Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 2: Giáo Hội là một thực tại Hữu Hình
Đề tài 2: Giáo Hội ý thức mình
còn là một thực tại Hữu Hình
A. Phần Trình bày
Giáo Hội ý thức mình là thực tại thiêng liêng (đề tài 1) đồng thời cũng là thực tại hữu hình (đề tài 2). Trong Hiến Chế về Giáo Hội, các nghị phụ xác tín rằng “Đấng trung gian duy nhất là Đức Kitô đã thiết lập và không ngừng bảo vệ Giáo Hội thánh thiện, cộng đoàn đức tin - cậy -mến, như một thực tại hữu hình trên trần gian, qua đó, Ngài thông truyền chân lý và ân sủng cho mọi người. Thế nhưng, không được quan niệm đoàn thể tổ chức theo phẩm trật và thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô, đoàn thể hữu hình và cộng đoàn thiêng liêng, Giáo Hội tại thế và Giáo Hội dư tràn của cải trên trời, như là hai thực tại khác nhau. Trái lại, chúng làm thành một thực thể phức tạp mang tính nhân loại và thần linh” (GS s.8).
B. Phần hỏi đáp
1-H. Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập có những chiều kích nào?
T. Có hai chiều kích này:
- Một là chiều kích nhân loại; theo đó, Giáo Hội là một đoàn thể hữu hình và là một tổ chức theo phẩm trật.
- Hai là chiều kích thần linh; theo đó, Giáo Hội là một cộng đoàn thiêng liêng và là Nhiệm Thể Chúa Kitô.
2-H. Hai chiều kích thần linh và nhân loại của Giáo Hội kết hợp với nhau như thế nào?
T. Hai chiều kích nêu trên không giản lược vào nhau nhưng kết hợp chặt chẽ với nhau, làm thành một thực thể phức tạp mang tính nhân loại và thần linh.
3-H. Giáo Hội sẽ ra sao, nếu chiều kích thiêng liêng bị loại bỏ?
T. Nếu chiều kích thiêng liêng bị loại bỏ, thì Giáo Hội chỉ còn là một thể chế nhân loại như bao tổ chức chính trị, kinh tế hay xã hội khác.
4-H. Giáo Hội sẽ ra sao, nếu chiều kích trần thế bị loại bỏ?
T. Nếu chiều kích trần thế bị loại bỏ, thì Giáo Hội không còn là cộng đoàn được thiết lập để loan báo Tin mừng Cứu độ cho mọi người.
5-H. Vì sao Chúa Kitô không ngừng bảo vệ Giáo Hội như một thực tại hữu hình trên trần gian?
T. Vì Chúa muốn thông truyền chân lý và ân sủng của Ngài cho mọi người qua thực tại hữu hình ấy.
C. Phần gợi ý trao đổi
1. Giáo Hội giống và khác các tổ chức xã hội ở những điểm nào?
2. Bạn nghĩ thế nào về chủ trương Giáo Hội chỉ nên hoạt động trong lãnh vực thiêng liêng hoặc ngược lại, đấu tranh như một lực lượng chính trị hay xã hội?
3. Qua các nhóm sinh hoạt trong giáo xứ cũng như giáo phận, bạn nhận ra đâu là yếu tố nhân loại và thiêng liêng của Giáo Hội? Hai yếu tố ấy có hòa hợp với nhau không? Nếu không thì làm thế nào để kết hợp chúng lại với nhau?
bài liên quan mới nhất
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam -
Giới thiệu “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” -
Lời Chủ Chăn tháng 04.2011 -
Cơn mưa và Tiếng trống -
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Tạ ơn Mẹ La Vang -
Lế Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Niềm vui và lòng tri ân của đoàn con
bài liên quan đọc nhiều
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Sứ Vụ - Missio -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1(1): Giáo Hội là Dân Thiên Chúa -
Đại hội Dân Chúa 2010 tại Việt Nam -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (3) Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam -
Một phút trải lòng