections
1. Do I, like the Pharisees, resort to laws and logics to accuse people with increasing hatred, or do I try to see the presence of Jesus in other people?
2. Do I truly believe in and sense the effect of the forgiving power of God, right here and now?
Suy Niệm
1. Tôi có như những người Biệt phái, dùng luật lệ và lý luận để ghen ghét và tố cáo người khác, hay tôi cố gắng tìm Chúa nơi người khác?
2. Tôi có thật lòng tin và cảm nhận được quyền năng tha thứ của Thiên Chúa ở ngay đây và trong lúc này không?
CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN B
Lời Chúa: Is 43,18-19.21-22.24b-25; 2Cr 1,18-22; Mc 2,1-12
MỤC LỤC
1. Niềm vui được giải thoát
2. Đức tin trong sáng – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
3. Bại liệt
4. Niềm tin bật nóc bật tường
5. Đức tin làm bật nóc bật tường
6. “Xin lỗi… hoặc tôi không cần được tha thứ”
7. Cung cách thần linh dẫn dắt cung cách nhân loại
8. Bệnh trầm trọng, thì thuốc phải thật mạnh
9. Quyền tha tội
10. Cần cứu chữa tâm hồn trước – Lm Trần Ngà
11. Chữa người bất toại
12. Ơn tha thứ
13. Lòng nhân từ của Chúa
14. Chữa lành
15. Sự tha thứ
16. Tại sao?
17. Chúa thấy họ có lòng tin mạnh
18. Bí tích Giải tội
19. Phép lạ
20. Bốn người khiêng
21. Bại liệt tinh thần
22. Đức Giêsu chữa lành người bại liệt - JKN
23. Tin Chúa có quyền làm phép lạ và tha tội
24. Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux
25. Chú giải của Noel Quesson
26. Gợi ý bài giảng của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
-----o0o-----
Trong quyển sách “Tên buôn lậu của Thiên Chúa” mà tác giả là một vị linh mục thừa sai người Hà Lan, có thuật câu chuyện về một chú khỉ như sau: Ngày nọ, vị thừa sai đang đi truyền giáo ở Inđônêxia có mua được một con khỉ rất dễ thương từ một người bản xứ. Nhưng sau đó ông nhận thấy chú khỉ này thường nhăn mặt và kêu lên đau đớn mỗi lần ông chạm phải thắt lưng chú ta. Sau khi quan sát kỹ lưỡng, ông khám phá ra có một vết sưng ngang hông vòng quanh người chú khỉ. Ông liền đè chú khỉ ra, vén lớp lông phủ quanh vết sưng để tìm nguyên nhân. À thì ra từ khi chú khỉ còn bé xíu, người chủ cũ đã dùng một sợi dây thép buộc ngang hông để làm chỗ cột dây và cho tới nay sợi dây thép đó vẫn chưa được tháo ra.
Khi chú khỉ này ngày càng lớn lên, thì sợi dây càng lặn sâu thêm vào da thịt chú. Chiều hôm đó, vì thừa sai quyết định giải thoát cho chú bằng cách dùng một lưỡi lam cạo sạch vùng lông bao quanh sợi dây, rồi cắt sợi dây thép và từ từ kéo ra khỏi da thịt con vật tội nghiệp. Trong thời gian làm việc này, chú khỉ kiên nhẫn nhắm mắt và im lặng chịu đau. Rồi đến khi vị thừa sai lấy được sợi thép ra thì chú ta mừng quá nhảy tới nhảy lui rồi ôm chặt lấy vai vị thừa sai. Thế là chú khỉ đã được giải thoát khỏi sợi dây kẽm gây bao đau đớn mà chú phải chịu đựng bấy lâu. Chú ta tỏ ra rất vui mừng vì được tự do và bày tỏ lòng biết ơn đối với người vừa giải thoát cho mình.
Từ câu chuyện trên, chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay. Khi Đức Giêsu nói với người lại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi”, và nhất là sau lời Ngài tuyên bố: “Ta truyền cho con hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con và đi về nhà!” anh ta vừa được tha tội vừa được giải thoát khỏi chứng bệnh tê liệt, vốn là hậu quả của tội, ắt hẳn anh ta cũng cảm thấy vui mừng hân hoan. Anh ta đã lập tức vác chõng ra về, vừa đi vừa dâng lời ca tụng ngợi khen Thiên Chúa.
Có người nào trong chúng ta nhiều năm sống lạc xa Chúa, ngụp lặn trong đam mê tội lỗi bất chính và tâm hồn luôn phiền muộn bất an. Thế rồi một ngày kia, được ơn Chúa trợ giúp, người ấy quyết tâm giải thoát mình khỏi tình trạng tội lỗi ấy bằng cách dọn mình đi xưng tội. Nhờ thành tâm sám hối, người ấy đã xưng thú mọi tội lỗi và cảm nhận được một niềm vui lớn lao trong tâm hồn sau khi ra khỏi toà giải tội. Vậy điều quan trọng nhất để được tha tội là gì? Đó là phải “sám hối ăn năn” vì lòng sám hối ăn năn chính là một thứ tiền để mua lấy ơn tha thứ, chính là những bước chân đầu tiên trên con đường trở về cùng Chúa, chính là sự cộng tác nhỏ bé, nhưng lại rất cần thiết của chúng ta với ơn Chúa tha thứ. Vì như lời thánh Augustino đa viết: Để tạo dựng nên chúng ta, Chúa không cần hỏi ý kiến chúng ta, nhưng để cứu chuộc chúng ta, Ngài cần chúng ta ưng thuận và cộng tác với Người, bởi vì Ngài sẽ không thể cứu chuộc chúng ta, nếu như chính bản thân chúng ta lại không muốn.
2. Đức tin trong sáng – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Người bại liệt chịu nhiều thiệt thòi. Không làm được những việc cần làm. Không đến được những nơi muốn đến. Đức Giêsu làm phép lạ chữa nhiều bệnh. Tin ấy lan tới mọi hang cùng ngõ hẻm thành Ca-phác-na-um. Người bại liệt nghe biết, nhưng ông không làm cách nào đến gặp Đức Giêsu để xin Người chữa lành. Đó là hình ảnh của những tâm hồn bại liệt. Chúa vẫn rộng rãi ban phát ân huệ của Người, nhưng những tâm hồn bại liệt, dù muốn cũng không thể đến lãnh nhận được.
Có tâm hồn bại liệt vì yếu đuối. Tâm hồn yếu đuối bị những đam mê, dục vọng đè bẹp, không sao chỗi dậy được. Đam mê, dục vọng giống như những sợi dây, rất mềm mại nhưng cũng rất chặt chẽ. Tâm hồn bị đam mê, dục vọng trói buộc sẽ trở nên tê liệt, thấy những điều tốt đẹp nhưng ngại ngùng phấn đấu, mất hết ý chí chỗi dậy, vươn lên.
Có tâm hồn bị bại liệt vì do dự. Tâm hồn do dự có nhiều ước muốn tốt đẹp, nhưng cứ mãi băn khoăn suy tính, rồi cơ hội qua đi mà vẫn không làm được điều mong muốn. Truyện ngụ ngôn kể lại: có con ngựa vừa đói vừa khát. Người ta đem đến một máng cỏ và một máng nước. Con ngựa cứ quay sang máng nước rồi lại quay sang máng cỏ, không biết nên ăn hay nên uống trước. Sau cùng nó chết vì đói và vì khát. Ngạn ngữ Pháp có câu: Hỏa ngục được lát bằng những ước muốn tốt. Ước muốn suông mà không làm sẽ chẳng giúp thăng tiến thân phận con người.
Có tâm hồn bị bại liệt vì chai đá. Tâm hồn chai đá hoàn toàn mất hết khả năng ước muốn điều lành, thờ ơ với việc thăng tiến bản thân, dị ứng với những việc đạo đức. Đây là thứ bại liệt đáng sợ nhất.
Người bại liệt trong Tin Mừng đã tìm ra phương thế để đến với Chúa. Ông nhờ những người thân khiêng tới. Cảnh 4 anh em khiêng người bại liệt, trèo lên mái nhà, rỡ ngói, thả chiếc cáng xuống trước mặt Đức Giêsu, cho ta thấy một đức tin đơn sơ trong sáng.
Đức tin đơn sơ trong sáng không suy tính, do dự, nhưng cương quyết bắt tay vào việc làm. Nhìn thấy việc phải làm, họ bắt tay vào làm ngay không để chậm trễ, không mất thời giờ bàn bạc, so đo, tính toán, trốn tránh trách nhiệm. Biết người bệnh cần gặp Đức Giêsu, họ lập tức đi tìm cáng và bảo nhau khiêng người bệnh đến ngay.
Đức tin đơn sơ trong sáng lập tức lên đường, không chịu ngồi lỳ một chỗ. Đã quyết là lên đường ngay, không ngần ngại vì đường xa, không e dè vì gánh nặng. Họ khiêng người bệnh, nhưng bước chân vẫn thoăn thoắt, ánh mắt vẫn tin tưởng, nụ cười vẫn vui tươi vì tâm hồn họ luôn luôn sẵn sàng lên đường.
Đức tin đơn sơ trong sáng giúp họ đồng tâm nhất trí với nhau. Niềm tin chân thực loại trừ mọi xung khắc bất đồng, dẫn đến đoàn kết, hợp tác, cùng nhau làm những việc tốt có ích lợi cho người khác.
Đức tin đơn sơ trong sáng không lùi bước trước khó khăn. Gặp đám đông vây quanh, chắn lối đến với Đức Giêsu, họ không sờn lòng nản chí, không bàn chuyện tháo lui, nhưng cương quyết tìm biện pháp khắc phục những khó khăn. Đã nỗ lực đổ mồ hôi để khiêng người bệnh đến, giờ đây họ lại phải nỗ lực vận dụng mọi trí não để tìm cách đưa người bệnh đến tiếp cận Đức Giêsu. Đức tin trong sáng đã làm cho trí khôn họ trở nên sáng suốt. Họ mau chóng tìm được một lối khác để đến với Người.
Đức tin đơn sơ trong sáng có những sáng kiến tuyệt với, táo bạo. Không vào được cửa chính, họ trèo lên mái nhà. Không có cửa thì họ làm ra cửa. Tháo rỡ mái nhà quả là một biện pháp táo bạo. Biện pháp táo bạo càng chứng tỏ đức tin mãnh liệt của họ.
Đức tin trong sáng có sự tế nhị nhẹ nhàng. Chắc chắn họ phải xin phép chủ nhà và sau đó, phải lợp lại mái nhà hẳn hoi tử tế. Trước sự tế nhị của họ, chắc chắn chủ nhà phải hài lòng và cảm phục.
Đức tin trong sáng không nhiều lời. Tự những việc làm đã nói nhiều hơn những bài diễn văn lê thê. Họ chưa nói lời nào để cầu xin Chúa, nhưng nhìn thấy người bệnh được thòng xuống trước mặt mình, Đức Giêsu và tất cả mọi người đều thấy được đức tin của họ, và Đức Giêsu đã chữa bệnh trước khi họ cầu xin.
Nhìn vào đức tin trong sáng của 4 người khiêng, ta thấy đức tin của mình đang còn bị tê liệt, không hoạt động. Ta bị tê liệt vì những đam mê dục vọng trói buộc. Ta bị tê liệt vì những lười biếng thiếu cố gắng. Ta bị tê liệt vì những ước muốn nửa vời. Ta bị tê liệt vì lòng nguội lạnh thiếu nhạy cảm trước những nhu cầu thiêng liêng.
Hôm nay, ta hãy noi gương 4 người khiêng bệnh nhân. Hãy ra khỏi tình trạng tê liệt tâm hồn. Hãy lên đường, ra đi đừng ngại ngùng, do dự. Hãy biến đức tin thành những việc làm chuyên chở đức bác ái. Hãy phấn đấu vượt qua mọi khó khăn. Hãy sống đức tin một cách sáng tạo, vui tươi và đoàn kết. Một đức tin như thế sẽ trở thành ngọn đèn phá tan đi bóng tối đang phủ vây giăng mắc, soi đường cho ta đi đến với Chúa, cùng đích của đời ta.
Lạy Chúa, xin hãy thêm đức tin cho con. Amen.
CÂU HỎI GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ.
1- Tình trạng đức tin của bạn hiện nay ra sao? Đang hoạt động hay bị tê liệt?
2- Đức tin của bạn đang bị những chứng tê liệt nào?
3- Khi nhìn ngắm đức tin của những người khiêng bệnh nhân bất toại, bạn nghĩ gì về lòng tin của bạn? Lòng tin của bạn còn thiếu những nét nào?
4- Đức tin trong sáng có những đặc điểm nào?
3. Bại liệt
Khi người bại liệt được đưa xuống trước mặt Đức Giêsu, Ngài cảm nhận ngay lòng tin mạnh mẽ của họ.
Lòng tin không chịu lùi bước trước khó khăn: phải vượt qua đám đông chật cứng trước cửa.
Lòng tin tìm ra con đường khác thường để đến với Đức Giêsu: không qua bằng cửa chính, nhưng bằng lỗ hổng ở mái nhà.
Lòng tin mang tính tập thể, đồng tâm nhất trí: người bại liệt cần bốn người bạn khiêng mình, bốn người khiêng đồng ý cùng nhau giúp người bại liệt.
Lòng tin đòi nỗ lực, đổ mồ hôi: khoét một lỗ to, khiêng lên mái, rồi từ từ thả xuống.
Lòng tin đòi sự tế nhị, nhẹ nhàng: phải xin phép chủ nhà và phải sửa lại mái nhà sau đó, phải khéo léo khi dỡ mái ngay trên chỗ Đức Giêsu ngồi.
Lòng tin đòi sự liều lĩnh: có thể Đức Giêsu coi việc làm như vậy là khiếm nhã, có thể Ngài bực bội vì bài giảng của mình bị xáo trộn.
Người nằm chõng và các người khiêng đều có lòng tin. Nhìn họ, ta thấy mình tin ít biết chừng nào. Tin đâu phải chỉ là thái độ của ý chí, mà của cả con người, đầu để nghĩ, tay để làm.
Nhìn họ, ta thấy mình chưa thực sự biết muốn. Nếu ta thực sự muốn và thực sự tin vào Chúa, thì ta đã có thể ra khỏi sự bại liệt của mình từ lâu.
"Này con, các tội của con được tha".
Người bại liệt chờ được khỏi, còn Đức Giêsu lại tha tội cho anh. Phải chăng tội là nguyên nhân cội rễ của sự bại liệt?
Có lần Đức Giêsu nói với một người bại liệt khác: "Anh đã được khỏi. Đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn hơn" (Ga 5,14).
Tha tội là chữa bệnh bại liệt của tâm hồn. Như thế cuối cùng anh được giải phóng cả hồn lẫn xác. Khi anh đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà, chúng ta thấy anh được tự do, hết bị trói buộc: trói buộc vào chõng và trói buộc vào tội.
Các kinh sư bực bội khi nghe câu: "Tội con được tha." Họ hiểu là Đức Giêsu tự cho mình quyền tha tội. Như thế là phạm thượng, là tiếm quyền của một mình Thiên Chúa.
Chúng ta cần nhìn các kinh sư. Họ ngồi một chỗ, không hề mở miệng, chỉ nghĩ trong lòng. Họ bị khô cứng, kẹt cứng trong một nguyên tắc đúng. Họ không tin Thiên Chúa có thể chia sẻ quyền này cho Đức Giêsu. Ngay khi người bại liệt đi được, có lẽ họ vẫn không tin. Họ vẫn ngồi đó với những định kiến của mình. Cả thân xác lẫn tinh thần của họ không dám chuyển động, không dám mở ra để thấy cái gì khác hơn, mới hơn mà trước đây họ chưa hề nghĩ tới. Rốt cuộc thì ai bại liệt hơn ai?
Xin Chúa cho chúng ta thấy mình dễ bị bại liệt, dễ khép lại trong những xác tín và công thức chắc nịch, đến nỗi mất khả năng đón nhận những vén mở bất ngờ của Chúa.
Gợi Ý Chia Sẻ
• Khi nhìn ngắm lòng tin của người bất toại và bốn người khiêng, bạn nghĩ gì về lòng tin của bạn? Lòng tin của bạn còn thiếu những nét nào?
• Các kinh sư không tin Đức Giêsu, vì họ tin chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Làm sao để lòng tin của chúng ta không làm chúng ta khép lại trước những vén mở bất ngờ và mới mẻ của Thiên Chúa?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa, xin ban cho con đức tin lớn hơn hạt cải, để con làm bật rễ khỏi lòng con những ích kỷ và khép kín.
• Xin cho con đức tin can đảm để con chẳng sợ thiệt thòi khi trao hiến, chẳng sợ từ bỏ những gì con cậy dựa xưa nay.
• Xin cho con đức tin sáng suốt để con thấy được thế giới mà mắt phàm không thấy, thấy được Đấng Vô Hình, nhưng rất gần gũi thân thương, thấy được Đức Kitô nơi những người nghèo khổ.
• Xin cho con đức tin liều lĩnh, dám mất tất cả chỉ vì yêu Chúa và tha nhân, dám tiến bước trong bóng đêm chỉ vì mang trong tim một đốm lửa của Chúa, dám lội ngược dòng với thế gian và khước từ những mời mọc quyến rũ của nó.
• Xin cho con đức tin vui tươi, hạnh phúc vì biết những gì đang chờ mình ở cuối đường, sung sướng vì biết mình được yêu ngay giữa những sa mù của cuộc sống.
• Cuối cùng, xin cho con đức tin cứng cáp qua những cọ xát đau thương của phận người, để dù bao thăng trầm dâu bể, con cũng không để tàn lụi niềm tin vào Thiên Chúa và vào con người.
Nhà ở đây nằm vuông vức dưới nắng Galilê, mái nhà làm như sân thượng, bên ngoài nhà có một cầu thang nhỏ để leo lên… và đám đông bu lại chật cứng ngôi nhà, lan ra chung quanh. Thế thì làm sao mà đưa được người tê bại nằm chõng, cùng với bốn trự lực lưỡng khiêng chõng? Ôi thôi, kệ xác nó! Nó, hoặc người nhà nó, đã làm cái gì đấy thì Đức Chúa Trời mới phạt như thế chứ! Thời Đức Giêsu, người ta tin như đinh đóng cột rằng tàn tật, bệnh hoạn và tội lỗi gắn bó với nhau.
Nhưng mấy cái tên ngổ ngáo này chẳng coi ai ra gì cả, chẳng biết kiêng nể gì cả. Tội nghiệp, chúng kéo ngay người bệnh lên sân thượng, rồi chúng khoét lỗ mái nhà. Mái này hẳn là mái đất trộn với rơm rạ: bao nhiêu là người trong nhà đưa đầu đưa cổ ra để hứng bụi, hứng vữa… Bây giờ chúng mới thòng chõng cùng người bại liệt qua lỗ mái nhà; người ta đành xô đẩy nhau để tránh chỗ của chúng nó. Còn Đức Giêsu? Đức Giêsu nhìn thấy chúng nó có “lòng tin”.
Cái gì điên hơn?
Niềm tin ư? Đó là chọc thủng mái nhà. Là đánh cuộc cả đời mình trên cái vô hình, cái mà người ta không bao giờ nhìn thấy. Đó là dựa vào Thiên Chúa để “sáng tạo” – để làm phát sinh cái chưa hiện hữu, cái mà người ta chưa nghe nói đến, cái khó tin, đôi khi điên khùng: Chọc thủng mái nhà.
Tin, là khiêu khích cho Đức Giêsu làm cái không thể làm được. Người sẽ nhận lời thách thức. Người cũng chọc thủng mái, mái này dầy hơn mái nhà. Người sắp thâm nhập con người bại liệt kia, con người tù hãm kín bưng trong tật nguyền của mình, để nói với hắn một lời chưa từng ai nghe, một lời điên cuồng: “Tội lỗi của con đã được tha”.
Không! Có thể nào đập vỡ cái vỏ bọc kín con người khi nó đã đặc, đã cứng qua bao nhiêu mối ngổn ngang, bao nhiêu bần tiện, bao nhiêu đấm đá của cõi đời? Có thể nào kêu lên trong lòng nó: “Tội lỗi của con đã được tha”, như thể đời nó sắp tìm lại được cái vẻ tươi mát của một khuôn mặt trẻ thơ?
