Tâm tình sau buổi Sinh hoạt chuyên đề của Học viện Mục Vụ
Nội dung
1. Giáo sư Nguyễn Văn Trọng, tiến sĩ Vật lý chia sẻ đề tài “Khoa học và Tôn giáo trong tương quan với đời sống con người”.
Ông nói: “trong bối cảnh có những sự hiểu lầm về tôn giáo.Tôi là người say mê khoa học và làm khoa học nên tự tôi có những câu hỏi cần có giải đáp: Khoa học là gì? Tôn giáo là gì? Tự do là gì? Qua hành trình tìm giải đáp cho những câu hỏi của chính mình, tôi có những khám phá sau:
Người ta hay lầm lẫn giữa khoa học và kỹ thuật. Khoa học chủ yếu xuất hiện ở Phương Tây và Kitô giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức những hoạt động nghiên cứu khoa học (nền văn minh Kitô giáo)
Công nghiệp hóa là hệ quả của khoa học chứ không phải là cứu cánh của khoa học. Khoa học tự bản chất là một thứ tri thức và có thể đến một lúc tri thức đó bị bác bỏ. Nếu cái gì đó mà không bao giờ sai thì nó không còn là khoa học.
Khái niệm “Tự do”:
Khái niệm này thấy xuất hiện đầu tiên ở Kinh Thánh Tân Ước đoạn “Chúa Giêsu bị Satan cám dỗ ba lần (Mt 4,1-11). Theo tôi hiểu ý nghĩa của đoạn Kinh Thánh này là “Đức Giêsu muốn con người đi theo Ngài trong tự do. Và Ngài muốn nói đến thứ tự do lương tâm.”
Khái niệm tự do chỉ có ở Văn hóa Phương Tây.
Có rất nhiều khái niệm tự do dẫn đến nhiều kiểu xử sự lầm lạc gây nên chuyên chế, không chế tự do..v.v…
Sau mấy chục năm tự tìm hiểu tôi bắt đầu khám phá ra rằng:
Thiên đàng hay Niết bàn là những nghĩa biểu tượng, nhưng khi nói ra thì lại được hiểu theo “nghĩa đen”, vì vậy mà có những hiểu lầm !
Tôi nghĩ: “trong tương lai tôn giáo vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng con người”.
2. Cha Giuse Nguyễn Văn Am, SDB. Tiến sĩ thần học, Trưởng Tiểu ban Thần học của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin – HĐGMVN chia sẻ:
Từ góc nhìn của Công ĐồngVatican II. Cha đã giúp thính giả hiểu thế nào là sự thánh thiện (STT).
STT có nguồn gốc từ Chúa Giê-su Ki-tô Nhập Thể (qui Ki-tô), Giáo Hội là những tội nhân, những con người tầm thường, những người nghèo… mà Chúa đã chọn, gọi, ban hồng ân Thánh thiện.
STT trong tâm tình yêu mến Thiên Chúa phải được đòi hỏi từ bản thân mỗi Ki-tô hữu (qui ngã), không có STT nửa vời ! hãy cẩn thận kẻo rơi vào tình trạng phán xét kẻ khác.
Vì vậy, khi nhìn vào lịch sử của Giáo Hội, lịch sử đó có ánh sáng và có cả bóng tối; vì STT của Giáo hội chưa hoàn hảo, cho nên chúng ta cần phải luôn hy vọng trong tiến bước. Những cái gì là ánh sáng thì bộc lộ, những gì là bóng tối thì dẹp bỏ nó đi. Đừng bao giờ mong lịch sử toàn ánh sáng.
Trong thực hành, cha gợi ý mỗi người hãy kềm hãm sự nóng nảy và hãy tự tạo điều kiện cho bản thân có càng nhiều dịp hưởng nếm thiên đàng, hưởng STT khi đọc kinh to tiếng hoặc cùng ca ngợi Chúa bằng những bài hát hướng thượng.
Cảm nhận của thính giả
Bản thân được dự buổi sinh hoạt chuyên đề lần này, cảm nhận mình thuộc những người may mắn. Lý do xin được từ từ bộc bạch:
1. Nghe giáo sư Trọng chia sẻ, với kiểu văn tự sự mình nghe mà cứ như ông đang nói thay cho nỗi lòng của mình khi đứng trước những câu hỏi mang tính triết học tổng quát cho kiếp người. Điều đáng quý nơi giáo sư diễn giả là ở chỗ, ông dám đặt câu hỏi và dám truy tìm lời giải dẫu là hao tốn gần một đời. Nhờ cố công tìm kiếm chân lý cách khách quan, ông đã có những phân biệt khá rành rọt về khoa học, về tôn giáo, về kỹ thuật công nghệ, về các chủ thuyết xã hội… người viết nhận định rằng chân của ông đã bước vững chãi trên phương diện khoa học vật lý và sẽ có bước nhảy vọt trong lĩnh vực “phía đàng sau của vật lý” (métaphysique). Xin thánh Tôma Aquinô đồng hành cùng ông.