Cái gì điên hơn? Chọc thủng mái nhà, hay đột nhập vào bên trong con người đó, mà mời gọi nó hãy sống như thể vừa sơ sinh?
Chọc thủng bức tường bê tông thành kiến xã hội
Đã đành là có những người nhìn Đức Giêsu bằng cặp mắt cú vọ. Những người muốn giữ gìn cuộc đời mình sao cho khỏi phải liều mình vì chuyện không thể có. Họ đã bắt Thiên Chúa phục vụ cho não bảo thủ của họ. Để họ còn có thể đem đồng loại nhốt chuồng, trói cọc: “Tại sao người này lại nói như thế? Phạm thượng. Chỉ có mình Thiên Chúa mới có thể tha tội”.
Quang cảnh sắp trở nên quái lạ hơn nữa. Đức Giêsu đã thấu rõ tâm tưởng họ, thế là Người dồn họ vào cơn sửng sốt tột độ. “Cái gì dễ hơn? Nói với người bất toại: “Tội lỗi của con đã được tha, hay là nói: Hãy đứng dậy, vác chõng mà đi?”. Ta như nghe được cả sự yên lặng nín thở của những người chứng kiến. Đức Giêsu quay lại nhìn con người mà không còn sức đứng lên: “Hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà”. Maccô nói thêm như thể chính mắt vẫn còn nhìn thấy: “Người ấy đứng dậy” (Mc 2,12) Cần phải nhắc lại: vào thời Đức Giêsu, người bệnh bị coi như kẻ tội lỗi và do đó như một kẻ bị gạt ra bên lề xã hội.
Chuyện gì đã xảy ra? Đức Giêsu đã cho một người đứng vững lại, đã hoàn trả hắn lại cho một cuộc sống “ra người” tưởng như đã tàn lụi ở nơi hắn, đã cho hắn phục hồi chỗ đứng của mình trong xã hội, đã cho hắn bước vào cuộc đời một lần nữa.
Đục mái, đục tường, đục thủng những gì làm tê bại thân xác và lòng người, đục thủng bê tông thành kiến và những kỳ thị loại trừ của một xã hội… để gọi đến đây cái không thể có, đó là chuyện xảy ra chung quanh Đức Giêsu cách đây hơn hai mươi thế kỷ… và ngày nay?
Đức tin đã cằn cỗi rồi chăng?
Người ta đã có thể tố cáo các người theo Kitô giáo là có một đức tin không thay đổi gì thế giới, đôi khi lại còn tôn phong sự bất công và những điều ngang trái đã trở thành cường quyền. Nhiều người ngày nay nghĩ rằng Kitô giáo đã cạn nguồn sống phong nhiêu của mình đối với lịch sử, và từ nay đạo khô cằn. Những lời trách cứ ấy không phải bao giờ cũng vô căn cứ, và chúng ta phải nghe, không phải để nuôi dưỡng một thứ lo âu bệnh hoạn, nhưng để kích thích sự sống của ta trong Thần Khí.
Với những người có lòng đạo thời đó, Đức Giêsu thường chỉ rõ ràng họ phải đón nhận tiếng gọi của Nước Thiên Chúa qua tác phong và lời nói của những kẻ mà người ta coi là ‘kẻ ngoại’. Sau khi nghe viên bách quản La Mã, Đức Giêsu đã làm cho đồng bào của mình ngẩn người kinh ngạc khi Người kêu lên: “Quả thật, Ta không tìm được một lòng tin như thế nơi Israel”.
Lòng tin ư? Giả sử có ai hỏi viên bách quản, hay hỏi bốn anh vừa khoét mái nhà, rằng tin những điều gì hãy tuyên xưng ra, thì không biết họ sẽ ấp úng làm sao? Hẳn họ sẽ chẳng có những nhận định dài dòng, mà chỉ nói rằng họ đã nghe nói về quyền năng tỏa ra từ Đức Giêsu, và họ mong đợi Ngài sẽ chữa lành bệnh, phục hồi sự sống, làm điều không thể có.
Tin, trước hết là một chuyển động trong sự sống.
Trong quá khứ, phải chăng các Kitô hữu đã từng thu hẹp lòng tin khi lầm lẫn lòng tin với những công thức, trong khi TIN trước tiên là sự sống của ta chuyển động vì giao tiếp với Đức Giêsu? Có một niềm ham sống mới lạ mà Đức Giêsu đi tới đâu là cho lây, cho lan ra tới đó; nó gây nên nơi các Kitô hữu, trong Hội Thánh, và tùy theo mỗi nền văn hóa và mỗi thời đại, một tư duy không dứt về Thiên Chúa, về những con đường của Ngài nơi chúng ta, về sự hiện diện sinh động của Ngài; lòng tin cũng là tri thức, nó mặc lấy lớp áo ngôn từ, lớp áo của những tác phẩm đạo lý, những hệ thống thần học, nhưng như Đức Giáo Hoàng Gioan 23 nói trong bài diễn văn khai mạc Công Đồng: “Bản chất của đạo lý và lớp vỏ công thức để diễn bày đạo lý là hai cái khác nhau”. Ngôn ngữ và tư tưởng là đường chúng ta đến với Thiên Chúa thật đấy, nhưng ngôn ngữ và tư tưởng không bao giờ cầm hãm được Thiên Chúa. Bởi Thiên Chúa bao giờ cũng lớn hơn, sống hơn. Đức tin trước tiên là gặp được Đức Giêsu, để thấy Ngài luôn mới lạ, luôn tái tạo sự sống.
TIN ấy là tính “người” của Thiên Chúa đột hiện nơi Đức Giêsu: Họ đã chọc thủng mái nhà. “Thấy lòng tin của họ, Đức Giêsu nói với người bất toại: “Tội lỗi của con đã được tha”. Người làm cho hắn tái sinh ở ngay trong chính mình hắn, Người làm cho hắn tái sinh cho một tập thể vốn coi hắn như rác. Một lời thôi, Đức Giêsu biến đổi một con người; đồng thời Người đảo lộn xã hội, đảo lộn những tầng lớp nề nếp cố cựu, cùng những lý lẽ toa rập lấy đạo đức cùng tôn giáo để biện minh cho cái xã hội ấy. Mãnh lực cách mạng của sự tha thứ tội lỗi, tái sinh con người, chân trời vô giới hạn Đức Giêsu mở ra trước loài người. Làm sao đức tin có thể hao gầy mòn mỏi đi, đến mức một số người có vẻ như thu teo nó lại thành một bộ giáo điều, trong khi nó là sự sống trào ra, vọt ra, là tính người của Thiên Chúa đột hiện nơi Đức Giêsu?
Cách đây khoảng hai mươi năm, René Maheu định nghĩa tổ chức UNESCO là “tổ chức của hy vọng”, và ông thêm: “Con người mà chúng tôi tin vào, mà chúng tôi ra công kiến tạo, đó không phải là con người của lịch sử hay huyền thoại quá khứ, nhưng là con người của tương lai, con người ấy khi hoàn thành thì so với tiến trình hiện tại này, nó cũng siêu việt như ý thức so với thiên nhiên vậy. Một thực thể ở chân trời”… Nếu nhắm về tương lai con người mà có thể diễn tả một cách sắc bén như vậy, thì biết nói gì về lòng tin của Kitô giáo, cũng một lòng tin mà vừa tin vào con người nơi Thiên Chúa vừa tin vào cao vọng của Thiên Chúa nơi con người?”.
“Đây ta làm một thế giới mới”
Đôi khi trong Hội Thánh, người ta than vãn vì xã hội ngày nay mất đức tin, nhất là giới trẻ. Rồi người ta so sánh này nọ với một quá khứ thường được lý tưởng hóa. Cái đức tin bảo rằng đã ‘mất’ đó là đức tin gì? Vấn đề này có thể khảo sát lâu lắc. Đó có phải là đức tin chọc thủng mái nhà ở Caphácnaum chăng? Đó có phải là đức tin Đức Giêsu thán phục, đức tin cách mạng cuộc sống của cả một xã hội chăng?
Đã đành là ta sẽ bất công nếu vội kết luận, nếu quên đi sức mạnh và tội lỗi của thế gian, và chỉ chuyên tố cáo rằng các Kitô hữu đã thiếp ngủ? Nhưng quả thật là đã đến giờ, đến phút phải nhận ra rằng nhiều người đang chờ đợi ở chúng ta, ở Giáo Hội, tất cả sức mạnh linh lợi nguyên tuyền của Tin Mừng.
Điều khẩn bách ấy, vị ngôn sứ đã nhân danh Thiên Chúa lớn tiếng bảo chúng ta: “Đừng nhớ chuyện ngày xưa nữa, đừng nghĩ về quá khứ nữa. Đây Ta làm một thế giới mới: nó đã hiện lên rồi, các người không thấy sao?”
5. Đức tin làm bật nóc bật tường - Lm Nguyễn Văn Trung
Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Người luôn chạnh lòng thương những ai thành tâm thiện chí đến với Người. Con Một Chúa xuống trần gian là để cho con người được sống và sống dồi dào. Chính vì thế, suốt hành trình rao giảng của Đức Giêsu, đi đến đâu Ngài cũng thực hiện bao phép lạ để chữa lành bệnh tật mọi người. Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta cùng nhau suy niệm về chặng đường của người bất toại từ lúc còn mang bệnh cho đến khi gặp được Đức Giêsu và đựơc Ngài Chữa lành, để qua đó chúng ta thấy được điều kì diệu của niềm tin vào Đức Kitô phục sinh.
Tại làng Ca-phác-na-um ngừơi ta vẫn thường trông thấy một người bất toại nằm bên đường. Đã bao tháng năm rồi, và cũng có thể là từ lúc mở mắt chào đời, anh đã mang trên mình một thương tật. Anh không thể đi lại bằng đôi chân của mình. Vết thương này đã trói buộc cuộc đời anh vào cái chõng, để rồi đi đâu hay làm gì anh đều phải nhờ đến ngừơi khác giúp đỡ. Anh không thể tự mình xuống bếp để bê chén cơm hay chén nước, dù chỉ để phục vụ mình thôi. Đã bao lần anh ứơc mong được cùng mọi ngừơi say sưa nơi đồng ruộng hay nơi phố phường nhưng anh đã không thể. Đã bao lần anh ước mong được cùng mọi người đến ngôi giáo đường để xem lễ đọc kinh nhưng không được. Tất cả chỉ vì thương tật anh mang trên mình. Anh khát khao được đi lại bằng chính đôi chân của mình, để sống cuộc đời bình thường như bao ngừơi khác. Chỉ là một ước mơ bình thường thôi nhưng xem ra đã vượt quá tầm với của anh. Thôi đành phó mặc cho trời vậy.
Ngày đêm anh vẫn cầu mong sẽ có một đấng nào đó có thể đến giải phóng cuộc đời anh, đấng ấy sẽ cất cho anh gánh nặng này. Lời nguyện cầu của anh đã vọng tới trời cao, giây phút thay đổi cuộc đời anh đã tới khi hay tin Đức Giêsu trở về làng Ca-phác-na-um, nơi anh đang sinh sống. Người ta đồn rằng Đức Giêsu có thể làm cho người mù được thấy, người điếc được nghe, kẻ què đi được, thậm chí người chết cũng có thể sống lại. Khát vọng khỏi bệnh và niềm tin mạnh mẽ đã thôi thúc anh tìm mọi cách để đến gặp Đấng có thể chữa lành là Đức Giêsu Kitô. Khát vọng chính đáng này đã được những người bạn của anh đồng thuận khi họ chấp nhận khiêng anh đến gặp Đức Giêsu.
Con đường đến với Đức Giêsu cũng thật gian lao và lắm thử thách. Anh phải vượt qua mặc cảm của bản thân mình, vì người ta vẫn xem anh như là hiện thân của kẻ tội lỗi. Anh không thể đến gần Đức Giêsu, vì dân chúng bao quanh Người quá đông. Bấy giờ anh chỉ còn cách nhờ những người bạn của mình treo lên mái nhà, dỡ một lỗ hổng và thả anh xuống nơi Đức Giêsu đang giảng cho dân chúng. Khi được ở kề bên Đức Giêsu, anh cũng không thể thốt lên được lời nào, dù chỉ là một lời van xin. Bởi anh ý thức được thân phận tội lỗi của mình. Anh chỉ biết trông chờ vào lòng thương xót của Chúa mà thôi. Nỗi lòng của anh và của những người bạn nhiệt thành đã được ánh mắt giàu lòng thương xót của Chúa nhìn đến. Người thấu suốt nỗi thống khổ mà anh đang phải gánh chịu. Đặc biệt là Người thấy được niềm tin mạnh mẽ nơi anh và cả những người bạn của anh. Chính vì thế mà phần thưởng lớn lao dành cho anh là “Này con, tội con được tha rồi”. Một câu nói thật bất ngờ đối với mọi người và ngoài sức ngoài sức tưởng tượng của anh. Bởi lẽ, anh đến với Đức Giêsu chỉ với hi vọng được chữa lành căn bệnh thể xác anh đang mang mà thôi. Và, anh nguyện suốt đời sẽ làm những việc lành phúc đức để đền đáp công ơn này. Nhưng giờ đây anh không những được chữa lành thương tật thể xác mà còn được sạch cả về tâm hồn, đó là được tha hết mọi tội lỗi, trả lại cho anh tước vị làm con của Thiên Chúa, làm công dân của nước Trời, và cho anh được hưởng trọn vẹn giá trị của một kiếp người ở nơi dương thế này.
Anh đứng dậy, vác chõng đi ra trước sự mừng rỡ hân hoan của bạn bè và của mọi người. Từ trong sâu thẳm đáy lòng anh rộn lên một niềm vui khôn tả. Anh vui vì từ nay mình có thể đi lại bằng chính đôi chân của mình. Từ nay người ta không còn xem anh là người tội lỗi nữa. Anh có thể hoà nhập với cộng đồng và sống cuộc sống bình thường như bao người khác. Anh cảm nghiệm được tình thương yêu vô bờ bến mà Chúa đã dành cho mình. Anh nhận ra được quyền năng vô biên của Đức Kitô sau những gì Người đã làm cho anh. Tất cả những điều đó như tiếp lửa để anh mừng rỡ hân hoan và vững vàng tin tưởng để bước vào đời sống mới.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Khi suy niệm về chặng đường đức tin của người bất toại, chúng con cũng tự xét lại đời sống đức tin của mỗi người chúng con, để xin lòng thương xót của Chúa. Một cách nào đó, chúng con đang là những người bất toại, không phải về thể xác nhưng là về tâm hồn, vì đức tin chúng con được đón nhận ngày chịu phép rửa giờ đây đã bị tổn thương. Nhiều lúc trong cuộc sống chúng con vẫn hoài nghi vào quyền năng và tình thương của Chúa. Xưa Chúa phán rằng chỉ cần chúng con có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù chúng con có bảo núi này rời khỏi đây, qua bên kia nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà chúng con không làm được. Vậy xin Chúa luôn gìn giữ đức tin yếu kém của mỗi người chúng con để rồi dù gặp gian lao thử thách trong đới sống đức tin thì chúng con vẫn trung kiên với Chúa mãi đến cùng. Amen.
6. “Xin lỗi… hoặc tôi không cần được tha thứ”. (Suy niệm của Yvon Daigneault)
Tiếp cận
Một đề tài nổi bật trong Tin Mừng Chúa nhật hôm nay: việc tha thứ tội lỗi. Ta gặp ngay những khó khăn lớn lao: ý thức về sự tha thứ của Chúa đã giảm sút, người ta xác tín là không cần ơn tha thứ để tái tạo con người: hơn nữa, chúng ta sống trong một xã hội không còn cần đến sự tha thứ ngay cả trong ngôn ngữ: Kẻ còn nói “xin tha thứ cho tôi” xem ra như là một con người đến từ thời xa xưa nào.
Làm sao nói về sự tha thứ đây? Dường như điều này đã khó khăn với Chúa Giêsu cũng như đối với chúng ta vậy. Ta hãy bắt chước cách thức của Ngài: bắt đầu bằng một hình ảnh lớn, cụ thể, có tính thách thức và gây chú ý, như hình ảnh bệnh bại liệt! Từ đó ta có thể rút ra vài ý chính:
- Còn bi đát hơn bại liệt thể xác, đó là bại liệt tâm hồn.
- Tội lỗi của chúng ta, không phải tội của những tổ chức đa quốc gia nhưng là chính tội lỗi của chúng ta là nguyên nhân gây nên thứ bại liệt này.
- Thiên Chúa đến cứu vớt chúng ta khi giải thoát chúng ta, khi tái tạo chúng ta bằng việc tha thứ.
Bị bại liệt
Nhưng chúng ta không biết bại liệt là như thế nào? Có lẽ chúng ta đã có kinh nghiệm về một chi thể bất động do bởi bị bó bột trong vài tuần lễ. Chúng ta đã làm cho những người xung quanh bực bội do những lời than vãn và sự gắt gỏng, trong lúc chúng ta mơ ước mau chóng được hoạt động lại như trước. So với việc toàn thân không thể nhúc nhích, không làm được những cử động đơn giản nhất, những việc thiết yếu nhất cho cuộc sống, bởi lẽ không có thuốc nào chữa được và các dây thần kinh không vâng theo sự điều khiển của bộ não nữa, thì kinh nghiệm kia không là gì cả.
Chúng ta cũng có thể bị bại liệt trong tâm hồn và trong lòng, vì đã cắt đứt một tình yêu hoặc một tình bạn, vì đã làm một việc bất công khi hủy diệt một người về mặt tinh thần. Chúng ta có thể hủy hoại cuộc sống bằng dối trá, hận thù, tham vọng.
Trước mặt Thiên Chúa
Người ta đưa một kẻ bất toại đến với Chúa Giêsu mặc dù người này có vẻ lơ là đối với cơn bệnh của mình, nhưng Chúa Giêsu đề cập đến điều chính yếu, đến thứ bại liệt thực sự, thâm sâu bóp nghẹt linh hồn con người này, những tội lỗi đã tách lìa không thể thoát khỏi được. Dù tội lỗi của người ấy thế nào đi nữa, tình trạng tội lỗi của anh ta cho thấy phần nào tình trạng của chúng ta, cho thấy một điều tương tự mà chúng ta cảm nhận được: nỗi bất lực hoàn toàn trước mặt Thiên Chúa!
Ơn tha thứ
Quan sát công việc một nhà vật lý trị liệu làm cho một kẻ bại liệt thật là một điều lạ lùng: mátxa, tập lại những cử động, những động tác đề nghị cùng với những lời khuyến khích, nâng đỡ sự cố gắng của bệnh nhân. Rồi sau nhiều này tháng, người ta thấy một bệnh nhân dường như đã chết nay được tái sinh. Tác động của Chúa đối với kẻ tội lỗi là chúng ta đây phần nào cũng giống như thế.
Nếu Chúa nói với chúng ta: tội của con được tha rồi, tức là Ngài thực hiện cho chúng ta một hành động sáng tạo và giải thoát, một hành động mà nhờ đó chúng ta được đổi mới và có được phẩm chất sống, làm cho chúng ta đi vào mối tương quan mới mẻ với Ngài. Việc tha thứ của Thiên Chúa không phải là một thứ thủ tục tinh thần có thể tóm tắt ở việc nhìn nhận rằng Chúa đã quên hay làm ngơ tội lỗi của ta. Việc Chúa tha thứ là tạo nên một con người mới nhờ tất cả những gì mà Chúa ban cho chúng ta: sự tự do, tư cách làm con cái Ngài, ân sủng và niềm vui trong tâm hồn.
Để kết luận
Khi đã bị liệt lâu ngày mà lại đứng dậy được nhờ sự chăm sóc của một nhà vật lý trị liệu, chúng ta sẽ hết sức sung sướng ngỡ ngàng. Vậy chúng ta không sung sướng ngỡ ngàng sao khi được liên lỉ tái sinh nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa?
7. Cung cách thần linh dẫn dắt cung cách nhân loại (Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’)
Có một số điều mà các bạn không thể làm. Các bạn không thể làm cho chiếc xe hơi chạy mà trong thùng xăng chỉ có nước. Các bạn không thể giữ thực phẩm lạnh và tươi trong một tủ lạnh mà nếu các bạn không cắm điện vào và bật công tắc lên. Không người nào có thể tha thứ tội lỗi với quyền lực của một con người.
Các luật sĩ quan sát Chúa Giêsu khi Ngài tuyên bố: “Tội lỗi đã được tha thứ”, thì hoàn toàn đúng với sự bất bình của họ: “Ai có thể tha tội ngoại trừ một mình Thiên Chúa”. Nhưng họ đã thiếu điều cơ bản là họ không biết thân phận của Chúa Giêsu. Bởi vì Chúa Giêsu là thần linh, ngang với Cha trên trời trong mọi sự, Ngài có thể tha thứ tội lỗi bằng chính quyền năng của Ngài. Tuy nhiên, Ngài đã làm như vậy trong cách loài người. Chúa Giêsu có thể tha thứ tội lỗi một cách dễ dàng cho người bại liệt bởi một hành động đơn giản của Ngài. Thay vì thế, Ngài đã nhìn cách thương xót người bại liệt và nói một cách quyền năng với lời của con người: “Này con, tội của con đã được tha”. Trong Chúa Giêsu, chúng ta thấy rằng cung cách thần linh đã dẫn dắt cung cách của nhân loại.
Chúa Giêsu đã xác định sức mạnh nơi lời của Ngài bằng một phép lạ. Bởi vì sự tha thứ tội lỗi thì vô hình, không thể chứng thực quyền năng nơi lời Ngài nhưng khi ngài nói với kẻ bị bại liệt: “Hãy đứng lên cuốn chiếu và đi về nhà”, mọi người đều nhìn về phía người bại liệt để xem những lời của Chúa Giêsu có thành hiện thực không. Nhưng khi người đàn ông đứng lên thì đó là một dấu hiệu cho mọi người thấy rằng, Chúa Giêsu không chỉ chữa lành người đàn ông với lời của Ngài mà Ngài thật sự có quyền tha thứ tội lỗi của ông bởi lời của Ngài.
Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã làm một điều mới mẻ. Trước đó chưa hề có bất cứ ai đã nghe một lời tha thứ nào giống như những lời tha thứ của Chúa Giêsu. Những lời của Ngài và quyền năng của Ngài vẫn tiếp tục xảy ra trong Giáo Hội, bởi vì cung cách thần linh của Thiên Chúa vẫn còn hiện diện nơi cung cách của nhân loại.
Một linh mục không thể tha thứ tội lỗi dựa trên chính mình. Ông cần được Giáo Hội “bật khóa” theo ý muốn của Đức Kitô, sự tha thứ trở nên hữu dụng bằng cách của Giáo Hội. Đó là lý do vì sao mà những lời tha tội của Bí ích giải tội gồm có những lời kinh quan trọng này: “Bằng thừa tác vụ của Giáo Hội, xin Thiên Chúa ban cho con sự tha thứ và bình an”.
Nhưng ai là Giáo Hội có quyền tha thứ tội lỗi? Với Chúa Giêsu, đó là câu hỏi về căn cước của Ngài. Giáo Hội thì cao hơn là một xã hội, hoặc một nhóm người. Giáo Hội là một mầu nhiệm. Giáo Hội thật sự là chính Đức Kitô, tiếp tục trong không gian, thời gian và được thông chuyển cho dân của người (định nghĩa của Giám mục Bossuet) qua Giáo Hội, Chúa Giêsu đã chọn một cách tự do để mang lấy cung cách nhân loại và sứ vụ giao hòa thần linh của Ngài.
Người liệt hầu như bất ngờ với sự sung sướng khi lấy lại được khả năng bước đi trên đôi chân của mình, ông ta đã hạnh phúc một cách sâu xa khi thấy tội lỗi của mình đã được tha thứ và kinh nghiệm phép lạ một cách nào đó sẽ củng cố sự giải thoát khỏi tội lỗi của ông. Giống như đám đông, ông cũng bàng hoàng. Và cùng với họ, ông dâng lên lời ngợi khen Thiên Chúa.
Là những người Công giáo, một trong những ơn lớn nhất của chúng ta nhận từ nơi Thiên Chúa là Bí tích giải tội. Chúng ta cũng được chúc phúc để nghe tiếng của con người diễn tả sự tha thứ của chúng ta và cảm thấy sự đụng chạm giao hòa của bàn tay con người. Khi chúng ta cảm nghiệm được điều này với đức tin, chúng ta cũng sẽ cảm thấy bàng hoàng, dâng lời cám ơn và tạ ơn Thiên Chúa vì sự quảng đại và đặc ân kỳ diệu từ lòng nhân từ lớn lao và tốt lành của Thiên Chúa.
8. Bệnh trầm trọng, thì thuốc phải thật mạnh (Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest.)
Sự nghiên cứu về văn chương đoạn Phúc âm này của Marcô đem đến nhiều tranh luận. Quả thật, khi biên soạn cuốn Phúc âm, Marcô dự tính chứng minh dần dần rằng: Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Vậy mà ở đây, thánh sử kể lại một phép lạ mô tả Chúa Giêsu không những như một người có quyền năng khác thường, có nền giáo huấn mới mẻ, nhưng còn như một Đấng có quyền tha tội. Vậy là Chúa Giêsu tự quả quyết mình ngang hàng với Thiên Chúa. Do đó câu hỏi được đặt ra là: bài này có phải đã trình bày một sự pha trộn giữa sự giải thích với một sự kiện không? Sự kiện đó là sự chữa lành thể xác cho người tê liệt đã xảy ra từ buổi đầu khi Chúa Giêsu ra đi thi hành sứ mạng. Sự giải thích sự kiện, tức là sự trông thấy xuyên qua việc chữa lành kia, dấu chỉ chứng thực rằng Chúa Giêsu có quyền tha tội, và như vậy, tức Người là Thiên Chúa, chỉ mới có sau này. Như vậy có nên kết luận là thánh sử Marcô đã thuật lại những chuyện sai lịch sử chăng? Trái lại, khi thuật lại câu chuyện thánh sử đã mô tả việc này xảy ra với tất cả sự đứng đắn bằng cách tiết lộ cho ta thấy qua một phương pháp hành văn hoàn toàn được chấp nhận, ý nghĩa và sự sâu sắc thực sự của sự kiện xảy ra. Marcô chứng minh Chúa Giêsu đang dần dần mạc khải Người là Con Thiên Chúa, nhưng ngay từ phần đầu của đoạn Phúc âm này, đó đây, thánh sử đã vẽ lên những nét báo trước sự kết thúc. Ở đây, chúng ta có lẽ đứng trước 1 trường hợp thường hay xảy ra trong Thánh Kinh, đó là trường hợp mà tương quan vật chất của một sự kiện được phong-phú-hóa bằng sự chỉ dẫn cho thấy mầu nhiệm mà sự kiện đó muốn nói lên. Sau khi xác định như vậy, chúng ta nắm vững được Chân lý nếu chúng ta đọc đoạn Phúc âm này của Marcô bằng cách để cho sự đơn sơ cao đẹp và tuyệt diệu của tác giả chinh phục chúng ta. Có hai chi tiết. Người ta nghĩ rằng căn nhà trong đó Chúa Giêsu dừng chân khi từ Caphanaum về chính là căn nhà của Phêrô. Đàng khác, chi tiết lạ lùng dỡ mái nhà cũng không có chi là khó tin. Mái những căn nhà vào thời đó là 1 thứ sân thượng mà người ta lên được nhờ một cầu thang bên ngoài, cho nên quả là tương đối dễ, khi muốn mở ra một lỗ bằng cách cất đi ít viên ngói là xong.
Chúng ta hãy nêu lên hai giáo huấn quan trọng:
1) ‘Hỡi con, tội lỗi con đã được tha’. Chúa Giêsu mở đầu bằng câu nói đó, có lẽ là vì Người muốn ghép mình vào não trạng quần chúng đương thời, khi dân chúng quan niệm rằng: mọi bệnh tật đều là hậu quả của tội lỗi, hoặc là tội lỗi của người bịnh, hoặc là tội lỗi của cha mẹ y. Nhưng mau mắn, Chúa đã đi từ bình diện này qua bình diện kia. Chữa bịnh phần xác rồi, Chúa đặt ngay hành động Người như một dấu hiệu của sự chữa lành về phần thiêng liêng mà Người mang đến cho nhân loại. Sự đau ốm phần sâu xa gấp bội đang đục khoét con người trong cả bản thể. Bịnh hoạn nói chung thật ra là hậu quả của thái độ xấu xa và bạc phước trong đó con người đang đắm chìm, khi chống lại Thiên Chúa. Chính đó là cái bất hạnh căn bản mà Chúa Giêsu muốn chữa và Người loan báo điều đó khi phán: ‘Tội con được sạch’.
2) Tại sao lại có những tư tưởng ấy trong lòng các ngươi? Chúa Giêsu đặt câu hỏi đó cho cử tọa của Người, là những kẻ không sẵn sàng chấp nhận ai ai ngược lại các ý kiến của họ. Chúng ta đừng vội lên án họ… Vào địa vị họ khi đó, chúng ta đã phản ứng thế nào? Hôm nay đây, Chúa cũng đặt câu hỏi ấy cho chúng ta mỗi khi Người gặp một sự chống đối nào đó nơi chúng ta. Nhân danh những cái mà chúng ta cho là ‘những nguyên tắc tốt’, chúng ta đặt lên những chướng ngại cho những hồng ân mới lạ mà Thiên Chúa bất thần ban cho chúng ta hay Giáo Hội. Điều quan trọng là chúng ta phải sẵn sàng đón nhận những cái mới lạ của Thánh Linh, song dĩ nhiên điều quan trọng là chúng ta phải nhìn nhận những cái mới lạ đó thật sự là của Thánh Linh. Chính là vấn đề: sự sẵn sàng đối với Chúa, và trên bình diện các bảo đảm cho sự chân thật, sự tùng phục chung quyết đối với quyền hành của Giáo Hội.
9. Quyền tha tội (Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Người Do Thái vẫn coi mọi thứ bệnh tật là hình phạt của tội lỗi. Ngay các môn đệ của Chúa Giêsu, khi gặp người mù từ khi mới sinh cũng hỏi Chúa: “Thưa Thầy, do tội của ai mà người này bị mù vậy? Tội của anh ta hay của cha mẹ anh ta?”.
Nếu quan niệm bệnh tật là hậu quả của tội lỗi, thì không gì hợp lý và dễ dàng bằng tha tội trước rồi chữa bệnh sau. Bởi vì tiêu diệt được nguyên nhân thì tự nhiên hậu quả sẽ biến mất. Đó là điều Chúa Giêsu đã làm cho người bại liệt như bài Tin Mừng hôm nay kể lại:
Trong khi Chúa Giêsu giảng dạy tại nhà ông Phêrô, có bốn người khiêng đến cho Chúa Giêsu một người bại liệt nằm bất động trên chiếc chõng, nhưng đường phố đầy người nghẽn cả lối vào. Họ cố tìm cách chen vào nhưng không được. Nhưng bốn người ấy không nản lòng. Nhà của ông Phêrô cũng như mọi nhà người Palestin, chỉ có một tầng với mái bằng, phía ngoài có cầu thang lên. Bốn người khiêng người bất toại vòng qua đám đông, lên mái nhà, họ dỡ mái nhà làm thành một khoảng trống, rồi thòng dây thả người bại liệt xuống nhà, ngay bên chân Chúa Giêsu. Họ chỉ đặt đó thôi, chứ không nói năng xin nài gì hết. Ai cũng hiểu họ muốn gì. Hiểu ý họ. Chúa Giêsu nắm lấy cơ hội. Họ muốn một, Chúa cho hai. Thay vì chữa bệnh thể xác liền, Chúa chữa bệnh cho tâm hồn người bại liệt trước. Ngài đi xa hơn sự mong chờ của mọi người. Bởi vì nếu quan niệm bệnh tật là do tội lỗi, thì không gì hợp lý và dễ dàng cho bằng tha thứ tội lỗi trước. Chúa Giêsu đã không lấy quyền của Ngài mà tuyên bố rằng Thiên Chúa tha tội cho anh: “Tội anh đã được tha”, nhưng người Biệt Phái rất khó chịu và nghĩ trong lòng rằng Chúa Giêsu là người lộng ngôn phạm thượng. Vì chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội, còn ông chỉ là người mà dám tha tội cho kẻ khác.
Để tỏ cho nhóm Biệt Phái biết Ngài là ai, Chúa Giêsu đã làm cả hai việc: vừa tha tội vừa chữa bệnh. Việc này chứng minh cho việc kia; việc chữa lành chứng minh cho việc tha tội. Bởi vì nếu người bại liệt không được tha tội thì khó mà có thể được khỏi bệnh. Hay nói cách khác: nếu anh bại liệt không khỏi bệnh thì đó là dấu tội lỗi anh ta vẫn còn y nguyên và Chúa Giêsu thực là người lộng ngôn phạm thượng, lừa bịp dân chúng. Ngược lại, nếu anh bại liệt được tha tội thì việc khỏi bệnh thể xác sẽ xảy ra ngay. Bởi đó, khi Chúa Giêsu ra lệnh cho anh “hãy chỗi dậy vác chõng mà về” và việc đó thực sự đã xảy ra như vậy, thì lời Ngài nói trước đó: “tội anh đã được tha” chắc chắn cũng đã xảy ra đúng như lời Ngài nói, tuy dù người ta không cảm thấy, không trông thấy ơn tha tội, nhưng đã có việc khỏi bệnh chứng minh cho việc tha tội. Vì thế dân chúng chứng kiến đã ca tụng: “chúng tôi chưa từng thấy như thế bao giờ”. Chúng tôi chưa từng thấy ai có quyền được tha tội trừ Thiên Chúa. Chúng tôi cũng chưa từng thấy ai chỉ truyền một lời là bệnh nhân được bình phục. Vậy đúng Ngài là Thiên Chúa, là: “Con Người có quyền tha tội”.
Trước kia, nguồn gốc tha tội ở trên trời cao, nơi Thiên Chúa. Bây giờ, Chúa Giêsu quả quyết rằng: bởi vì Con Người đã đến trần gian, nguồn ơn tha tội đã được chuyển từ trời xuống đất. Nguồn ơn tha tội đã đặt nơi một con người lịch sử: Chúa Giêsu Kitô. Tha tội ở trần gian hôm nay là làm trước công việc mà Ngài sẽ làm trong ngày: “Con Người sẽ hiện đến trên mây trời” để phán xét vào ngày tận thế.
Thưa anh chị em,
Sách Tin Mừng đã ghi lại nhiều phép là Chúa Giêsu đã làm: chữa bệnh tật, làm cho người chết sống lại, hóa bánh ra nhiều… Ngài đã làm những phép lạ đó thường là vì lòng thương xót người ta. Thương người bệnh tật đói khát, thương gia đình mất người thân yêu… Chúa Giêsu đã đến cho người ta thấy Thiên Chúa yêu thương loài người chúng ta và Ngài đã chứng tỏ tình thương đó bằng cách giúp đỡ loài người một cách cụ thể.
Nhưng tình thương của Thiên Chúa không phải chỉ giúp đỡ đời sống vật chất hay thể xác của con người, mà còn muốn cứu chữa con người toàn diện, cả hồn và xác. Vì vậy, những phép lạ của Chúa Giêsu còn có ý nghĩa sâu xa hơn: đó là những dấu chỉ của ơn cứu độ mà Ngài đem đến cho nhân loại. Chẳng hạn, khi làm cho người mù sáng mắt. Ngài cho thấy Ngài là ánh sáng thật cho chúng ta nhìn ra: “Đấng cứu độ”. Khi bánh hóa ra nhiều cho dân chúng ăn no, Ngài cho thấy Ngài là: “Bánh hằng sống” đem lại sự sống đời đời cho chúng ta. Khi chữa người bại liệt như Tin Mừng hôm nay kể lại, Ngài cho thấy Ngài có quyền tháo gỡ con người khỏi xiềng xích trói buộc của tội lỗi. Ngài đã chữa bệnh tận căn. Ngài giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi là nguồn gốc phát sinh đau khổ, bệnh tật và sự chết; đồng thời Ngài kêu gọi nhân loại đi theo đường lối đó cùng với Ngài, để tiêu diệt tận căn gốc của mọi đau khổ, bệnh tật, chết chóc mà con người gây ra cho nhau.
Với thiếu phụ ngoại tình được Ngài cứu cho khỏi bị ném đá, Chúa đã căn dặn: “Thôi chị về đi, và đừng phạm tội nữa”. Với người bại liệt 38 năm bên bờ hồ Bethsaida, Chúa cũng chỉ có một lời nhắn nhủ: “Đó, con đã được lành mạnh rồi, đừng phạm tội nữa, kẻo lại bị khốn khổ hơn” điều quan trọng là: “Đừng phạm tội nữa”.
Anh chị em thân mến,
Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa hay thương xót và tha thứ. Sự thánh thiện và công bình đòi phải trừng phạt tội nhân, nhưng lòng nhân từ lại thúc đẩy Ngài phải tha thứ. Đã được Chúa tha thứ, chúng ta cũng phải biết tha thứ cho anh em và nhất là đừng phạm tội nữa. Sở dĩ chúng ta còn: “cứ phạm tội nữa” là vì chúng ta chưa tin rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Nếu đã tin Thiên Chúa yêu thương chúng ta thì chúng ta không thể cứ xúc phạm hoài đến người mình yêu thương được. Niềm vui của chúng ta là tin rằng Chúa yêu thương chúng ta và tội lỗi chúng ta đã được tha thứ. Chắc chắn chúng ta sẽ sống xứng đáng hồng ân tha thứ ấy.
Chúa Giêsu đã không chỉ tha thứ một cách dễ dàng qua lời nói, nhưng bằng chính sự hy sinh mạng sống mình trên thập giá. Kính nhớ công cuộc cứu chuộc qua cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, chúng ta hãy cảm tạ Chúa Cha đã thương ban Con Một xuống cứu độ nhân loại. Tham dự vào mầu nhiệm cứu chuộc này, chúng ta quyết tâm chiến đấu chống lại tội lỗi, đến với Chúa Kitô, quyết tâm sống cho Thiên Chúa, Đấng đã cứu chuộc chúng ta.
10. Cần cứu chữa tâm hồn trước – Lm Trần Ngà (Trích trong ‘Cùng Đọc Tin Mừng’)
Khi thân nhân của người bại liệt khiêng anh ta đến gần Chúa Giê-su, họ đụng phải một bức tường sống: quá đông dân chúng đang vây bọc quanh Chúa Giê-su và không ai chịu nhường chỗ cho những người đang khiêng nạn nhân đến với Người. Rốt cuộc, họ đành phải dỡ mái nhà ngay trên chỗ Chúa Giê-su đang đứng, thòng người bất toại xuống để xin Người cứu chữa.
Có lẽ đây là ca bệnh khẩn cấp cần phải được cứu chữa kịp thời không thể trì hoãn. Thế nên, những người khiêng đã nóng nảy tìm cách đưa bệnh nhân tiếp cận Chúa Giê-su bằng mọi giá, dù phải tháo dỡ mái nhà.
Khi đã thòng bệnh nhân từ mái nhà xuống ngay trước mặt Chúa Giê-su, lẽ ra, Chúa Giê-su phải ưu tiên chữa trị người nầy khỏi bệnh đã, mọi chuyện khác sẽ bàn sau. Vậy mà Chúa Giê-su không chữa trị thân xác ngay mà quan tâm đến việc chữa lành tâm hồn trước. Người ban ơn tha tội cho người bệnh trước. Người phán: "Tội con đã được tha", dẫu biết rằng nói như thế sẽ làm cho những người biệt phái bắt bẻ, sinh thêm rắc rối phiền hà.
Sau khi cứu linh hồn bệnh nhân khỏi tội, trả lại cho tâm hồn anh sức khoẻ thiêng liêng, Chúa Giê-su mới xét đến việc cứu chữa thân xác anh. Người phán: "Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về. Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa."