Là một thính giả, nghe xong phần chia sẻ của giáo sư Trọng, trong lòng trí cảm thấy như được tháo gỡ tấm rào cản. Tấm chắn này tự nhiên có tự thủa nào đến độ nó tất có trong mình, nhưng khi những khái niệm lớn được nhìn nhận gần đúng nhất thì hóa ra “khoa học và tôn giáo” không loại trừ nhau. Cái làm nên hiểu lầm, xung đột lại nằm ở chỗ cách vận dụng “khoa học và tôn giáo” như thế nào sẽ ra thế nấy!!! Thế nên lòng cảm thấy mến, phục, biết ơn và gần gũi vị giáo sư khoa học lắm thay.
2. Nghe cha Giuse Nguyễn Văn Am chia sẻ, Cha có một giọng nói vui vẻ như muốn thông truyền tinh thần “Vui mừng và hy vọng” của Công đồng Vatican II, khiến mình cảm thấy vui theo. Cha khởi đi từ kinh nghiệm “khát khao đi tìm lời giải cho những câu hỏi của giáo sư Nguyễn Văn Trọng”, hướng tâm trí chúng tôi đến những thực tại siêu nhiên cao vời…
Trong thực tế, giáo lý viên thường gặp vấn nạn về Sự Thánh Thiện (STT). Điều cha chia sẻ đã kéo chúng tôi ra khỏi ảo tưởng đạo đức tự thân và mặc cảm đau đớn vì một Giáo hội chưa hoàn hảo.
STT có nguồn gốc từ Con Thiên Chúa Nhập Thể, Đức Giêsu Kitô là Đấng Thánh.
Giáo hội và mọi người Kitô hữu là thánh nhờ hồng ân Chúa ban và theo ý Chúa muốn, ngay khi chúng ta còn là tội nhân. STT được đòi hỏi cách triệt để nơi từng Kitô hữu.
Vậy chỉ có một vấn nạn khẩn thiết cho mỗi người đó là: “Tôi đã sống thánh thiện chưa?”, mà cũng chẳng cần phải hỏi anh A, chị B hay Giáo hội đã hoàn hảo chưa!
Tâm tình cảm tạ và suy tư
May mắn cho bản thân vì như được tham dự một buổi tĩnh tâm ngắn nhưng cô đọng súc tích. Có nhân chứng sống từ phía xã hội và từ Giáo Hội, có bài học thiết thực và bài học Lời Chúa trong lòng Giáo Hội. Trên đường về trong lòng luôn vang lên câu hỏi “Tôi đã có STT chưa? Tôi đang yêu Chúa hay yêu ai khác?
bài liên quan mới nhất
- Học viện Mục vụ: Thánh lễ Tạ ơn mừng Tân Giám mục Giuse Đỗ Quang Khang 23-12-2021
-
Thánh lễ Mừng kính Thánh Gioan Phaolô II - Bổn mạng Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn -
Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn: Tổng kết năm học 2020-2021 -
Trung tâm Mục vụ: Tĩnh tâm Mùa Chay 2021 -
Học viện Mục vụ 2020-2021: Lịch sinh hoạt Học kỳ II -
Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn sinh hoạt lại từ ngày 1-3-2021 -
Thông báo: Học viện Mục vụ tạm ngừng sinh hoạt từ ngày 2.2.2021 -
Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn: Giới thiệu hai khóa học mới -
Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn: thông báo chương trình đào tạo HKII năm học 2020-2021 -
Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn: Gặp gỡ Giáo lý viên phụ trách các lớp giáo lý Dự tòng và Hôn nhân ngày 26-12-2020
bài liên quan đọc nhiều
- Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn: Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót 2019
-
Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn sinh hoạt trở lại từ 4-5-2020 -
Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn: Thăm Mái ấm 'Tình Mẹ' -
Thông báo về các lớp nhạc và Thánh nhạc HKI năm học 2020-2021 -
Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn: Bế giảng năm học 2018-2019 -
Học viện Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn tạm ngưng hoạt động đến hết ngày 1-3-2020 -
Thông báo: Học viện Mục vụ tạm ngừng sinh hoạt từ ngày 2.2.2021 -
Thông báo chiêu sinh các lớp Mục vụ Truyền Thông niên khóa 2020-2021 -
Thượng tượng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn -
Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn: thông báo chương trình đào tạo HKI năm học 2020-2021