Qua sự kiện nầy, Chúa Giê-su tỏ cho thấy cần phải ưu tiên chữa trị tâm hồn trước khi chữa trị thân xác, vì những rối loạn, những tổn thương trong tâm hồn là nguyên nhân đưa đến những tổn thương phần xác. Y khoa xác nhận có nhiều bệnh tật thể xác (thân bệnh) phát sinh do những tổn thương từ nội tâm (tâm bệnh). Thân bệnh là do tâm bệnh. Vì thế, muốn điều trị tận căn, muốn trị dứt điểm căn bệnh thể xác thì phải chữa trị tận gốc, tức chữa trị trong tâm hồn.
Minh hoạ: Hôm nọ, ông Năm bị kỹ luật nặng tại sở làm và do đó tâm hồn ông bị tổn thương nghiêm trọng. Từ vết thương tâm hồn đó, thân xác ông bắt đầu có những biểu hiện bệnh lý: bình thường ông rất vui vẻ, cười nói huyên thuyên, hôm nay bỗng sa sầm nét mặt, lầm lì ít nói.
Mang vết thương lòng ấy về nhà, vừa bước qua ngưỡng cửa, vấp phải cái chổi nằm giữa đường, ông nổi giận co chân đá nó văng ra xa và bắt đầu mắng vợ, điều mà từ trước tới nay chưa bao giờ xảy ra: "Đồ làm biếng, đàn bà vô tích sự, cái chổi nằm chình ình ngay giữa phòng khách mà cũng không biết cất dọn nó đi."
Kế đó, đứa con cưng đi học mới về, thấy mặt ba hầm hầm, vội lảng tránh qua phòng khác, không vui vẻ chào hỏi như mọi khi; ông liền quát tháo: "Nầy Thảo, mầy câm rồi ư? Sao thấy tao mà mầy không ra chào? Thầy Cô dạy mầy thế hả? Mẹ mầy dạy mầy thế hả?" Thế là chiến sự bắt đầu bùng nổ trong gia đình.
Một tổn thương trong tâm hồn có thể làm bùng lên một trận chiến trong gia đình hay trong cộng đồng ta đang sống. Sóng gió trong lòng sẽ tạo nên bão tố bên ngoài. Mất bình an nội tâm là nguyên nhân của những xung đột với những người chung quanh.
Thế nên, muốn dập tắt sóng gió trong gia đình và cộng đồng thì phải diệt trừ sóng gió trong tâm hồn trước; muốn có hoà bình thuận thảo với tha nhân thì trước hết cần phải có an bình nội tâm; muốn tránh xung đột với những người chung quanh thì trước hết hãy củng cố sự bình an tâm hồn.
Chính vì thế, trước khi chữa trị cho người bệnh về phần xác, Chúa Giê-su cứu chữa tâm hồn anh ta đã. Người cứu chữa tâm hồn bệnh nhân bằng ơn tha tội để tâm hồn anh được lành lặn và bình an, rồi sau đó mới chữa trị phần xác. Tâm hồn và thân xác con người cũng chỉ là một. Hồn xác hoàn toàn tuỳ thuộc vào nhau. Bệnh của tâm hồn (tâm bệnh) tất nhiên sẽ lan sang thân xác (thân bệnh). Muốn chữa lành tận gốc thân bệnh, người thầy thuốc khôn ngoan tìm cách chữa trị tâm bệnh trước.
Hiện nay, một số quốc gia đã lập nên những trung tâm y tế dự phòng tiên tiến. Tại đây, thầy thuốc ân cần hỏi han trò chuyện với bệnh nhân để truy ra gốc bệnh từ trong tâm hồn và đề ra những phương thức điều trị rất hiệu quả mà không cần thông qua xét nghiệm lâm sàng và thậm chí không cần cả thuốc men.
Tội lỗi như một thứ virus độc hại gây bệnh cho tâm hồn và từ đó thân xác và cuộc sống chúng ta cũng bị ảnh hưởng theo.
Vậy chúng ta hãy tìm đến với lương y Giê-su với bất cứ giá nào như trường hợp người bại liệt được thuật lại trong Tin Mừng hôm nay, để được Người tha thứ tội lỗi và chữa lành tâm bệnh cho chúng ta, và rồi thân bệnh cũng sẽ nhờ đó mà được chữa lành.
11. Chữa người bất toại (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’ – Radio Veritas Asia)
Một điểm trong phép lạ chữa người bất toại được ghi lại trong Tin Mừng hôm nay đáng chúng ta lưu ý, đó là Chúa Giêsu không nói ngay: "Ta chữa lành cho con", nhưng Ngài nói với người bất toại: "Con đã được tha tội rồi". Qua đó, Chúa Giêsu mạc khải Ngài là Thiên Chúa, bởi vì chỉ Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Chính những kẻ chống đối Chúa Giêsu cũng nghĩ như thế, và vì không tin Ngài là Thiên Chúa, cho nên họ nghĩ thầm rằng: "Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng". Nhưng Chúa Giêsu đã nhân cơ hội này để một lần nữa chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa, vì Ngài đọc thấu tư tưởng thầm kín của họ. Ngài bảo họ: "Sao trong bụng các ông lại nghĩ những điều ấy?" Rồi Ngài nói với những kẻ không tin: "Trong hai điều: một là bảo người bất toại: "Con đã được tha tội", hai là bảo: "Đứng dậy, vác chõng mà đi", điều nào dễ hơn". Thật ra, hai điều này đều khó, và Chúa Giêsu quả quyết: "Để các ông biết: ở dưới đất, Con Người có quyền tha tội, Ta truyền cho anh hãy đứng dậy, vác chõng đi về nhà", lập tức người ấy đứng dậy vác chõng mà đi trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ để chứng minh Ngài có quyền tha tội, vì Ngài là Thiên Chúa. Như những người chống đối Chúa, ngày nay cũng có nhiều người không chấp nhận quyền tha tội của Chúa, quyền này đã được Chúa trao cho các Tông đồ, và qua các ngài cho Giáo Hội. Giáo Hội vẫn tiếp tục công việc tha tội trong Bí tích sám hối và hòa giải. Nhờ Bí tích này, tội nhân sau khi lãnh Bí tích rửa tội được ơn tha thứ và làm hòa với Thiên Chúa. Từ ít lâu nay, có một cơn khủng hoảng đối với Bí tích giải tội: nhiều người không còn lãnh nhận Bí tích giải tội, không còn quí trọng ơn tha tội, vì đã đánh mất ý thức về tội lỗi: có thể họ cần được Thiên Chúa ban cho điều này điều nọ, nhưng không thấy cần được Thiên Chúa tha cho những tội đã phạm.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta trở về với tác vụ chính của Chúa Giêsu ngay từ đầu: tác vụ tha tội, hòa giải con người với Thiên Chúa. Ước gì chúng ta luôn ý thức về tội lỗi và quí trọng ơn tha thứ qua Bí tích giải tội.
Có một chàng thanh niên mua được một chú khỉ. Thế nhưng cứ mỗi lần anh ta đụng vào thắt lưng, chú khỉ lại tỏ ra đau đớn và khó chịu. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, anh ta khám phá ra một vệt sưng vòng quanh hông chú khỉ. Thì ra khi còn nhỏ, chú khỉ đã bị ngưới ta dùng một sợi dây thép cột quanh hông và cho tới nay vẫn chưa được tháo ra. Chú khỉ càng lớn, sợi dây càng lặn sâu vào da thịt.
Chiều hôm đó, anh ta cẩn thận cắt sợi dây thép và kéo ra khỏi da thịt chú khỉ. Chú khỉ mừng quá, nhảy tới nhảy lui rồi ôm chặt vai anh ta. Thế là chú khỉ được tự do thoải mái, không còn bực bội, khó chịu và đau đớn như trước nữa.
Câu chuyện trên khiến chúng ta nhớ tới lời Chúa Giêsu nói với chàng thanh niên bại liệt được chữa lành: Tội con đã được tha. Chắc hẳn chàng cũng vui mừng như thế, bởi vì chàng không còn bị sợi dây đau đớn ràng buộc nữa. Chàng được tha tội và được chữa lành bệnh bại liệt, chẳng khác nào chú khỉ được giải thoát khỏi sợi dây thép. Vì thế, chàng hết sức vui mừng và dâng lời ngợi khen Thiên Chúa.
Hình như ai trong chúng ta cũng đã từng có kinh nghiệm nhờ bí tích Hòa giải, chúng ta được giải thoát khỏi một ràng buộc nào đó, đã từng làm cho chúng ta đau đớn.
Tuy nhiên muốn được giải thoát thì điều kiện đầu tiên là phải khiêm nhường chấp nhận tội lỗi mình và xưng chúng ta với linh mục giải tội, bằng tất cả tâm tình sám hối ăn năn.
Đoạn Tin Mừng sáng hôm nay mời gọi chúng ta hãy bằng lòng để cho Chúa Giêsu thực hiện nơi chúng ta những gì mà ngày xưa Ngài đã làm cho chàng thanh niên bại liệt. Chúng ta hãy trình diện với Ngài trong Bí tích Giải tội và lắng nghe Ngài nói với chúng ta những gì Ngài đã nói với người bại liệt: Tội lỗi của con đã được tha.
Tiếp đó, đoạn Tin Mừng còn mời gọi chúng ta cảm nghiệm sự giải thoát mà chàng thanh niên bại liệt ấy từng cảm nghiệm sau khi đã bị ràng buộc đớn đau quá lâu trong bệnh tật và tội lỗi của chàng. Cũng như chàng trai phung phá, chúng ta hãy thành thực thú nhận cùng Chúa: Lạy Chúa, con đã phạm tội nghịch với Cha, con không xứng đáng làm con Cha nữa, xin Cha hãy nhận con như một tên đầy tớ của Cha mà thôi.
Với tâm tình sám hối, thì tội lỗi có nặng nề đến đâu chăng nữa, chúng ta cũng vẫn được Chúa tha thứ, bởi vì tâm tình sám hối chính là một thứ tiền thiêng liêng để mua lấy ơn tha thứ, chính là bước chân đầu tiên trên con đường trở về cùng Chúa, chính là sự cộng tác nhỏ bé nhưng rất cần thiết của chúng ta vào ơn cứu độ, như lời thánh Augustinô đã nói: Khi tạo dựng nên chúng ta, Chúa không cần hỏi ý kiến chúng ta, nhưng để cứu chuộc chúng ta, Ngài cần chúng ta ưng thuận và cộng tác với Ngài.
13. Lòng nhân từ của Chúa
Qua đoạn Tin Mừng vừa nghe cũng như qua từng ngày trong suốt cả cuộc đời của Chúa Giêsu, chúng ta thấy nổi bật lên một tấm lòng nhân từ và thương xót.
Thực vậy, trước khi làm phép lạ cho bánh hoá nhiều để nuôi đám đông trong hoang địa, Chúa Giêsu đã nói:
- Ta thương dân này.
Chỉ một vài chữ ngắn ngủi này mà thôi cũng đã đủ tóm lược tất cả cuộc sống và hành động của Chúa. Đúng thế, nhìn vào cuộc sống của Chúa, chúng ta thấy Ngài luôn dành những tình cảm ưu ái cho những người khổ đau và yếu đuối.
Trước hết là những trẻ nhỏ, đơn sơ và bé bỏng, bất lực trước những hiểm nguy và khó khăn của cuộc đời.
Phúc âm đã kể lại: Ngày kia Ngài đã chúc lành cho các em nhỏ và nói với các môn đệ:
- Ai tiếp đón một trong số những em nhỏ này vì danh Ta thì đó là tiếp đón chính Ta vậy.
Ngày khác các bà mẹ dẫn con cái của mình đến với Chúa để xin Ngài chúc lành. Các môn đệ đã xua đuổi vì không muốn Chúa bị quấy phá, nhưng Chúa đã phán bảo:
- Hãy để cho các trẻ nhỏ đến cùng Ta.
Ngài đã lấy trẻ nhỏ làm gương mẫu cho chúng ta:
- Nếu các con không trở nên giống trẻ nhỏ, các con không được vào Nước Trời.
Thứ đến, Ngài còn dành những tình cảm ưu ái đối với những người nghèo khổ.
Ai là người đã được diễm phúc thờ lạy Chúa đầu tiên nơi máng cỏ Bêlem, nếu không phải là thánh Giuse, Mẹ Maria và các mục đồng, tất cả đều là những người nghèo hèn và túng thiếu.
Sau này trong bài giảng trên núi Ngài cũng đã cầu chúc
- Phúc cho những người nghèo khổ, vì Nước Trời là của họ.
Trái lại, bọn Biệt phái và Pharisêu giàu có thì lại coi nghèo túng là một tai họa, là một lời nguyền rủa.
Chúa Giêsu còn đặc biệt chăm sóc đến những người đau yếu bệnh tật. Thực vậy mà Ngài đã làm biết bao phép lạ để xoa dịu những nỗi thống khổ mà họ phải chịu. Như vậy cũng đã đủ để chứng tỏ rằng Ngài luôn lưu ý và dành cho họ những tình cảm đặc biệt. Nhưng quan trọng hơn cả Ngài đã xót thương và tha thứ cho những kẻ tội lỗi. Ngài thường lui tới với họ:
Chẳng hạn Ngài đã đến dự tiệc tại nhà ông Giakêu. Ngài đã gọi họ làm môn đệ của mình như trường hợp của Matthêu, của Phêrô. Ngài không kết án nhưng sẵn sàng tha thứ, chính vì thế Ngài đã cứu người đàn bà ngoại tình mà chiếu theo luật Do thái là sẽ bị ném đá cho chết.
Trong những lời giảng dạy Ngài đã sánh ví mình như người mục tử lang thang tìm kiếm con chiên bị lạc mất, Ngài đã sánh ví mình như người đàn bà tìm kiếm đồng bạc đánh rơi, hay như người cha mòn mỏi trông chờ đứa con hoang đàng và Ngài đã kết luận:
- Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi kẻ tội lỗi…Không phải người khỏe mạnh mà là kẻ đau yếu mới cần đến thày thuốc…Một kẻ tội lỗi trở lại sẽ làm cho cả thiên đàng vui mừng hơn chín nươi chín người công chính không cần sám hối ăn năn.
Còn chúng ta thì sao? Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta. Sống giữa một xã hội đầy hận thù và oán ghét, điều cần thiết chúng ta cần phải làm ngay, đó là hãy noi theo, hãy bắt chước Chúa, thực hiện những hành động bác ái, để nhờ đó, chúng ta sẽ trở nên những chứng nhân cho tình thương của Chúa. Chúng ta hãy ghi nhớ lời khuyên nhủ của Chúa.
Hơn thế nữa:
- Mỗi lần chúng ta thực hiện một hành vi bác ái cho một trong những kẻ hèn mọn nhất là chúng ta đã làm cho chính Chúa.
Phải chăng Chúa đã chẳng hứa ban hạnh phúc Nước Trời trong ngày sau hết cho những người đã thực thi giới luật yêu thương của Chúa đó sao?
14. Chữa lành
Trong những thời kỳ xa xưa, ở vùng quê Ái Nhĩ Lan, khi có người ngã bệnh thì vị linh mục là người đến trước tiên, kế đến có lẽ là bác sĩ. Ngày nay thì hầu như ngược lại. Nhưng đối với người Kitô hữu, cả bác sĩ lẫn linh mục đều có vai trò trong việc săn sóc người bệnh. Điều này không nhằm ám chỉ thân thể thuộc phạm vi của bác sĩ, linh hồn thuộc phạm vi của linh mục. Nói như thế tức là cho rằng cả bác sĩ lẫn linh mục đều nhìn thấy có một nửa thực tại.
Khi người bị liệt được đưa đến trước mặt Người. Đức Giêsu thấy ngay người ấy cần được chữa lành về phần xác. Nhưng Người đã thấy một việc khác. Người liệt cũng phải được chữa lành về phần hồn. Và Người đã quyết định bắt đầu công việc này.
Người bắt đầu cứu chữa người liệt với việc tha thứ tội lỗi cho người ấy. tại sao? Người không ám chỉ tội của người bệnh là nguyên nhân gây bệnh. Người cũng không cho rằng tội của người ấy lớn hơn những người khác có mặt trong phòng. Đơn giản Người chỉ muốn khẳng định rằng người ấy cũng là một tội nhân như mọi người khác. Khi khởi sự như thế, Đức Giêsu muốn nói rằng tội cũng là một căn bệnh, một căn bệnh của linh hồn. Đức Giêsu không phân biệt chính xác giữa bệnh phần xác và bệnh phần hồn, nhưng coi chúng như những biểu hiện khác nhau của một căn bệnh thiêng liêng của nhân loại.
Ngày nay, nhiều nhà điều trị bệnh đồng ý với phương pháp của Đức Giêsu. Nhiều căn bệnh của thân xác do tác động hoặc xuất phát từ những căn bệnh của linh hồn. Ngày nay, người ta nói về một “sức khỏe lành thánh”. Điều này có nghĩa là chúng ta phải xem xét không chỉ khía cạnh thể chất của một con người, nhưng cũng phải xem xét các khía cạnh tâm lý và tâm linh. Ý định của Đức Kitô là phải chăm sóc đến con người toàn diện.
Khi khước từ những khía cạnh khác của căn bệnh ngoài khía cạnh thuần về thể chất thì việc yêu cầu tư vấn cũng hóa ra vô ích. Trong khoa điều trị, vấn đề luôn luôn là con người toàn diện, chứ không bao giờ là một triệu chứng duy nhất. Cảm giác đau đớn không chỉ trong thân xác, mà còn tâm trí, cảm xúc và tinh thần. Xem ra, thể chất có thể chỉ là biểu hiện bên ngoài của một sự khó chịu bên trong.
Như chúng ta đã thấy, Đức Giêsu bắt đầu cứu chữa con người từ chỗ tâm linh “Này con, con đã được tha tội rồi”. Điều này làm cho các kinh sư phẫn nộ. Nhưng Đức Giêsu dĩ nhiên sẽ chứng tỏ cho họ thấy Người có quyền năng tha thứ tội lỗi qua việc chữa lành những bệnh tật phần xác của con người.
Đức Giêsu đã đến để cứu con người toàn diện, hồn và xác. Vì thế giờ đây Người nói với người bại liệt: “Hãy đứng dậy vác lấy chõng của con mà đi”. Và người ấy đã ra khỏi căn phòng trên đôi chân của mình. Người ấy không cần người ta khiêng đi nữa, linh hồn của anh trở nên trong sáng và bình an.
Đây quả là một kỳ công mới mẻ và vĩ đại. Ngay lập tức, người ta nhận ra điều đó. Họ sửng sốt và khen ngợi Thiên Chúa: “Chúng tôi chưa thấy nhu vậy bao giờ”.
Ngay lúc này đây, chúng ta có thể chưa cần sự chữa lành phần xác nhưng chắc chắn chúng ta cần sự chữa lành tâm linh. Đây là cách áp dụng phép lạ này cho chúng ta. Tội lỗi có thể được xem như một bệnh liệt thiêng liêng ảnh hưởng đến toàn bộ chúng ta. Nó ảnh hưởng đến tâm linh chúng ta, làm suy yếu khả năng yêu thương của chúng ta. Nó ảnh hưởng đến ý chí chúng ta: Chúng ta không thể cương quyết từ bỏ điều xấu và cam kết vĩnh viễn với điều tốt. Nó ảnh hưởng đến tinh thần chúng ta: Chúng ta không thể sống trong tự do, hy vọng và vui mừng.
Chúng ta cần sự tha thứ và chữa lành của Thiên Chúa. Chúng ta cần đem tội lỗi và bệnh att của chúng ta đến cùng Người với lòng khiêm tốn và trông cậy. Rồi Người sẽ nói với chúng ta: “Con đã được tha tội rồi. Giờ đây hãy đi và sống trong tự do và vui mừng như một người con của Thiên Chúa”. Và khi nghe được những lời này, chúng ta cũng sẽ khen ngợi Thiên Chúa và bước đi trong tự do của con cái Thiên Chúa.
15. Sự tha thứ
Chúng ta sống trong một thời đại của những điều thú nhận. Người ta trở lại những câu chuyện về mình, bóc trần tâm hồn yếu đuối của mình, không chỉ kể lại một cách riêng tư với các bác sĩ tâm lý, nhưng một cách công khai trong sách báo và truyền thanh, truyền hình. Tuy nhiên, trong lúc có nhiều lời thú nhận, thì lại không có sự xá tội – ít nhất là xá tội nhân danh Đức Kitô.
Đến với bác sĩ trị liệu không làm người ta nhẹ bớt cảm thức phạm tội. Một đôi lúc, các bác sĩ trị liệu nói một cách máy móc. “Được rồi, không hại gì đâu, nhiều người làm như thế và bạn đã chịu một áp lực, và vân vân…” Người ta cảm thấy được các bác sĩ trị liệu nâng đỡ nhưng không cảm thấy được tha thứ.
Sự tha thứ của con người thường đến quá rẻ và quá dễ dàng. Vả lại, Thiên Chúa quan niệm tội lỗi của chúng ta một cách nghiêm trọng nhưng Người yêu thương chúng ta đủ để tha thứ những tội lỗi ấy. Người như muốn nói với chúng ta. “Dù cho con có làm gì và nhiều đến đâu, thì Ta cũng tha cho con”.
Điều mà người ta cần là một cảm thức về sự tha thứ triệt để. Sự tha thứ này vừa cho người ta nhận thức mình có tội trong việc mình đã làm, vừa khẳng định người ta xứng đáng được quan tâm. Con người không thể ban cho loại tha thứ đó vì chỉ Thiên Chúa mới làm được.
Tha thứ là một điều kỳ diệu. Khi tha thứ rồi người ta không còn bị công kích. Mọi sự đều bỏ qua. Người được tha thứ không còn bị cảm thức tội lỗi làm tê liệt. Họ bước đi tự do, thân mật với Thiên Chúa và với những người mà họ đã xúc phạm.
Trung tâm sứ vụ của Đức Giêsu là sự tha thứ. Mà Người đã trao quyền bính ấy cho các tông đồ khi Người nói với họ “Anh em tha tội nào thì tội ấy được tha; anh em cầm giữ tội nào thì tội ấy sẽ bị cầm giữ”. Quyền tha tội nhân danh Người là một ơn rất lớn mà Đức Giêsu để lại cho Giáo hội Người, và chủ yếu được thực thi qua Bí tích Giải tội.
Nhiều người trong chúng ta đến với phép Giải tội với mọi danh sách các tội đã được chuẩn bị trước. Những tội giống nhau xuất hiện trên danh sách nhiều lần thường có cả những vấn đề tầm thường mà chúng ta thấy không cần phải ăn năn, hối hận. Trong lúc xưng tội chúng ta đọc lướt qua danh sách ấy rồi chăm chú lắng nghe những lời linh mục nói, để rồi thấy rằng cách sống của chúng ta sau đó không có gì khác trước. Người ta không làm một nỗ lực nào để đi sâu vào căn nguyên của mối quan hệ với Thiên Chúa và người khác.
Chúng ta phải phân biệt tội lỗi như một biến cố, một hành động và tội lỗi như một điều kiện. Loại thứ hai quan trọng hơn. Bạn có thể làm một điều gì đó sai lầm, nhưng điều đó không làm cho bạn thành một người làm điều sai thường xuyên. Có một sự khác nhau lớn giữa người sai phạm một đôi lần, và người sai phạm như một cách để sống. Một người có thể ăn cắp một lần do bị cám dỗ hoặc kinh tế khó khăn. Hoặc một người có thể ăn cắp đều đặn, do đó việc trộm cắp trở thành một cách sống.
Tình trạng tội lỗi không giống với tội lỗi. Cái đầu là căn bệnh, cái sau là triệu chứng. Chúng ta là những người có tội, sa ngã – đó là một thực tế. Vì thế chúng ta ra khỏi đời này với một danh sách các tội. Bí tích Giải tội đòi hỏi chúng ta xét mình vì tội lỗi của chúng ta chỉ là một biểu hiện bên ngoài của sự bất ổn bên trong.
Tội lỗi không phải là một vật mà chúng ta có thể vứt một lần rồi xong như một cái áo cũ. Đúng hơn, nó là một điều kiện trong đời sống chúng ta. Chúng ta là những người có tội và luôn luôn cần có sự cứu chuộc. Điều quan trọng không phải là những khiếm khuyết của chúng ta mà là cuộc chiến đấu của chúng ta cho sự thiện hảo. Mục tiêu của một đời sống tốt lành không phải là thắng trận mà là tiến hành cuộc chiến đấu không ngừng.
Bí tích Giải tội không phải là một dịch vụ giặt tẩy vô ngã. Nó là một cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, Đấng lôi kéo chúng ta tiến đến tự do của con cái Thiên Chúa.
Người bại liệt đứng dậy, vác lấy chõng của mình để về nhà. Khi chúng ta được tha thứ, chúng ta được giải thoát quá khứ của mình, và có thể lại tiến lên trên vai vác gánh nặng và những trách nhiệm của mình.
16. Tại sao?
Sự tha thứ của Thiên Chúa có thể tìm thấy qua tác vụ của bất cứ linh mục nào, chính linh mục cũng mang trong mình vết nhơ tội lỗi và cần được tha thứ. Nhưng khi chia sẻ quyền bính của Đức Kitô mỗi linh mục trở thành người chữa trị thương tích. Tuy nhiên không phải linh mục tha thứ, nhưng Đức Kitô hành động qua linh mục.
Nhiều người đặt vấn đề: Tại sao xưng tội với một linh mục mà không xưng trực tiếp với Thiên Chúa? Theo quan điểm của Thiên Chúa, câu trả lời rất đơn giản: Vô lý. Chúng ta thường tìm lý lẽ cho mình. Không còn là sự tha thứ đơn giản nữa.
Việc xưng tội tốt cho linh hồn. Điều xấu người ta làm mà không thể nói ra sẽ là một con sâu đục khoét tâm hồn người đó. Chúng ta có nhu cầu nói về điều quấy rầy chúng ta. Khi xưng tội, chúng ta có thể nói hết mọi việc về mình và biết rằng chúng sẽ không bao giờ bị tiết lộ. Vì thế nó hoàn thành một nhu cầu sâu xa của con người là muốn cởi mở tâm hồn mình. Chúng ta cũng có nhu cầu hướng dẫn. Việc xưng tội đáp ứng nhu cầu này.
Đi xa hơn nữa, chúng ta cần ngoại giới hóa – bằng chữ, dấu chỉ, động thái – điều ở trong tâm trí chúng ta. Chúng ta cần một biểu lộ rõ ràng sự tha thứ của Thiên Chúa. Chúng ta cần nhìn, nghe và cảm nhận sự tha thứ chứ không chỉ nghĩ về nó. Chúng ta cần có những người khác giúp chúng ta ngoại giới hóa điều ở bên trong và mở lòng mình ra trước mặt Thiên Chúa. Những người khác giúp chúng ta cảm nghiệm và công bố lòng thương xót của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta.
Chúng ta không trực tiếp đến với Thiên Chúa khi có những bệnh tật của thân xác. Vậy tại sao chúng ta đến trực tiếp với Người khi có bệnh linh hồn? Không đi xưng tội, lừa dối chính mình, tránh né, hoãn lại ngày đền tội xem ra dễ dàng hơn. Ngày đó với chúng ta là quá muộn. Xưng tội có nghĩa là đối diện với thực tại về chính mình.
Nhưng chỉ đi xưng tội không chưa đủ. Người trưởng thành có thể xưng tội như lúc ở tuổi mười hoặc mười hai. Người ta thường khước từ nhìn xa hơn những lỗi phạm của cá nhân. Dù sao sự phạm lỗi cũng tự nó đã là một sự đoạn tuyệt hay một triệu chứng. Chúng ta phải quan niệm toàn thể con người mình. Chúng ta phải xem xét công việc, sự đau khổ, những cám dỗ, cuộc chiến đấu cho điều thiện hảo và những thiếu xót trong cuộc chiến đấu ấy.
Việc xưng tội bao hàm một sự xét mình đau đớn. Chúng ta phải đi đến cùng khía cạnh đen tối của chính mình. Chúng ta phải nhớ rằng Đức Kitô không muốn lên án chúng ta, nhưng muốn cứu chúng ta. Chúng ta được mời gọi tự phán xét mình, nhìn lại chính mình. Thừa nhận sự nghèo nàn, yếu đuối, tội lỗi của mình không phải là việc dễ dàng. Nhưng chúng ta muốn tìm thấy sự sạch sẽ, nguyên vẹn và bình an.
Một số người giữ mãi tội lỗi của họ trong quá khứ như thể họ không thật sự tin rằng Thiên Chúa đã tha thứ cho chính mình. Những người như thế có thể học tập thánh Phêrô. Tôi chắc chắn rằng thánh Phêrô không bao giờ quên sự kiện ông chối Đức Giêsu. Nhưng tội ấy không ám ảnh ông như kiểu một số người bị tội lỗi của họ ám ảnh.
Phêrô đã học được nhiều điều từ sự vấp ngã của ông. Ông khám phá sự thật rất đau đớn về chính mình. Ông không mạnh mẽ, can đảm và quảng đại như ông đã nghĩ về mình. Nhưng ông cũng đã học một sự thật tuyệt vời về Đức Giêsu. Ông học được rằng cho dù ông chối Người, Đức Giêsu vẫn yêu thương ông. Chính sự yêu thương này có thể làm một giờ đau khổ và hổ thẹn của ông thành một giờ của ân sủng và cứu chuộc.
Chúng ta cũng có thể học từ tội lỗi của chúng ta. Chúng ta học biết sự yếu đuối của chúng ta. và chúng ta học biết sự thiện hảo của Thiên Chúa, bởi vì chúng ta cảm nghiệm được tình yêu và lòng thương xót của Người trong tội lỗi của chúng ta. Khi chúng ta học từ sự vấp ngã, và khi nhớ lại điều đó thì điều thích đáng nhất là biểu lộ lòng biết ơn Thiên Chúa thay vì dằn vặt chính mình.
17. Chúa thấy họ có lòng tin mạnh
Đức cha Camara (Helder Camara) có một người anh hơn ngài năm tuổi. Hồi mới thụ phong linh mục, ngài sống chung với anh và một bà chị. Lúc đó ông anh đã hoàn toàn mất đức tin, không còn tin điều gì siêu nhiên nữa. Mỗi lần cha Camara đi giảng hay chuẩn bị dâng lễ ông anh lại hỏi:
- Hôm nay chú định giảng gì đó?
Cha Camara khiêm tốn cắt nghĩa cặn kẽ cho ông anh những điều cha sắp giảng. Tình trạng kéo dài hơn tám năm như thế. Sau đó ông anh ngã bệnh nặng. Ông kêu cha Camara tới bên giường và nói: “Tôi biết chú thông minh, học rộng hiểu nhiều. Mấy năm rồi tôi thấy chú trung thành tuân giữ và sống theo lời chú giảng dạy, nghĩa là chú có lòng tin vững mạnh. Vậy tôi hỏi chú xem tôi có thể nhờ lòng tin của chú mà được cứu rỗi không?
Cha Camara trả lời: Em thấy anh rất khiêm tốn và cũng có lòng tin. Chắc Chúa thương anh và anh được cứu rỗi.
Ông anh xúc động, xưng tội rước lễ và chết bình an trong tình thương của Chúa.
Câu chuyện làm ta nghĩ tới trường hợp người bất toại trong Tin Mừng hôm nay. Cũng vậy, Chúa thấy những người khiêng bệnh nhân có lòng tin và Chúa đã thương chữa lành người bệnh. Lòng tin là một quà tặng Chúa trao ban, nhưng nhiều khi lòng tin được tiếp nhận và nuôi dưỡng do các chứng tá chung quanh, nhất là do những người thân như cha mẹ, vợ chồng, con cái. Chuyện người bất toại trong Tin Mừng hôm nay cũng thế. Những người khiêng bệnh nhân thấy không cách nào tới gần Chúa, vì người nghe giảng quá đông, họ đành phải đưa bệnh nhân lên sân thượng, rỡ mái nhà, thòng giây thả anh xuống trước mặt Chúa Giêsu. Hành động của họ đã gây bao phiền hà cho gia chủ, có thể gây chống đối trong đám đông, những người chưa tin Chúa, họ cho đó là vớ vẩn mất công vô ích. Tuy nhiên, chắc những người khiêng bệnh nhân đã tin tuyệt đối vào quyền năng và tình thương của Chúa, họ mới có thể làm như vậy. Lòng tin của họ làm Chúa hài lòng. Người nói với anh bất toại: “Hỡi con, tội của con đã được tha”. Trong khi bệnh nhân chỉ cầu mong được lành bệnh thì Chúa lại ban cho anh một ân huệ lớn hơn: đó là ơn tha tội. Vì tội là nguyên nhân của mọi bệnh tật, nếu ta quan niệm bệnh tật như là dịp đền tội. Lời tuyên bố tha tội cũng là một thử thách lòng tin. Tội là thứ vô tình, không thấy rõ như thấy bệnh. Và một khi người bất toại và những người khiêng chấp nhận lời tha tội của Chúa, là họ chính thức nhận Ngài là Chúa Cứu Thế, là Thiên Chúa thật. Còn đối với Chúa, đây là việc quan trọng, là cơ hội Chúa mạc khải về thân thế và sứ mệnh cứu chuộc của Người: Chúa là “Con Người” mà ngôn sứ Daniel đã loan báo.
Vậy sau khi tuyên bố tha tội, Chúa đã cho người bất toại được lành. Việc chữa lành bệnh nhân như bằng chứng lời tha tội thực sự có công hiệu, một hiệu quả mọi người đều thấy rõ, khiến họ thấy được hiệu quả vô hình của lời tha tội.
Lạy Chúa, xin tăng cường lòng tin cho chúng con và cho những người thân thương của chúng con. Xin ban ánh sáng lòng tin cho những người chúng con có bổn phận cầu nguyện cho. Chúng con xin hợp lời ngợi khen tạ ơn Chúa.
18. Bí tích Giải tội
Tissot là một bác sĩ nổi tiếng ở Thụy sĩ. Mặc dù là người Tin lành, nhưng ông vẫn kính trọng và công nhận sức chữa bệnh của Bí tích Giải tội, được thực hành trong Giáo Hội Công giáo.
Ngày kia, ông được mời chữa bệnh cho một vị phu nhân trẻ ngoại quốc. Vì bà ta là một tín hữu Công giáo, nên ông đã mời một linh mục đến ngồi tòa và ban Bí tích Giải tội cho bệnh nhân. Tức thì, bà ta cảm thấy thay đổi và dễ chịu. Lúc trước bà ta hốt hoảng vì sợ chết. Còn bây giờ bà ta cảm thấy bình an và trầm tĩnh.
Sáng hôm sau, bác sĩ thấy cơn sốt giảm dần và bệnh nhân được bình phục. Vì thế ông thường hay nhắc lại sự việc này và bao giờ cũng thêm một lời cảm phục chân thành:
- Nhờ sức mạnh của tòa giải tội của người Công giáo.
Dĩ nhiên, là người Công giáo, chúng ta đã biết rằng Bí tích Giải tội tha thứ tội lỗi, chữa lành tâm hồn và trả lại sức sống của Thiên Chúa cho những ai trót lầm lỡ phạm tội nặng. Chúng ta tin rằng Bí tích Giải tội hữu ích cho linh hồn, nhưng chúng ta chưa nhận thấy bí tích này còn hữu ích cho cả thể xác nữa.
Thực vậy, chúng ta vừa nghe Chúa Giêsu chữa một người bại liệt, được bốn người thả xuống từ một khoảng trống trên mái nhà để được gần Chúa Giêsu, Đấng chữa lành tâm hồn bệnh nhân:
- Này con, tội con đã được tha.
Vì những kẻ đứng bên cạnh chất vấn Ngài về quyền tha tội, nên Ngài nói với bệnh nhân:
- Con hãy đứng lên, vác giường mà về.
Và người bệnh đã làm được như thế. Dĩ nhiên, tôi không muốn nói rằng mỗi người Công giáo khi mắc bệnh hay đau yếu về phần xác, đều được chữa lành nơi tòa giải tội. Tôi chỉ muốn nói rằng tòa giải tội có thể giúp cho thể xác cũng như cho tâm hồn. Chắc chắn tòa giải tội chữa lành và phòng ngừa những chứng bệnh tâm thần.
Đó là điều các bác sĩ đã công nhận, bởi vì Bí tích Giải tội tẩy xóa lỗi lầm là nguyên nhân chính gây nên rối loạn và suy nhược tâm thần. Đi xa hơn một chút chúng ta thấy: Tâm hồn bình an chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng tốt tới thân xác.
Thế nhưng có người sẽ bảo:
- Vậy chỉ cần thổ lộ với bác sĩ tâm thần cũng sẽ có được hậu quả tương tự.
Đúng thế, nếu hiểu theo một góc cạnh nào đó, nhưng thổ lộ với bác sĩ tâm thần thì làm gì có được lời xá giải, thì làm gì có được lòng thống hối ăn năn, thì làm gì có được sự tha thứ của Chúa. Chỉ Bí tích Giải tội mới đem lại cho chúng ta những sự ấy mà thôi.
Hơn thế nữa, những tội như say sưa, giận hờn, oán thù, đánh lộn… đã gây nên những tổn hại cho thể xác, nhưng khi chúng ta sám hối và xưng thú, thì đó cũng là một cách thức chúng ta đem lại sự an bình và khoẻ mạnh cho thân xác chúng ta vậy.
Cả ba Tin Mừng nhất lãm đều tường thuật phép lạ Chúa Giêsu chữa người bại liệt ở Caphácnaum, nhưng Đoạn Tin Mừng Maccô mang một sắc thái tự nhiên, sống động, khiến sự việc xảy ra như trước mắt chúng ta. Chúng ta có thể diễn lại trình thuật này như sau:
Chúa Giêsu vừa về tới Caphácnaum sau mấy tuần lễ vắng mặt, tin Ngài về lan ra và rất đông người tìm đến gặp Ngài, họ theo Ngài vào nhà Phêrô, nơi Ngài tạm trú. Căn nhà chật ních người, những kẻ đến sau tụ tập trước cửa rất đông. Trong nhà, Chúa Giêsu rao giảng như thường lệ, phần đông người ta nghe Ngài cách thiện cảm và phấn khởi. Tuy nhiên, vì hoạt động và ảnh hưởng của Chúa chấn động cả miền Galilê, không khỏi làm cho nhóm Pharisêu và kinh sư ở Giêrusalem để ý và lo ngại, vì Chúa không xuất thân ở trường của họ, cũng không đứng trong phe phái của họ, nên trong nhà của Simon hôm nay, trên hàng đầu, có những thầy thông luật từ Giêrusalem đến để tìm cơ hội bắt bẻ Ngài.
Trong khi Chúa đang giảng, có bốn người khiêng tới một chiếc chõng trên có người bại liệt nằm bất động, nhưng đông người quá, không cách nào vào được, nên họ đưa bệnh nhân lên mái nhà, lật ngói làm thành một khoảng trống, rồi dòng dây thả chiếc chõng cùng với người bại liệt xuống ngay trước mặt Chúa, họ chỉ đặt đó thôi, không nói năng nài xin gì hết, nhưng ai cũng hiểu họ muốn gì. Hiểu ý họ, Chúa Giêsu nắm lấy cơ hội, họ muốn một Chúa cho hai, đồng thời Ngài tỏ ra cho nhóm Pharisêu và kinh sư biết Ngài là ai, Ngài có quyền phép hơn họ tưởng. Thay vì chữa bệnh thể xác liền, Chúa chữa bệnh thiêng liêng cho anh ta trước, Ngài đi xa hơn sự mong chờ của mọi người, bởi vì nếu quan niệm bệnh tật là hậu quả hay hình phạt do tội lỗi thì không gì hợp lý và dễ dàng bằng cất nguyên nhân tự nhiên đi thì hậu quả cũng biến mất, làm ngược lại là một điều khó khăn và không hợp lý.
Vì là một mặc khải bất ngờ, các đối thủ chưa kịp nói lên những ý nghĩ trong trí của họ, phần Chúa Giêsu, để minh chứng Ngài đồng bản tính với Thiên Chúa, Ngài đọc rõ những ý nghĩ còn trong tâm trí mỗi người và hỏi nhóm Pharisêu mấy câu thật hóc búa. Nghe Chúa nói: “Này con, tội con được tha rồi”, Pharisêu và kinh sư đặt ra trong trí họ một lưỡng đạo luận: hoặc là ông này phạm thượng, vì chỉ là người mà dám tha tội cho kẻ khác, hoặc là ông có quyền như Thiên Chúa. Nếu chấp nhận giả thuyết một thì làm sao Thiên Chúa phò ông để làm phép lạ? Nếu chấp nhận giả thuyết hai thì tín điều “chỉ có một Giavê độc nhất mà thôi”, làm sao có thể dung hòa?
Chúa Giêsu lại thách họ: “Điều nào dễ hơn?” Sự thực cả hai điều đều quá sức con người, nhưng Chúa Giêsu đã làm được cả hai, Ngài đã làm một công hai việc: vừa cho thấy thái độ mâu thuẫn của họ vừa chứng minh Ngài là Thiên Chúa, Ngài tuyên bố tha tội cho người bại liệt, rồi lại chữa anh ta khỏi bệnh, vậy Ngài là Thiên Chúa.
Nhân bài Tin Mừng này, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa các phép lạ Chúa Giêsu làm và từ đó chúng ta tìm ra một thái độ trước những sự việc khác thường được nghe kể lại hoặc chứng kiến. Tin Mừng ghi lại nhiều phép lạ Chúa Giêsu đã làm, tất cả chỉ vì lòng thương người ta, nhưng tình thương của Chúa không phải chỉ cứu giúp về đời sống vật chất của con người mà còn muốn cứu giúp con người toàn diện, vì thế, những phép lạ của Chúa Giêsu còn có ý nghĩa sâu xa hơn, đó là dấu chỉ của ơn cứu độ mà Ngài đem đến cho nhân loại, chẳng hạn, khi chữa người bại liệt, Ngài cho thấy Ngài có quyền tháo gỡ con người khỏi xiềng xích ràng buộc của tội lỗi. Khi làm cho người mù sáng mắt, Ngài cho thấy Ngài là ánh sáng thật cho người ta nhìn ra “Con Người cứu độ”. Khi hóa bánh ra nhiều cho đám đông ăn no, Ngài cho thấy Ngài là bánh hằng sống đem lại sự sống muôn đời cho loài người…
Chúa Giêsu làm phép lạ, nhưng các sách Tin Mừng cũng cho thấy Ngài có một thái độ dè dặt. Trước hết, nhiều khi Ngài từ chối không làm phép lạ mà ma quỷ hay một số người yêu cầu với ý hướng khiêu khích hoặc tò mò, thử thách chứ không vì lòng tin. Chúa từ chối, vì Ngài không làm phép lạ để biểu dương lực lượng, phô trương, hoặc vì những người đó không có thái độ sẵn sàng đón nhận. Cũng chính vì thế ngay cả khi bị treo trên thập giá, người ta thách thức Ngài làm phép lạ xuống khỏi thập giá cho họ tin, Ngài cũng không làm.
Mặt khác, nhiều khi làm phép lạ chữa một người nào, Chúa cấm họ không được nói ra cho người khác biết, Ngài đòi hỏi những người đó phải kín miệng như vậy là vì người ta có thể hiểu lầm ý nghĩa của những phép lạ, cho rằng Ngài đến để cứu người ta về mặt chính trị hoặc kinh tế, trong khi sứ mạng của Ngài không phải ở chỗ đó, Ngài cũng không muốn người ta ỷ vào phép lạ để trốn tránh trách nhiệm của mình.
Hơn nữa, Tin Mừng Gioan còn nói: nhiều người tin vào Chúa Giêsu vì thấy những phép lạ Ngài làm, nhưng Ngài không tín nhiệm họ, bởi vì lòng tin chỉ dựa vào phép lạ là một lòng tin còn non nớt, yếu kém và bồng bột, dễ thay đổi, lòng tin vững chắc không lệ thuộc vào những gì tai nghe mắt thấy, nhưng chỉ dựa vào lời Chúa, vì thế, sau khi sống lại, Chúa Giêsu nói với ông Tôma: “Phúc cho những ai không thấy mà tin”.
Ngày nay thỉnh thoảng chúng ta nghe có phép lạ xảy ra ở chỗ này chỗ kia, trước những sự kiện lạ đó, chúng ta phải biết khảo sát, không thiên kiến, chủ quan, phải hoàn toàn vô tư để nhận ra đâu là tác động thần linh, đâu là sự kiện khoa học hoặc đâu là dàn cảnh. Giáo Hội dạy chúng ta hãy luôn dè dặt trước những cái gọi là “phép lạ” để không bị phê phán là nhẹ dạ, dễ tin, cuồng tín hoặc mê tín.
John Donne đã nói: “Không ai là một hòn đảo”. Tất cả chúng ta cần giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta cần tương trợ nhau để sống, không những về thể lý, vật chất, mà còn về tình cảm và tinh thần nữa.
Mục sư Martin Luther King khi tranh đấu cho nhân quyền và sự bình đẳng của mọi người, nhất là những người da mầu trên đất Hoa Kỳ, ngài đã kêu gọi chính những người da mầu hãy sống chung hợp tác chặt chẽ lại với nhau “Chúng ta đã học vất vả để bay trên không như loài chim và bơi lội dưới biển như loài cá. Chỉ có một điều đơn giản chúng ta đã không học đó là sống với nhau”.
Trong câu chuyện của bài Phúc âm hôm nay, bốn anh bạn khiêng một bệnh nhân bị liệt đến với Chúa Giêsu. Họ đã có sáng kiến rất độc đáo bằng cách dỡ mái nhà, thả anh liệt xuống ngay căn phòng nơi Chúa Giêsu đang giảng dạy. Đây là một bài học sáng giá và cao quý của tinh thần bác ái và lòng tương trợ lẫn nhau.
Theo nhà chú giải thánh kinh William Barclay diễn tả, mái nhà của người Do Thái sống ở vùng Palestine được xây cất như sau. Mái nhà gồm những cây xà ngang bằng phẳng đặt từ bờ tường này sang tường bên kia. Mỗi xà ngang cách nhau khoảng một mét. Khoảng giữa hai cây xà được đổ đất sét trộn lẫn với những nhánh cây. Ở lớp trên cùng lại được tráng thêm một lớp đất sét nữa. Do đó, mái nhà rất bằng phẳng. Thường có cỏ mọc xanh tươi, và người ta dùng chỗ này để nghỉ ngơi, rất yên tĩnh. Bình thường nó có một cầu thang ở phía ngoài để lên xuống.
Cách dễ nhất cho bốn anh bạn thả người bất toại xuống là họ đục khoét đất sét ở vào giữa hai cây xà. Làm như vậy tránh được sự hư hại cho chủ nhà, sau này dễ sửa chữa lại. Nhìn thấy thiện chí và đức tin của bốn anh bạn này: “Thấy lòng tin của họ”, Chúa Giêsu đã chữa lành người liệt, cả phần hồn lẫn thể xác. Đức tin làm cho khỏi bệnh ở đây chính là đức tin và sáng kiến của bốn anh bạn.
Chúa Giêsu chữa người liệt bằng cách nói: “Hỡi con, tội lỗi của con đã được tha”. Theo quan niệm của người Do Thái, đau khổ, bệnh tật là hậu quả của tội lỗi. Đây là hình phạt của Thiên Chúa giáng xuống trên tội nhân. Vì thế, tha tội là điều kiện để được chữa lành. Theo Paul Tournler cho biết, ngày nay nhiều bộ lạc của những sắc tộc thiểu số vẫn còn suy nghĩ như vậy. Ông nói rằng theo báo cáo của những vị truyền giáo, đối với nhiều dân thiểu số, bệnh tật là sự ô uế. Người bị bệnh sẽ bị người khác xa tránh để khỏi bị lây nhiễm. Có nhiều người Kitô hữu, khi bị bệnh, họ không dám lên rước lễ, vì họ tự coi mình đã bị khinh bỉ bởi Thiên Chúa, không dám hiệp thông với cộng đoàn!
Sách Giáo lý Công giáo số 1108 diễn tả sự tương trợ và hiệp thông của các Kitô hữu như sau: “Trong mỗi hành động phụng vụ Chúa Thánh Thần được sai đến để mang chúng ta vào sự hiệp thông với Chúa Kitô và để tác tạo nên thân thể của Ngài. Chúa Thánh Thần như nhựa sống của cây nho của Chúa Cha, sinh hoa kết quả nơi các ngành nho… Giáo Hội là bí tích vĩ đại của mối hiệp thông thần linh quy tụ các con cái của Thiên Chúa đang bị tản mác. Hoa trái của Chúa Thánh Thần trong phụng vụ là sự hiệp thông với Chúa Ba Ngôi, gắn liền với sự hiệp thông huynh đệ giữa chúng ta với nhau”.
Quả vậy, nhờ những lời cầu nguyện, cùng những giọt nước mắt hy sinh đau khổ của người mẹ, bà thánh Monica mà thánh Augustinô đã được ơn trở lại. Bà thánh Monica đã cầu nguyện đêm ngày liên lỉ, cộng với các việc làm thánh thiện suốt cuộc đời của bà cho đứa con trai đang đi sai lạc trong đường tội lỗi. Sau cùng Augustinô đã trở lại và chịu phép rửa tội trước khi bà chết chỉ một năm. Tất cả những âu lo và đau khổ kéo dài suốt đời của một người mẹ đầy tình thương mến dành cho con đã trở nên nguồn vui lớn lao không sao tả xiết. Sau khi chứng kiến con mình chịu phép rửa tội tại Ý, trên đường trở về quê nhà ở Numidia Phi Châu, bà Monica tâm sự với con:
“Con yêu dấu, mẹ không còn điều gì phải lo lắng trên cuộc đời này nữa. Mẹ không biết sẽ phải làm gì và tại sao mẹ có mặt trên cuộc đời này. Nhưng chỉ có một lý do mẹ xin được trì hoãn, được sống thêm một thời gian nữa trên trần gian này là để được nhìn thấy con trở thành một người Kitô hữu Công giáo trước khi mẹ chết. Đây là ơn lành vô cùng lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho mẹ. Được chứng kiến con từ bỏ thú vui trần thế mà trở nên tôi tớ của Ngài. Bây giờ mẹ còn muốn ở đời này để làm gì nữa bây giờ?”
Nếu không có những lời cầu nguyện và hy sinh của bà Monica, liệu thánh Augustinô có được ơn trở lại và làm thánh không? Nếu không có sự giúp đỡ của bốn anh bạn và có lẽ của nhiều người khác nữa, liệu người bị bại liệt có cơ hội gặp Chúa Giêsu, được tha tội và chữa lành không? Thế nhưng, trong cuộc sống chúng ta vẫn thường ngoảnh mặt làm ngơ trước những nhu cầu cần giúp đỡ của những người khác bằng từ ngữ: “Đó không phải là việc của tôi!”
Người lính thủy quân lục chiến Mỹ đã chiến đấu ở Việt Nam đang trên đường trở về nhà. Khi đáp xuống phi trường ở San Francisco, anh gọi điện thoại về nhà báo cho cha mẹ hay: “Ba mẹ ơi! Con đang trên đường về nhà! Nhưng con muốn ba mẹ giúp con một điều. Con có một người bạn cùng đi với con”. “Được rồi! Ba mẹ cũng muốn được gặp bạn con”. Người cha trả lời. “Nhưng con có một điều cần được hỏi ý kiến ba mẹ trước đã. Anh bạn của con bị thương rất nặng trong chiến trận. Anh ta đạp phải mìn, mất một cánh tay và một chân. Anh ta không có chỗ nào để ở cả. Không gia đình, không bạn bè! Và con muốn anh ta về ở chung với gia đình chúng ta được không ba mẹ “? Người cha tỏ ý bất bình: “Nè con, rất tiếc là ba mẹ phải nghe đến điều đó! Có lẽ chúng ta sẽ giúp anh ta bằng cách tìm một chỗ nào đó để anh ở!” Người con cố gắng nài nỉ: “Không được! Ba mẹ à! Con muốn anh ta sống chung với gia đình chúng ta cơ!” “Con ơi!” người cha khuyên con, “Con không hiểu điều con đang yêu cầu. Người tàn phế tật nguyền là một gánh nặng khủng khiếp cho gia đình mình. Chúng ta có đời sống riêng để sống. Con không nên đặt một gánh nặng như thế lên gia đình. Ba nghĩ “đó không phải là việc của con!” Anh ta phải tự lo cho mình! Con cứ về nhà và quên anh ta đi!”
Cuộc đàm thoại đến đây thì người con gác ống điện thoại lên, không nói nữa. Cha mẹ anh cũng chẳng nghe gì thêm nữa về anh. Tuy nhiên vài ngày sau đó, ông nhận được một cú phôn gọi từ trạm cảnh sát ở San Francisco. Con của ông bà đã chết sau khi rơi xuống từ một nhà lầu rất cao. Cảnh sát tin rằng anh ta đã tự tử.
Hai ông bà buồn rầu bay qua San Francisco. Họ được dẫn ngay đến nhà xác của bệnh viện thành phố để nhận diện con mình. Họ nhìn xác con và vô cùng kinh ngạc khi khám phá ra rằng chính họ không hề biết rằng người con chỉ còn có một cánh tay và một cái chân. Người bạn thương binh tàn tật đó chính là con trai của họ!
Phúc âm hôm nay giúp chúng ta ý thức về sự cần thiết của tinh thần tương trợ lẫn nhau trong đời sống Kitô hữu. Đời sống tinh thần và đạo đức của chúng ta cũng có lúc sẽ bị bệnh tật, và ở vài khía cạnh nào đó cũng sẽ bị liệt. Và vấn đề là ai sẽ có đủ lòng từ tâm, quảng đại và can đảm như bốn người bạn của anh bị bại liệt. Ai có sáng kiến leo lên mái nhà của căn phòng bệnh tật, u tối của chúng ta mà khoét trần nhà đưa ta đến với Đức Giêsu Kitô. Nếu ai cũng nói: “Đó không phải là việc của tôi!” thì chuyện gì sẽ xảy ra? Câu chuyện bi đát của anh lính thương binh Mỹ giúp chúng ta nhìn thấy hậu quả tai hại của cá nhân chủ nghĩa và sự ích kỷ.
Qua bài Tin Mừng hôm nay chúng ta có thể ghi nhận được ba bài học: Một nơi Chúa Giêsu, một nơi người bại liệt và một nơi các kinh sư.
Bài học thứ nhất: Ai cũng biết bại liệt là bất lực, vừa là nỗi khổ cho chính mình vừa là gánh nặng cho thân nhân, họ hàng. Chắc chắn Chúa Giêsu thấy nơi người bại liệt nỗi đau khổ về thể xác. Nhưng tại sao câu đầu tiên Chúa nói với anh ta lại là lời tha tội? Anh ta có tội gì chăng nên mới bị bại liệt như vậy? Người Do thái có quan niệm như thế: Bệnh tật là hậu quả của tội lỗi. Ai mắc bệnh tật đều là người có tội. Bệnh tật càng nặng tức là tội lỗi càng nhiều và càng nặng, nên mới bị phạt ra bên ngoài bằng bệnh tật như thế.
Ở đây, Chúa Giêsu không đồng ý hay đồng tình với quan niệm ấy, bởi vì chủ trương của Chúa là: Tội lỗi là tội lỗi, bệnh tật là bệnh tật. Đây là hai vấn đề riêng biệt, không có liên quan với nhau. Có thể có người vừa có bệnh vừa có tội. Nhưng cũng có người có bệnh mà không có tội, hoặc ngược lại, có tội mà không có bệnh tật gì. Cho nên, khi Chúa nói: “Này con, tội con được tha rồi” là Chúa muốn minh chứng Ngài là Thiên Chúa, Ngài có quyền tha tội. Vì đối với người Do thái, chỉ Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Nhưng tha tội mà không được khỏi bệnh thì người Do thái không tin. Trái lại, khỏi bệnh không thôi thì bình thường quá. Vì vậy, Chúa đã thực hiện cả hai: Vừa tha tội vừa chữa bệnh. Đây là một hành động của Thiên Chúa toàn năng, đầy thương xót cả xác lẫn hồn.
Bài học thứ hai, người bại liệt được Chúa Giêsu chữa lành, vì anh có một lòng tin mạnh mẽ vào quyền phép và tình thương của Chúa, đúng như người ta vẫn thường nói: Tin là tín nhiệm, tin thì không sợ. Người nào còn sợ là người chưa đủ tin. Người bại liệt đã có một lòng tin như thế. Anh để cho người ta khiêng lên mái nhà, dỡ mái thòng xuống mà không phản đối và không sợ hãi gì hết. Và nhất là khi đã được đặt trước mặt Chúa, anh không xin gì, không nói gì cả. Bởi vì anh tin rằng Thiên Chúa biết mọi sự, Ngài biết anh đang cần gì. Anh biết rằng Thiên Chúa thương anh hơn chính anh. Anh chỉ ngước mắt nhìn Chúa và chờ đợi. Rồi câu nói đầu tiên của Chúa lại là lời tha tội chứ không phải là lời chữa bệnh. Anh vui lòng chấp nhận, bởi vì anh biết Thiên Chúa bao giờ cũng có lý hơn anh. Chính do lòng tin mạnh mẽ đó anh đã được Chúa Giêsu cứu chữa.
Bài học thứ ba, những kinh sư là những người chứng kiến phép lạ ấy. Họ không bại liệt về thể xác, nhưng họ lại bại liệt về tinh thần. Có thể nói: Họ có một chứng bại liệt trong trái tim, bởi vì họ không cảm nhận được nỗi khổ của người bại liệt, và cũng không cảm nhận được niềm vui của người ấy khi được chữa khỏi. Họ còn mắc chứng bại liệt trong trí khôn, bởi vì họ không hiểu được, hay đúng hơn, họ không muốn hiểu lời Chúa cắt nghĩa. Chúa bảo họ rằng: Ngài có quyền tha tội. Lời Chúa thật rõ ràng. Một trí khôn bình thường có thể hiểu ra ngay, nhưng họ không muốn hiểu. Rồi họ còn mắc chứng bại liệt trong lương tâm, bởi vì họ quyết tâm làm hại Chúa mà lương tâm họ không áy náy gì. Đúng lý ra khi thấy Chúa nhân lành, cư xử tốt, cứu giúp người bệnh tật, thì họ phải vui, phải ca ngợi Chúa. Nhưng không, họ bực tức, họ khó chịu.
Tất cả chúng ta không bị bại liệt về thể xác nhưng chúng ta có lòng tin mạnh mẽ của người bại liệt được Chúa chữa lành không? Và rất có thể chúng ta đang mắc chứng bại liệt tinh thần trong trái tim, trong trí khôn hay trong lương tâm chăng? Đừng cố chấp, chai lì như những kinh sư và Pharisêu, trái lại, hãy khiêm nhường, tin tưởng vào quyền phép và tình thương của Chúa.
Báo chí đã thuật lại rằng: Vào đêm kia, một đám cháy bùng lên tại một ngôi nhà. Tức khắc trong ngọn lửa phừng phừng bốc cao, người ta thấy người cha, người mẹ và mấy đứa con chạy ra sân. Bất chợt họ nhận ra thiếu thằng con trai út 5 tuổi. Ngay sau đó họ nghe tiếng nó kêu cứu và ló đầu qua cửa sổ trên lầu. Thấy nó, ông bố quát to: “Nhảy xuống đây”. Đứa bé chỉ thấy khói lửa mịt mù, nhưng nó nghe ra tiếng cha nó, nó liền đáp: “Ba ơi, con không thấy ba đâu cả”. Ông bố lại quát: “Ba thấy con, con cứ nhảy xuống có ba đỡ, đừng sợ”. Và đứa bé đã nhảy xuống bình an vô sự, vì ông bố đã kịp đỡ lấy nó.
Đứa bé trong ngôi nhà bốc cháy ấy là hình ảnh diễn tả người Kitô hữu đứng trước mặt Thiên Chúa. Trong cơn khốn quẫn, người ấy nghe ra tiếng Chúa bảo mình: “Hãy tin tưởng vào Ta, hãy nhảy vào vòng tay của Ta”. Và người Kitô hữu ấy rất nhiều phen đã muốn trả lời: “Chúa ơi, con chẳng thấy Chúa đâu cả” và đã tưởng rằng Thiên Chúa bỏ rơi mình. Không, Thiên Chúa không bao giờ quên ai cả, chỉ có người ta quên Chúa mà thôi.
22. Đức Giêsu chữa lành người bại liệt - JKN
Câu hỏi gợi ý:
1. Đức Giê-su có chứng tỏ Ngài có quyền tha tội không? Chứng tỏ bằng cách nào? Nếu chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội thì ta phải kết luận thế nào về Đức Giê-su?
2. Các kinh sư đã cố tình không nhận ra Đức Giê-su chính là Thiên Chúa khi Ngài tỏ ra có quyền năng tha tội. Có bao giờ chúng ta cũng cố tình không nhận ra Thiên Chúa hay Đức Giê-su trong tha nhân sống chung quanh ta không? hay trong những người Ngài đang dùng để hoạt động cho thế giới hay trong Giáo Hội không?
3. Nếu có ai xúc phạm đến bạn, nhưng lại có ai đó - cha mẹ, thầy dạy, v.v... - tha tội cho người ấy thay cho bạn, thì bạn nghĩ thế nào? Người ấy làm như thế có đúng không? Bạn nghĩ thế nào về việc Đức Giê-su tha tội cho người này người kia khi họ xúc phạm đến một người khác nữa không phải là Ngài?
Suy tư gợi ý:
1. Đức Giê-su có quyền tha tội
Khi nghe Đức Giê-su nói với người bị bại liệt: «Này con, con đã được tha tội rồi», lập tức các kinh sư Do Thái cảm thấy câu nói ấy có vấn đề. Họ chỉ thắc mắc thầm trong bụng: «Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?» Phải nói rằng thắc mắc như vậy là rất hợp lý, vì tội là điều phạm đến Thiên Chúa, là vi phạm luật lệ do Thiên Chúa ban hành, nên chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội mà thôi. Tôi nghĩ rằng thắc mắc như thế hoàn toàn không có gì đáng trách, mà trái lại còn đáng khen nữa. Trước thắc mắc ấy, nhiệm vụ của Đức Giê-su là phải chứng tỏ cho họ thấy câu nói của mình vừa rồi là đúng hay sai. Và Ngài đã chứng tỏ bằng một sự kiện hết sức ngoạn mục là làm cho «người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người», sau khi ra lệnh cho anh ta: «Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác chõng mà về!»
Như vậy, Ngài đã chứng tỏ cho các kinh sư có mặt ở đấy rằng Ngài có quyền tha tội bằng một phép lạ mà chỉ có thần linh mới có thể làm được. Nếu chỉ một mình Thiên Chúa có quyền tha tội, mà Ngài đã chứng tỏ bằng một sự kiện trước mắt là mình đã tha tội một cách hữu hiệu, thì kết luận hợp lý chỉ có thể là Ngài chính là Thiên Chúa, hay Thiên Chúa với Ngài là một (lập luận số 1).
2. Thiên Chúa có thể mặc lấy những hình dạng ta không ngờ
a) Thiên Chúa hiện thân trong tha nhân của ta
Trước sự kiện ấy, đáng lẽ các kinh sư phải nhận ra Ngài là ai, nhưng họ lại cố tình không nhận ra điều ấy. Có lẽ tâm lý của họ là không thể nào tưởng tượng được một Thiên Chúa toàn năng cao cả lại có thể mặc lấy hình dạng một con người rất bình dị, thậm chí có vẻ thuộc một giai cấp kém hơn họ, học hành hay bằng cấp không bằng họ. Đặt mình vào địa vị của họ, chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta - cả tôi nữa - cũng sẽ suy nghĩ và hành động như họ. Chính vì thế, tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải rút ra bài học cho mình: Thiên Chúa có thể mặc lấy hình dạng mà trí tưởng tượng ta không ngờ tới được. Đặc biệt nhưng cũng thông thường nhất, Ngài mặc lấy hình dạng của những tha nhân sống chung quanh ta, bên cạnh ta, nhất là những người đang chịu đau khổ, bị khinh rẻ và áp bức bất công vì nghèo hèn mà không nói lên được...
b) Thiên Chúa hiện thân nơi những người Ngài sai đến
Một trong những lỗi thông thường nhất của chúng ta - tương tự như lỗi của các kinh sư nói trên - là chúng ta khó có thể chấp nhận những người đại diện cho Thiên Chúa ở trần gian lại là những người kém hơn mình mặt này mặt nọ, thậm chí rất nhiều mặt. Còn các nhà lãnh đạo xã hội hay tôn giáo cũng khó có thể nhận ra các ngôn sứ của Thiên Chúa trong thời đại mình khi thấy họ thuộc giai cấp kém hơn mình, hoặc nói những điều mà theo sự hiểu biết của mình thì khó mà chấp nhận được.
Thật ra, nếu các ngôn sứ mà nói đúng như mọi người vẫn nghĩ, vẫn quan niệm, thì có bao giờ họ lại bị bách hại, bạc đãi? Nhưng theo Đức Giê-su, ngôn sứ đích thực thì hầu như bao giờ cũng bị thế gian bạc đãi (x. Lc 6,23), vì họ luôn luôn đến để nâng cao trình độ tâm linh của con người lên. Điều đó buộc mọi người phải thay đổi quan niệm cũ. Điều này là nguyên nhân chính khiến các ngôn sứ bị người đồng thời bách hại vì họ hiểu lầm các ngôn sứ là phá hoại. Những người chấp vào quan niệm cũ chắc chắn sẽ bị vấp phạm và gây vấp phạm (x. Lc 20,18; Mt 11,6; 15,12; Mc 6,3). Nếu đọc kỹ Lời Chúa, chúng ta sẽ rút ra được những tiêu chuẩn đúng đắn để phân biệt và nhận ra ngôn sứ thật. Người ta nhận lầm ngôn sứ giả là ngôn sứ thật và ném đá hay kết án những ngôn sứ thật chính vì người ta đã dựa vào những tiêu chuẩn của con người. Đương nhiên không phải ai nói khác với quan niệm chung của mọi người cũng đều là ngôn sứ.
3. Đức Giê-su có thể tha cả những tội ta phạm tới tha nhân
Trở lại việc Đức Giê-su có quyền tha tội. Trên nguyên tắc, tội phạm tới ai, thì chỉ có người ấy mới có quyền tha. Thật là phi lý khi A xúc phạm hay gây thiệt hại cho B, mà C - một người khác - lại thay cho B để tha lỗi cho A. Cho dù C là cha mẹ hay chủ nhân của B, thì việc tha lỗi dùm như thế khó có thể chấp nhận được đối với những ai đòi hỏi sự hợp lý. Ta thấy tòa án ngoài đời không hề có quyền tha tội cho ai khi người ấy thật sự có tội. Nếu tòa án tuyên bố bị can trắng án là do tòa án chứng minh được người ấy vô tội. Nếu bị can có tội mà tòa án vẫn tha là tòa án đã vi phạm luật pháp. Vậy ta phải giải thích thế nào về việc Đức Giê-su tha cho ta những tội hay sự xúc phạm ta làm cho người khác chứ không phải làm cho Ngài?
Có hai điều có thể giả định: một là Ngài làm như thế là phi lý, hai là Ngài làm như thế là hữu lý. Là Ki-tô hữu, chắc chắn chúng ta không thể chấp nhận Ngài phi lý được. Ngài không thể phi lý! Vì thế, nếu ta thấy việc Ngài-tha-tội-dùm-cho-người-khác là phi lý thì chính vì ta chưa thấy được sự hợp lý của nó mà thôi. Sự hợp lý đó nằm ở chỗ nào?
Lập luận sau đây (số 2) cũng tương tự như lập luận trên (số 1). Nếu chỉ có người bị xúc phạm mới có quyền tha cho người xúc phạm mình, mà chính Đức Giê-su lại cho rằng mình có quyền tha như vậy, thì kết luận hợp lý phải là: Ngài chính là người bị xúc phạm, hay nói rõ hơn người bị xúc phạm và Ngài chỉ là một. Nói cách khác, khi ta xúc phạm đến tha nhân của ta, là ta xúc phạm đến chính Đức Giê-su: chính Ngài bị xúc phạm, thậm chí còn nhiều hơn cả người đang được coi là bị xúc phạm nữa. Thật vậy, nhiều lần trong Tin Mừng Ngài đã tự đồng hóa Ngài với tha nhân của ta, chẳng hạn: «Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm (hay không làm) như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm (hay không làm) cho chính Ta vậy» (Mt 25,40.45).
Rất có thể chúng ta cũng hành động tương tự như những kinh sư Do Thái trong bài Tin Mừng hôm nay: cố tình không nhận ra Thiên Chúa hay Đức Giê-su ở trong hình dạng của những người anh chị em đang sống chung quanh ta.
Cầu nguyện
Lạy Cha, lời của Đức Giê-su thật là rõ ràng cho con thấy tha nhân chung quanh con chính là hình ảnh, là hiện thân của Cha, của Đức Giê-su. Nhưng than ôi, con cũng cứng lòng không kém gì các kinh sư xưa, cố tình không nhìn nhận như vậy, chỉ vì họ nhiều khi khó thương quá, hèn kém quá. Xin cho con nhận ra sai sót của con và tu sửa lại.
23. Tin Chúa có quyền làm phép lạ và tha tội
Trong khi Chúa giảng dạy thì dân chúng đến vây quanh Người. Mỗi người đều có nhu cầu để xin Chúa, vì họ nghe biết Chúa làm nhiều phép lạ. Một người trong họ xin Chúa chữa khỏi bất toại. Chúa dùng cơ hội này để dạy đám đông, cho họ cái nhìn sâu hơn về sứ mệnh của Chúa giữa loài người. Chúa dùng việc chữa lành như một cơ hội để nói về việc tha tội. Không những Chúa ban cho người bất toại điều anh ta xin, nhưng còn ban cho anh ta điều anh ta cần, không những ban cho anh ta được phục hồi khỏi bất bệnh phần xác, mà còn ban cho anh ta được phục hồi khỏi tội linh hồn. Chúa dùng lời quyền thế để nói với người bất toại: "Tội con đã được tha rồi" (Mc 2,5). Bằng lời nói đó Chúa Giê-su đồng hoá với Thiên Chúa. Và đám đông lấy làm vấp phạm về lời Chúa nói: Làm sao ông ta dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ngoài một mình Thiên Chúa ra, ai có quyền tha tội? (Mc 2,7).
Tuy nhiên Chúa Giê-su đi guốc trong bụng họ, biết họ đang nghĩ gì nên quyết định làm chứng lời Người nói bằng hành động:" Để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất, Ta truyền cho anh chỗi dậy, vác chõng mà về "(Mc 2,10-11). Đám đông càng lấy làm sửng sốt hơn nữa, bởi vì ngoài việc chữa bệnh phần xác, Chúa còn chữa trị bệnh phần hồn, ban cho anh ta sự bình an, và đời sống mới trong ơn thánh, hơn cả cái điều anh ta xin.
Bài trích Sách tiên Tri Isaia hôm nay cho thấy, Thiên Chúa dùng miệng lưỡi vị Tiên Tri để loan báo Người sẽlàm mới lại lời giao ước trên núi Sinai. Mặc dầu dân riêng của Chúa thường bất trung, Chúa vẫn muốn đưa dẫn họ trở về nhà Chúa: "Ta sẽ xoá bỏ sự gian ác của ngươi, và sẽ không còn nhớ đến tội ngươi nữa "(Is 43,25). Theo Thánh Phao-lô trong thư gửi tín hữu Corintô thì lời Chúa hứa đã được thực hiện nơi Đức Giê-su. Sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giê-su hiện ra với các tông đồ và phán: Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Bằng những lời này, Chúa Giê-su ban quyền tha tội cho các tông đồ và những người kế vị trong Giáo hội. Lời Chúa tha tội cho người bất toại cũng thường được nói với ta. Đó là lời ban ơn tha tội và chữa lành, lời ban bình an và sự sống mới. Phúc Âm hôm nay ghi lại Chúa Giê-su động lòng trắc ẩn vì đức tin quả quyết và sắt đá của người bất toại và của bạn hữu anh ta. Trèo lên mái nhà, rỡ mái để hạ người bất toại xuống là một việc làm quyết tâm và tin tương vào quyền năng và quyền phép của Thiên Chúa. Phúc âm không ghi lại nhà đó là của ai, cũng không nói người chủ nhà có đòi bồi thường vì mái nhà của họ bị rỡ hay không. Có lẽ ngày xưa mái nhà đục lợp đơn giản và dân làng quen biết nhau cho nên họ thông cảm với người bất toại, mà không đòi bồi thường.
Để đáp ứng lòng tin của người bất toại và của các bạn hữu anh ta, Chúa đã chữa lành cho anh. Đám đông ngạc nhiên và ca tụng Thiên Chúa vì người đã làm một việc trọng đại qua Người Con. Phép lạ của Chúa là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa chứ không hẳn chỉ là việc làm do lòng thương xót. Bất cứ khi nào làm phép lạ, Chúa đều nại đến đức tin: đức tin đưa đến phép lạ, đức tin đem ơn chữa lành. Khi người Pha-ri-siêu xin Chúa một dấu lạ trên trời để thử Người, Chúa đã từ chối vì họ thiếu lòng tin. Phúc Âm Marcô có ghi lại: "Chúa thở dài và nói: Tại sao thế hệ này lại xin điều lạ? Quả thật, Ta bảo các ông hay: sẽ chẳng cho thế hệ này điều lạ nào. Rồi Người bỏ đi." Như vậy ta thấy, nếu không có đức tin, sẽ không có phép lạ
24. Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux
ƠN THA THỨ CHO MỘT KẺ BẠI LIỆT
Với hình thức chúng ta hiện có, trình thuật về việc Chúa Giêsu chữa lành người bại liệt đặt trọng tâm nơi cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các luật sĩ về quyền tha tội (c. 5b-10).
Khởi đầu là quang cảnh hiền hòa (c.1). Ở đây chúng ta đang trở về Caphanaum là nơi Chúa Giêsu đã khởi đầu sứ vụ của Ngài (1,21). Căn nhà Ngài đang ngụ có thể là nhà của Simon và Anrê (1,29). Maccô nhấn mạnh đến làn sóng người và nhất là tình trạng kẹt cứng vây quanh chỗ Chúa Giêsu ngồi (c.2). Đám dân xô lấn tới nghe Ngài đông quá đến nỗi nhà cửa bị tắc nghẽn. Vị Đạo Sư trông chẳng khác gì đang bị đám quần chúng nhốt kín. Và đám quần chúng này gây trở ngại nghiêm trọng cho bất cứ ai ở ngoài muốn gặp Chúa. Vậy mà này đây có bốn người khệ nệ khiêng một bệnh nhân bại liệt đến. Rõ ràng đây là trường hợp khẩn cấp. Kẻ bại liệt này vừa bị “khai trừ” khỏi đám người khỏe mạnh, bị khai trừ khỏi cộng đoàn đang vây quanh Chúa Giêsu. Chiến thuật tinh vi dỡ nhà do các tay khiêng cáng rất gây khả năng cho độc giả. Chiến thuật này mặc khải rõ về cách thức xây nhà vào thời đại đó. Nhà cửa ở Palestin thường không có tầng lầu, mái nhà bằng phẳng nên rất dễ leo lên, và mái làm bằng cành cây và đất nện vì thế dễ dàng bị đục thủng lỗ. Quả đây là một “phát minh” đáng khâm phục: Chúa Giêsu nhận ra ngay đức tin của những kẻ xâm nhập này. Họ dám cắt ngang cuộc trò chuyện giữa vị Đạo Sư và quần chúng của Ngài (c. 5a). Tuy nhiên điều mà mọi người sửng sốt lại chính là những lời thốt ra từ miệng vị Đạo Sư. Lúc đó hẳn người ta ai cũng mong chờ Ngài thốt ra một lời công bố chữa lành người bệnh. Điều này mãi sau mới được ghi nhận (c. 11). Thay vào đó, Chúa Giêsu lại tuyên bố với người bại liệt: “Con đã được tha tội rồi” (c.5b). Ngài cố tình đưa ra công thức trên ở thể thụ động theo đúng lối nói của mọi người Do Thái đàng hoàng là tránh đề cập đến danh xưng của Chúa. Tuy nhiên rõ ràng Chúa Giêsu muốn cho cử tọa hiểu rằng chính Ngài ban phát sự tha thứ đó!
Ngay khi Chúa Giêsu thốt ra lời tuyên bố chủ chốt này thì lập tức cuộc tranh cãi đã khơi mào. Trong tâm trí các luật sĩ hiện ra lời buộc tội: “Ông này quả đã phạm thượng khi dám cho mình quyền tha tội, điều mà chỉ riêng Thiên Chúa mới được quyền làm” (c.6-7). Phản ứng của các “chuyên gia” Kinh Thánh này cũng dễ hiểu thôi. Theo Thánh Kinh, chỉ mỗi mình Thiên Chúa nắm quyền tha tội cho người ta. Tuy nhiên lời cáo buộc Chúa Giêsu là kẻ phạm thượng đã mang độc giả vào bầu khí sâu độc của cuộc xử án vị Đạo Sư để đưa Ngài đến cuộc tử nạn (14,63-64).
Lúc này đây, Chúa Giêsu muốn vạch trần các tư tưởng đang nhởn nhơ trong tâm trí đám đối thủ Ngài. Ngay trước khi giải nghĩa cho họ rõ, Ngài đã dùng những câu hỏi thích đáng dồn đám luật sĩ kiêu hãnh về kiến thức của họ vào chân tường (c.9). Chắc chắn tuyên bố ra một lời tha tội thiêng liêng, hiệu quả không kiểm chứng được rõ ràng, thì dễ hơn làm cho một kẻ bị bại liệt đứng lên đi được. Tuy nhiên cuộc tranh luận này đạt tới đỉnh cao trong lời công bố long trọng của Chúa Giêsu rất đáng mọi người ghi nhớ (c. 10). Lần đầu tiên trong Tin Mừng của mình, Maccô đã đặt vào miệng Chúa Giêsu thành ngữ “Con Người”. Ý nghĩa của thành ngữ này xem ra khó hiểu và gây tranh luận. Trong tiếng Hy Bá Lai cũng như tiếng Aram, từ ngữ “một con người” chỉ đơn giản ám chỉ “một người” (x. Ed 2,1; 3,1-4 v.v…). Tuy nhiên vào thế kỷ II trước Chúa Giêsu Kitô ra đời, người ta thấy xuất hiện trong sách Đanien thành ngữ: “Giống như một CON NGƯỜI” huyền diệu được Chúa ủy thác cho mọi vương quyền trên trái đất (Đn 7,13-14). Và trong truyền thống Do Thái mãi cho đến thời Chúa Giêsu, khuôn mặt kỳ bí này đã công khai mang ý nghĩa nói về Đấng Mêsia. Con người chính là Đấng Mêsia được Thiên Chúa ủy thác trọn vẹn quyền lực để xét xử và cứu độ hoàn vũ vào thời chung cuộc.
Như vậy ở đây Chúa Giêsu tự khoác lên mình tước hiệu “Con Người” cũng như quyền lực thần linh của Ngài để biện minh chi hành vi Ngài tha thứ tội lỗi cho người bại liệt nọ. Ngài tự trình bày mình là Đấng Mêsia thông dự trọn ven vào quyền năng của Thiên Chúa. Quả là sự tự nhận đáng mọi người chúng ta lưu ý! Trước kia các tiên tri đã loan báo việc tha tội là một trong những sự cố dành riêng cho thời kỳ cứu độ (Gr 31,31-34; Ed 36,25-29). Sự tha thứ tội lỗi được xem như hành vi nền tảng của ơn cứu độ, là trọng tâm của Giao Ước mới bởi vì Chúa Giêsu sẽ hiến dâng mạng sống mình để tha thứ tội lỗi chúng ta (x. Mt 26,28). Và điều chắc chắn làm các luật sĩ cực kỳ khó chịu là Chúa Giêsu đã dùng một lời nói đơn giản giữa đám đông thế này đang khi lẽ ra hành vi “hiến dâng để tha tội” phải được thực hiện đúng chỗ nơi đền thánh Giêrusalem (Lv 6,17-23). Chữa người bại liệt này rõ ràng là Chúa Giêsu muốn chứng tỏ Ngài nắm trong tay quyền tha tội (c. 11-12a). Bệnh nhân lúc đầu nằm sóng soài trên chõng khác gì một xác chết. Thế mà giờ đây chẳng những đã đứng dậy mà lại còn vác chõng đi nữa chứ. Khi bảo anh ta: “Hãy đứng dậy” Chúa Giêsu đã sử dụng động từ sau này sẽ được dùng để nói về cuộc Phục Sinh của Ngài (16,6). Lệnh Chúa truyền cho anh ta có thể được nói như sau: “Hãy sống lại!”. Qua điều này, chúng ta thấy rõ Maccô đã đọc lại biến cố trên dưới ánh sáng Phục Sinh nhằm động viên các Kitô hữu thời đại ông. Thêm vào đó “căn nhà” nơi Chúa giảng dạy đã trở nên nơi tụ họp thường xuyên của cộng đoàn Kitô giáo trong thời Giáo Hội sơ khai (Cv 12,12). Ngay từ đầu, Maccô đã ghi nhận Chúa Giêsu chọn nơi đó để “loan báo lời Ngài” (c. 2b). Trong Giáo Hội đang trưởng thành, thành ngữ “loan báo lời Ngài’ là từ chuyên môn để chỉ sự công bố Tin Mừng (Cv 4,29-31; 8,25). Và ở đây (cũng như ở 1,21-27), theo Maccô, đáng ghi nhận là lời giảng dạy tuyệt vời nhất của Chúa Giêsu lại chính là hành vi cứu độ của Ngài. Ơn cứu độ liên quan đến toàn bộ con người cả hồn lẫn xác. Trong Cựu Ước, bệnh tật, đặc biệt bệnh bại liệt, là dấu chỉ chứng tỏ người bệnh đã phạm tội (Lv 21,16-21). Chúa Giêsu đến kéo con người ra khỏi bệnh tật và tội lỗi. Ý nghĩa sâu xa của tất cả các phép lạ Ngài làm đã được thấy rõ qua trình thuật trên. Chuỗi tranh luận bắt đầu với trang này sẽ vẫn còn tiếp diễn (2,13-3,6).
Cuộc tranh luận đầu tiên này với đám luật sĩ khơi ngòi cho thấy quyền năng siêu nhiên nơi Chúa Giêsu. Ngài đến làm đảo lộn mọi hệ thống hy tế được nhà cầm quyền Do Thái lập nên với mục đích cầu ơn tha thứ của Thiên Chúa. Hành vi cứu độ và tước hiệu nhiệm mầu nơi Ngài đã nêu lên mãnh liệt vấn nạn về nhân cách sâu thẳm của Ngài: Người này là ai vậy?
Đoạn cuối trình thuật (.12b) rõ ràng cho thấy đám cử tọa im thin thít trước thái độ của vị Đạo Sư.
25. Chú giải của Noel Quesson
Đức Giêsu trở lại thành Caphácnaum. Hay tin Người ở nhà, dân chúng kéo tới rất đông, đến nơi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng.
Chúng ta còn nhớ, Đức Giêsu đã sống "ngày đầu tiên" lời tác vụ của Người tại Caphácnaum. Sau vài ngày rảo quanh tại Ga-li-lê, Người lại trở về. Người ta xì xào: "Người đang ở nhà". Máccô cảm thấy không cần phải nói rõ. Nhưng ta có thể tin rằng đó là căn nhà của Phêrô và Anrê.
Đức Giêsu cố tìm sự yên tĩnh "trong nơi hoang vắng" (Mc 1,13 - 1,34 - 1,45) . Đám đông cứ đeo bám quấy rầy Người. Điều này chứng tỏ niềm mong đợi Đấng Mê-si-a của lân chúng thật mơ hồ. Có thể nói, họ còn hoàn toàn mơ hồ ngay cả việc kiếm tìm Thiên Chúa nữa: chúng ta kiếm tìm Thiên Chúa nào đây? Đức Kitô đã tỏ ra là một người có sức hấp dẫn, lôi cuốn... nhưng điều đó cũng không minh chứng bao nhiêu. Nói rằng ta "ủng hộ Đức Giêsu “, cũng không có nghĩa gì cho lắrn. Đức Giêsu thường ngờ vực về thái độ bốc đồng đó. Thế nên, khi từng đoàn lũ dân chúng tụ họp lại.. Đức Giêsu cũng không dễ gì bị lừa: sự kiện đó không hứa hẹn điều gì giá trị cả... bởi vì người ta chỉ chờ đợi nơi Người những ân huệ trước mắt. Đừng quên rằng, thỉnh thoảng cũng có những người cuồng tưởng đứng lên, tuyên bố mình là Đấng Mê-si-a mọi người đang mong đợi, và cũng lôi cuốn được nhiều đám dân chúng. Như thế, ta có thể hiểu rõ hơn, tại sao Đức Giêsu lại tỏ ra nghi ngờ những cuộc tụ họp đông đảo của dân chúng. Còn tôi thì sao? Tôi nghĩ thế nào về Thiên Chúa?
Người giảng Lời Thiên Chúa cho họ nghe.
Đối với Đức Giêsu, đó là điều cốt yếu cho dù dân chúng có đến để "nhìn xem dấu lạ", để có cảm giác mạnh và phi thường về một việc làm mang tính thần thiêng giả tạo, thì Đức Giêsu vẫn cương quyết giữ đúng sứ vụ của mình: Huấn luyện và giáo dục một con người mới. Và để thực hiện công việc đó, phương 'tiên hay nhất không phải là việc kỳ diệu nhưng rất đơn thuần chỉ là "lời nói", lời nói bình thường của con người, coi như "phương tiện truyền thông và đối thoại" giữa người này với kẻ khác, một "tiếng gió nhẹ nhàng, một làn sóng bé nhỏ từ một tâm hồn này đến một tâm hồn kia, để tạo lập giữa họ một sự "thông hiệp" thiêng liêng.
Tôi dành nhiều thời gian để chiêm ngắm Đức Giêsu đang nói. Bản văn Hy Lạp của Máccô ghi rõ: "Người nói với họ Lời". Khi viết câu đó Máccô có thể đã nghĩ đến những bài giáo lý thâm sâu, là phần cốt thiết trong những buổi họp mặt đầu tiên của các Kitô hữu, để cùng nhau cử hành phụng vụ. Vâng, "việc làm đầu tiên" của Đức Giêsu, khi Người quy tụ chúng ta mỗi Chúa nhật, " Ngày của Người", đó là, “nói với chúng ta Lời". Các Kitô hữu đến tham dự thánh lễ chậm trễ, có nhận ra rằng họ để mất một điều quan trọng không. Họ bỏ lỡ một việc mà Đức Giêsu quan tâm nhất, một việc mà Người luôn làm trước tiên: Họ bỏ phần Phụng Vụ Lời Chúa! Thiên Chúa nói, thế mà họ lại không hiện diện ở đó! Họ đã có việc gì quan trọng phải làm, đến nỗi đã không đến đúng hẹn? Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con sốt sắng hiện diện và chăm chú lắng nghe khi Chúa ngỏ lời.
Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giêsu một kẻ tê liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, dỡ xong, họ thả người tê liệt đang nằm trên chõng xuống.
Cả ba thánh sử Máccô, Mát-thêu và Luca đều thuật lại hình ảnh trên. Nhưng chỉ có Máccô là ghi đầy đủ chi tiết Nhà của người phương Đông thời đó đều có sân thượng. Người ta có thể leo lên "mái" bằng một cầu thang phía ngoài. Trần nhà đulợc làm bằng những cây sậy đặt trên những xà và được trát phủ lên trên bằng một lớp bùn khô. Do đó, "bốn" người khiêng chõng đã quyết định khoét một lỗ trên sân thượng, cầm bốn đầu dây thừng thòng người bệnh xuống. Phải làm như thế mới được! Và việc làm cầu kỳ ngộ nghĩnh này, hình như đã làm cho Maccô rất cảm kích. Đối với chúng ta, thì đây là một đoạn phim hay, quay rất khéo, một cảnh "giật gân"! Ta cứ tưởng như các nhà báo đang cầm máy hình trên tay. Nhưng Máccô đâu có quan tâm đến yếu tố lịch sử như con người hiện đại kiếm tìm một tài liệu. Đối với ông, những chi tiết cụ thể trên là một "hình tượng", một bức tranh mang ý nghĩa tín lý: Đức Giêsu "thấy đức tin của họ" đã nói... Đúng vậy, cảnh thòng người từ trên mái nhà xuống, minh chứng lòng tin của những kẻ khiêng người bệnh. Đức tin là điều kiện để Chúa làm phép lạ: đó là một tư tương quan trọng đối với Mác-cô. Đến nỗi, ông nói, Đức Giêsu "không thể làm phép lạ" khi người ta thiếu lòng tin (Mc 6,5 - Mc 9,21-24). Còn tôi thì sao? Đức tin của tôi thế nào? Đức tin đã thôi thúc tôi làm gì?
Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người tê liệt: "Này con, con đã được tha tội rồi”.
Kỳ thật! Người ta đang mong chờ một phép lạ . Thế mà Đức Giêsu lại không thể hiện. Nào, thử xem Người có chịu chữa lành anh ta không, khi mà lòng tin của những người khiêng anh ta đã vượt qua biết bao trở ngại? Đối với Đức Giêsu, đây còn là một điều cốt yếu nữa. Thay vì để cho người ta lôi kéo mình đóng vai trò một pháp sư một "Đấng Mê-si-a làm phép lạ", một "người gây ấn tượng mạnh". Đức Giêsu đã nhấn mạnh tới đức tin của con người và Người chỉ thực hiện một việc thiên sai hoàn toàn nội tâm: Người tha tội? ở đây không có sự thú tội, xưng tội, hay lời xin tha tội. Những người này tuôn đến không nhắm tội điều đó! Thế nhưng, vì thói quen, Thiên Chúa ban tặng nhiều hơn là con người chờ mong.
Người không bị ràng buộc vào những trông chờ, nài xin của con người? Người trao ban nhiều hơn! Người cho đi hết khả năng mình, cách nhưng không, không kể gì công nghiệp của ta.
Chúng ta có chú ý những gì đã xảy ra lúc đó trong bối cảnh như thế: người tê liệt nài xin được chữa lành vẫn còn nằm đó, vẫn bị liệt như trước! Đó cũng là tình trạng thường xảy ra cho ta. Chúng ta gặp một tình huống gây khổ sầu. Ta nài xin Chúa giải gỡ. Nhưng bề ngoài, mọi sự vẫn như trước. Có thể ta tưởng rằng Thiên Chúa không nhậm lời ta xin. Thế nhưng nếu ta nhìn trong lãnh vực đức tin mà đức tin làm ta thấy được cả những gì vô hình (Dt 11,1), thì mọi sự đã biến đổi, nhưng ở bên trong.
Do đó, cảnh Tin Mừng trên chất vấn ta: chúng ta xin gì với Đức Giêsu?
Mấy kinh sư ngồi đó nghĩ bụng rằng: "Sao ông này lại dám nói như vậy? ông ta nói phạm thượng. Ngoài một mình Thiên Chúa ra ai có quyền tha tội?".
Đức Giêsu mới chỉ công khai rao giảng được ít ngày. Thế mà đã có những người hâm mộ, những kẻ kình chống và cũng có những người dửng dưng "không tin". Máccô tiếp tục trình thuật của ông để làm nổi bật thái độ chống đối đó Năm cuộc "tranh luận" gay gắt sẽ làm cho Đức Giêsu phải đương đầu với nhóm kinh sư và Pharisêu:
- Vấn đề tha tội (Mc 2,1-12).
- Vấn đề ngồi dùng bữa với kẻ tội lỗi (Mc 2,13-17).
- Vấn đề không ăn chay (Mc 2, 18-22).
- Vấn đề vi phạm ngày Sa-bát (Mc 2,22-28).
- Vấn đề vi phạm Luật (Mc 3,1-6).
Đức Giêsu là hiện thân lòng nhân từ của Thiên Chúa, ấy thế mà chung quanh lại gặp toàn đối thủ. Ngay khi vừa khởi sự Tin Mừng đã hiện lên cuộc thương khó . Đức Giêsu sẽ bị kết án bởi chính nhóm kinh sư này, những nhà thông suốt về đạo, cũng vì lý do "nói phạm thượng" (Mc 4,64).
Tôi chiêm ngắm Đức Giêsu đang bị kẻ thù vây quanh và canh chừng. Cuộc sống hằng ngày của Người sẽ thực sự bi thảm. Người ta rình rập từng lời của Người. Đức Giêsu luôn bị đưa ra tòa. . . cho đến tận thế.
Vậy để các ông biết: "ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội".
Lần đầu tiên, Đức Giêsu tự khẳng định mình như “Con Người", như thế Người chấp nhận một lời sấm về Đấng Mê-si-a mà mọi người lúc đó đều biết. Thực vậy, Đa-ni-el đã diễn tả một Con Người đến trên mây trời: "Này đây, với mây trời, như thế một Con Người đi đến!...
Người được ban tạng quyền bính (tiếng Hy Lạp là exousia), vinh dự, vương triều. Tất cả các dân, các nước, các tiếng nói phải làm tôi Người. Quyền bính của .Người sẽ không bị hủy" (Đn 7,13-14.). Ta nên để ý tới việc lập lại từ "quyền bính": đó là một từ chủ chốt. Mác-cô đặt nơi môi miệng Đức Giêsu đúng cùng một từ và trong cùng một bối cảnh "Con Người có quyền tiếng Hy Lạp là exousia) tha tội". Quyền này là quyền của vị Thẩm phán cánh chung, Đấng phán xét ngày tận thế.
Sau này Đức Giêsu sẽ hai lần trích lại cùng một lời sấm của Ngôn sứ Đa-ni-en trên: một lần để loan báo Đền Thánh sẽ bị phá hủy (Mc 13,26), và lần khác trong khi Người bị kết án tước Thượng Hội Đồng Do Thái (Mc 14,6). Vâng, chúng ta tin rằng, Đức Giêsu có "quyền" của vị Thẩm phán ngày cánh chung, nhưng ta cũng cần ghi nhận, hình như quyền này không dùng "để phạt", nhưng "để tha thứ" Và kinh Tin kính của người Kitô hữu chúng ta, không buộc ta phải tin vào tội nhưng vào "ơn tha tội".
Ngay từ đầu Tin Mừng, chúng ta đã được yêu cầu cần thay đổi quan niệm về Thiên Chúa: ta phải thấy rằng, tội lỗi trước hết không thể là điều khiến ta xấu hổ, khó thú nhận, khó sửa sai... nhưng đó là yếu tố tạo cho Thiên Chúa có dịp biểu lộ tình yêu của Người cho ta. Ngay cả khi không có một chút ăn năn nào trong tâm hồn con người, thì Chúa đã thứ tha cho ta, và đặt trước mọi giá trị nơi đó. Người cũng "đoán trước" lời xin tha tội của ta: "Quả vậy, khi chúng ta còn yếu, không có sức làm được gì, thì theo đúng kỳ hạn. Đức Kitô đã chết vì chúng ta, là hạng người nghịch cùng Thiên Chúa" (Rm 5,6).
Tôi truyền cho anh: "Hãy đứng dậy, vác chõng đi về nhà” Dưới ngòi bút của Máccô, ta gặp lại từ "égeirô" trên đây, vừa có nghĩa là "chỗi dậy", "thức dậy", vừa là "sống lại". Và chính vào chiều tối Ngày Lễ Vượt qua, chiều tối Phục sinh Đức Giêsu sẽ ban cho con người quen tha tội (Ga 20,23). Đó là quyền năng thực sự của Người.
Ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: "Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ”.
Mọi Phụng vụ sám hối đều kết thúc bằng một Phụng vụ ban ơn.
26. Gợi ý bài giảng của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
NGƯỜI BẤT TOẠI ĐƯỢC THA TỘI VÀ CHỮA LÀNH
1. Chúa Giêsu thán phục niềm tin của người bất toại cũng như của những kẻ khiêng anh ta đến: vì muốn gặp Chúa, họ đã vận dụng mọi cách để làm cho kỳ được. Ngày nay ai muốn gặp Chúa, cũng phải biết hy sinh dẹp bỏ mọi chướng ngại vật quanh mình và trong bản thân mình.
2. Một mình người bất toại không thể đi gặp Chúa Giêsu, vì anh chẳng có sức cất bước. Anh phải để kẻ khác đỡ nâng, khiêng vác mình. Nhìn nhận các giới hạn, khiếm khuyết của ta, khiêm tốn chấp nhận sự giúp đỡ cộng tác của anh em là phương thế chắc chắn nhất giúp ta đi gặp Chúa. Và một khi được kẻ khác giúp đỡ đến lượt ta cũng hãy mau mắn giúp kẻ khác như vậy.
3. Chúa Giêsu đã làm phép lạ và tha tội cho bệnh nhân ngay trong nhà của Phêrô. Trong bài đọc Cựu ước, ngôn sứ Isaia tiên hứa việc giải phóng cộng đoàn Israel khỏi kiếp sống lưu đày Tin mừng cho thấy rõ ý nghĩa của tập đoàn: chính tập thể bệnh nhân tụ họp trong nhà của Phêrô (x. Mc 1,29) đã được chữa lành và được ơn tha thứ. Chính. Giáo Hội, nhà của các sứ đồ do Chúa Giêsu dựng nên, là nơi ban ơn tha thứ. Vậy ta hãy đến lãnh lấy bí tích giải tội mà Chúa đã ban qua Giáo Hội.
4. Như xưa đã cho dân Do thái xuất hành khỏi Ai cập để đi về miền Đất hứa, ngày nay Thiên Chúa cũng dùng phép giải tội như cuộc xuất hành thứ hai đưa ta ra khỏi ách nô lệ tội lỗi để được vào sống trong tình yêu và gia đình của Ngài.
5. Nghe tin Chúa Giêsu đang ở trong nhà, nhiều người tấp nập kéo đến (Mc 2,2). Họ là những ai? thôi thì đủ thứ: hạng tò mò, hạng theo dõi để báo cáo, hạng đến nghe giảng, người đến xin ban ơn ... họ tới bên Chúa Giêsu với những niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống. Thánh lễ chính là lúc Chúa chiêu tập mọi người đến bên Chúa để bồi dưỡng, nuôi ăn. Đèn không sáng nếu hết dầu, xe không chạy nếu cạn xăng hồn tông đồ sẽ suy mạt nếu không đến với Thánh Thể: ai không ăn thịt Ta và uống máu Ta, chẳng được sống đời đời" (ĐHV 360).
6. "Ai nấy đều sửng sốt, ngạc nhiên và ngợi khen Thiên Chúa" (Mc 212). Bỡ ngỡ ngạc nhiên và thán phục là tâm trạng của những kẻ thấy mình bất xứng mà lại được Chúa đoái đến viếng thăm, là thái độ của những tâm hồn đơn sơ, khiêm tốn, cởi mở dễ dàng khám phá ra các dấu chỉ của thực tại của thời đại mình đang sống, mau mắn nhận ra tiếng kêu mời của Thiên Chúa, sứ điệp của Tin mừng, việc Nước Trời đang đến, người tự mãn, tự kiêu chẳng có tâm tình đó, vì họ không thể và không muốn nhận ra các "việc diệu kỳ của Thiên Chúa” trong đời của họ”.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh nơi tuyến đầu
-
Vui Giáng Sinh với bệnh nhân covid -
Ý nghĩa Thánh danh Giêsu - Maria - Giuse -
Mong mang chút hơi ấm -
Những cọng rơm khô đặt vào máng cỏ -
Giáng Sinh nơi giường bệnh -
Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt trong mùa Covid -
Mùa Covid: Giáng Sinh đặc biệt khi ta làm những điều đặc biệt -
Cùng Chúa con vượt qua nỗi sợ -
Bài học từ cuộc đối thoại
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh -
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm